Cách trị ho cho bé 5 tuổi

Ở điều kiện sinh lý bình thường, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ các phản xạ ho này, bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.

Có nhiều kiểu ho khác nhau. Ho khan thường phát ra do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm, do đó trẻ em thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.

Ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của bé bị tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn hay virút hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ.

Ho xuất hiện đột ngột có thể do trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường hô hấp thay vì chúng xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ.

Uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể

Ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…

Ho kèm theo sốt, trường hợp này nếu trẻ bị ho, sổ mũi, sốt nhẹ thì thường là do cảm lạnh, nhưng nếu trẻ ho và kèm theo sốt 39 - 400 hay cao hơn thường là bé bị viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản phổi.

Điều trị ho không dùng thuốc

Cách điều trị này thường áp dụng cho trẻ cho trẻ bị ho do bị cảm lạnh thông thường, nhất là vào thời gian chuyển mùa, thời tiết từ nóng sang lạnh, lúc mưa nhiều, thời tiết lạnh… Thường trẻ em rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng do nhiễm siêu vi từ đó gây ho. Trường hợp này phụ huynh không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách như: giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn đặc biệt nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

Nên mátxa gan bàn chân cho bé. Dùng một vài giọt dầu như: dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay, xoa đều rồi mátxa lòng bàn chân cho bé, vuốt nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân.

Vỗ rung long đờm cho bé, trường hợp bé ho có đờm, bằng cách vỗ rung, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm, cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…

Điều trị ho dùng thuốc

Cách điều trị này nhất thiết phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Vì ho có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có bệnh ho gây tăng tiết đờm thì cần dùng thuốc ho long đàm, để tống đờm dãi ra ngoài, nếu cho trẻ dùng thuốc cắt phản xạ ho, sẽ gây tắc ứ động đờm giải rất nguy hiểm. Thuốc dùng thường theo lứa tuổi, hay trọng lượng cơ thể, nên nhất thiết phải dùng đúng liều lượng. Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo, không được dùng thuốc kháng histamin chứa promethazin, tên biệt dược trên thị trường là sirô Phénergan cho trẻ dưới 2 tuổi, vì đối với trẻ quá nhỏ thuốc có thể gây kích động và co giật.

Với thuốc viên trị ho trong thành phần chứa codein với tên biệt dược là Neocodion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine-codein… chỉ dành cho người lớn, tuyệt đối không được dùng cho trẻ em vì có thể ngộ độc codein gây hôn mê và ngừng thở. Với kháng sinh, trẻ quá nhỏ tuổi không được dùng như: tetracyclin, cloramphemicol, nhóm quinolon. Trẻ em dưới 7 tuổi không được dùng thuốc tetracyclin vì kháng sinh này làm răng bị nhuộm màu vàng xám không hồi phục. Với trẻ em còn phụ thuộc chiều cao cũng được tránh: thuốc có thành phần fluoroquinolon: ofloxacin, norfloxacin, perfloxacin… vì kháng sinh có thể gây loạn dưỡng sụn.

Điều trị ho theo y học cổ truyền

Bên cạnh việc điều bởi bác sĩ chuyên khoa, ông cha ta có những bài thuốc dân gian có thể trị ho cho trẻ rất công hiệu mà không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé.

Điều trị ho cho bé bằng uống mật ong trước giờ đi ngủ:

Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania [Hoa Kỳ] đã rút ra kết luận, sau khi thử nghiệm trên 105 bé cho uống mật ngọt, ở những bé được uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể, bé ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Chỉ sử dụng cách này với bé trên 1 tuổi.

Quất hồng bì ngâm đường phèn:

Cách này áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi. Trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài. Ngoài ra, vitamin C trong quất hồng bì còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Mỗi ngày cho trẻ dùng một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn không những có tác dụng chữa ho cho trẻ em, mà còn rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.

Cam nướng chữa ho cho trẻ em:

Quả cam tươi, màu vàng, rửa sạch ngâm nước muối thật sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn, có tác dụng cầm ho và giảm đờm. Đây là cách chữa ho trẻ em được nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm.

Lá hẹ hấp đường phèn:

Ngoài tác dụngchữa ho cho trẻ em, hẹ còn có công dụng trị cảm ho, sốt sổ mũi, hẹ rất lành tính và cách làm rất đơn giản, chọn từ 5 - 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy và cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2 - 3 thìa cà phê- sẽ dịu ngay cơn ho.

