Cách tính điểm trung bình chung học kỳ đại học

HƯỚNG DẪN HỌC SINH, SINH VIÊN CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN HỌC

Căn cứ vào quyết định số 3a/QĐ-ĐVĐN về việc ban hành quy chế cao đẳng, trung cấp hệ chính quy. Trong quy chế đào tạo tại điều 14 hướng dẫn học sinh, sinh viên cách tính điểm như sau:

Điều 14: Cách tính điểm môn học, điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy

1. Điểm môn học

a] Điểm môn học bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm thi kết thúc môn học có trọng số 0,6;

- Đối với hệ Trung cấp: Điểm TBC môn học đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên [Trong hệ đào tạo theo niên chế]

- Đối với hệ Cao đẳng: Điểm TBC môn học đạt yêu câu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên [Trong đào tạo theo tín chỉ]

b] Điểm trung bình chung kiểm tra:

- Đối với hệ Trung cấp:

* Cách tính điểm TBC kiểm tra: trọng số 0,4

[1] Điểm kiểm tra thường xuyên: Hệ số 1

[2] Điểm kiểm tra định kỳ: Hệ số 2

=> Điểm TBC Kiểm tra = [Điểm hệ số 1 + [Điểm hệ số 2 x 2]]/ tổng hệ số

Điểm TBC kiểm tra đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên

- Đối với hệ Cao đẳng:

* Cách tính điểm TBC kiểm tra: Trọng số 0,4. Trong đó:

[1] Điểm thái độ: Trọng số 0,3

[2] Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ: Trọng số 0,7

=> Điểm TBC kiểm tra = [ Điểm thái độ x 0,3] + [Điểm kiểm tra x 0,7]

Điểm TBC kiểm tra đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên

c] Điểm trung bình chung môn học

* Cách tính điểm TBC môn học [Hệ Trung cấp, Cao đẳng]

Điểm TBC môn học = [Điểm TBC kiểm tra x 0,4] + [Điểm thi x 0,6]

2. Điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy

a] Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:

+ A: là điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy;

+ i: là số thứ tự môn học;

+ ai: là điểm của môn học thứ i;

+ ni: là số chứng chỉ của môn học thứ i;

+ n: là tổng số môn học trong học kỳ/ năm học/ khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.

b] Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình chung của các môn học mà học sinh, sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ;

c] Điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học, điểm trung bình chung tích lũy bao gồm cả điểm môn học được bảo lưu, không bao gồm điểm môn học được miễn trừ và môn học điều kiện;

d] Trường hợp học sinh, sinh viên được tạm hoãn học môn học thì chưa tính khối lượng học tập của môn học đó trong thời gian được tạm hoãn.

3. Điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ, năm học hoặc khóa học được tính theo kết quả điểm thi kết thúc môn học lần thứ nhất; để xét điều chỉnh tiến độ học, buộc thôi học được tính theo kết quả lần thi kết thúc môn học có điểm cao nhất.

4. Môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh là hai môn điều kiện; kết quả đánh giá hai môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.

Bạn đang băn khoăn về cách tính điểm cho từng môn học của mình? Điểm môn học bao nhiêu là đạt, bao nhiêu là không đạt. Hiểu rõ được điều đó, trong bài viết dưới đây onthihsg sẽ giới thiệu đến các bạn Cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ và cách tính điểm trung bình môn đại học.

Là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được trong 15 giờ tín chỉ. Theo đó tín chỉ là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên, được phân thành ba loại theo các hình thức dạy – học và được xác định như sau:

  • Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học
  • Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học
  • Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng được kiểm tra đánh giá.
  • Giá tiền học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy thuộc và mỗi trường đại học, có trường thấp và có trường lại cao các bạn nhé.

Đơn giản thôi điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình. Thích gọi thế cho mới thôi chứ cũng tương tự như điểm trung bình cả năm của các bạn khi còn học sinh đấy. Hãy theo dõi tính điểm trung bình môn đại học Vì vậy Xếp loại bằng đại học có quan trọng không ? có nhé.

Công thức cách tính điểm trung bình đại học :

Trong  đó

  • “A” chính là số điểm trung bình chung các môn của mỗi học kỳ, hoặc A cũng có thể là điểm trung bình tích lũy.
  • “i” chính là số thứ tự của các môn học trong chương trình học.
  • “ai” chính là điểm trung bình của môn học thứ “i”.
  • “ni” là kí hiệu của số tín chỉ của môn học thứ “i” đó.
  • “n” chính là tổng toàn bộ các môn học được học trong học kỳ đó hoặc tổng toàn bộ tất cả các môn học đã được tích lũy.

– Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.Đây là Cách tính thang điểm 4 :

  • Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.
  • Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.
  • Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0
  • Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.
  • Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0
  • Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.
  • Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.
  • Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.

[Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như điểm chúng tôi đưa ra].

– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Từ cách tính đó ta có bảng cụ thể sau

Xếp loại Thang điểm 10 Thang điểm 4
Điểm chữ Điểm số
Giỏi 8,5 → 10 A 4,0
Khá 7,8 → 8,4 B+ 3,5
7,0 → 7,7 B 3,0
Trung bình 6,3 → 6,9 C+ 2,5
5,5 → 6,2 C 2,0
Trung bình yếu 4,8 → 5,4 D+ 1,5
4,0 → 4,7 D 1,0
Không đạt Kém 3,0 → 3,9 F+ 0,5
0,0 → 2,9 F 0,0

Cách quy ra hệ điểm chữ A, B+, B, C+, C, D+, D và F của một số trường đại học ở nước ta hiện nay rất hợp lý, vì cách quy đổi này hạn chế tối đa khoảng cách quá lớn giữa 2 mức điểm. Còn nếu như áp dụng thang điểm theo Quy chế 43 thì chưa phản ánh đúng lực học của SV.

Ví dụ, theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức thì 2 SV, một được 7,0/10 và một được 8,4/10 đều xếp cùng hạng B, mặc dù lực học của hai SV này rất khác nhau.

Với thang điểm chữ nhiều mức, SV được hưởng lợi nhiều hơn. Bên cạnh việc phân loại khách quan lực học của SV, thang điểm này còn cứu được nhiều SV khỏi nguy cơ bị buộc thôi học hoặc không được công nhận tốt nghiệp.

Ví dụ, một SV trong quá trình học tập, có 50% số học phần đạt điểm D và 50% số học phần đạt điểm C. Theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức, SV này không đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học mới chỉ 1,5. Nhưng áp dụng thang điểm chữ chia ra nhiều mức, với 50% số học phần đạt điểm D+ và 50% số học phần đạt điểm C+, SV đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học là 2,0.

Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân. Vậy bao nhiêu điểm thì qua môn ?

Phần điểm học phần là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá bộ phận của học phần đó nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân và được thành điểm chữ từ A đến D như sau:

  • Điểm A là từ [8.0 – 10] : Giỏi
  • Điểm B là từ [6.5 – 7.9] : Khá
  • Điểm C là từ [5.0 – 6,4] : Trung bình
  • Điểm D là từ [3.5 – 4,9] : Yếu.

Ở một số trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam còn xét thêm các mức điểm B+ C+ D+. Do đó việc xếp loại học lực đại học theo tín chỉ được đánh giá như sau:

  • Điểm A là từ A [8.5- 10]: Giỏi [Điều kiện được bằng giỏi đại học]
  • Điểm A là từ B+ [8.0 – 8.4]: Khá giỏi
  • Điểm A là từ B [7.0 – 7.9]: Khá
  • Điểm A là từ C+ [6.5 – 6.9]: Trung bình khá
  • Điểm A là từ C [5.5 – 6,4]: Trung bình
  • Điểm A là từ D+ [5.0 – 5.4]: Trung bình yếu
  • Điểm A là từ D [4.0 – 4.9]: Yếu
  • Quy điểm phần loại không đạt: F [dưới 4.0] Kém.

Những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì sẽ được học cải thiện điểm của học phần đó. Nếu sinh viên có học phần bị điểm F thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường. Đây là cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ theo thang điểm 10. Còn cách tính điểm xếp loại theo thang điểm 4 sẽ ra sao?

Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:

  • A tương ứng với 4
  • B+ tương ứng với 3.5
  • B tương ứng với 3
  • C+ tương ứng với 2.5
  • Điểm C tương ứng với 2
  • D+ tương ứng với 1.5
  • D tương ứng với 1
  • Điểm F tương ứng với 0

Như vậy, hạng tốt nghiệp sẽ được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học của sinh viên ở trường như sau:

  • Đối với loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
  • Loại giỏi: Số điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
  • Đối với loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
  • Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

Tuy nhiên, phần thứ hạng xếp loại học lực đại học theo tín chỉ của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa trong diện loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức. Nếu ở trong các trường hợp dưới đây:

Có khối lượng của các học phần phải thi lại [Ở điểm F] vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình học của mỗi sinh viên. Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học. Bởi vậy, để đạt được bằng loại xuất sắc và giỏi bạn cần phải lưu ý nhé!

Video liên quan

Chủ Đề