Nước tỏi ngâm mật ong:

Giã nát 2 tép tỏi rồi trộn với lượng 2 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy và cho bé uống 1 - 2 lần/ngày. Phương pháp này cần lưu ý là không hấp chín tỏi, chỉ cần nếm thử có mùi hắc của tỏi là được, trước khi dùng nên cho bé uống nước lọc.

Chữa ho bằng cải cúc:

Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3 - 5 ngày.


Vào thời điểm giao mùa và mùa đông, tiết trời se lạnh khiến cho trẻ dễ gặp hiện tượng ho. Cùng tham khảo một số phương pháp trị ho hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện mà không cần dùng thuốc. 

Một số bài thuốc trị ho đơn giản từ thảo dược tự nhiên như cây hẹ, cam, hạt chanh, quả quất… giúp cho bé giảm nhanh các triệu chứng mà không cần dùng đến thuốc. 

1. Chanh đào mật ong

Chỉ cần ngậm 2-3 lát chanh đào mỗi ngày, hiện tượng ho sẽ đỡ dần. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ em trên 2 tuổi, vì mật ong sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của các bé. 

Chanh đào ngâm mật ong trị ho rất hiệu quả. Ảnh: Eva

Cách làm: 

- Chuẩn bị 1kg chanh đào, 1 lít mật ong, 0,5kg đường phèn hoặc theo tỉ lệ 1 - 1 - 1/2. 

- Rửa sạch chanh đào rồi ngâm nước muối 30 phút, sau đó cắt lát mỏng và cho vào bình thuỷ tinh. Một lớp chanh đào thì rắc thêm 1 lớp đường phèn và mật ong. 

- Cuối cùng dùng vỉ nén đè lên để giữ cho chanh không bị mốc và đậy nắp thuỷ tinh để nơi thoáng mát.

2. Lá xương sông 

Sử dụng lá xương sông trị ho rất hiệu quả, nhưng loại nước này tương đối khó uống đối với trẻ em. Mỗi lần uống một chén khoảng 100ml, ngày uống 3 lần thì các triệu chứng ho sẽ giảm dần. 

Cách làm: 

- Dùng búp non của lá xương sông hấp cách thuỷ, có thể cho thêm chút đường và lá hẹ để đạt hiệu quả cao hơn. 

3. Quất, hẹ chưng đường phèn

Trong khoảng thời gian bị ho, các mẹ có thể cho trẻ uống quất, hẹ chưng đường phèn mỗi ngày 2 lần trong khoảng 3-5 ngày. 

Cách làm:

- Sử dụng 3-4 quả quất chín rửa sạch và bỏ hạt, 20g hẹ, 10g đường phèn. 

- Cho quất vào chén sứ rồi cho hẹ, đường phèn vào trộn chung và hấp cách thuỷ 15-10 phút. 

- Lấy ra dầm nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc pha loãng với nước đun sôi để nguội cho dễ sử dụng. 

4. Quả quất hấp mật ong 

Đây cũng là phương pháp trị ho cho trẻ trong mùa đông, vừa hiệu quả vừa dễ thực hiện. Nhưng cần lưu ý, với trẻ dưới 1 tuổi, dùng đường phèn thay cho mật ong.

Quất hấp mật ong rất dễ làm tại nhà và an toàn. Ảnh: Vibio

Cách làm: 

- Dùng 2-3 quả quất rửa sạch, cho vào chén nghiền nát rồi thêm chút mật ong, mang hấp khoảng 15-20 phút. 

- Lấy ra để nguội, pha thêm chút nước ấm rồi uống vài lần trong ngày.

5. Hạt chanh hấp đường phèn

Hạt chanh hấp đường phèn được dùng để trị ho cực kỳ hiệu quả. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần cho bé uống 1-2 thìa cà phê hỗn hợp đã hấp nóng, giúp nhanh giảm ho và tiêu đờm. 

Cách làm: 

- Dùng 10 hạt chanh giã nhuyễn, trộn với 2 thìa cà phê đường phèn, 1 thìa nước lọc rồi đem hấp cách thuỷ. 

- Hấp cho đến khi nước sôi là dùng được.

Đối với các bé bị ho có đờm nên cho uống nhiều nước mỗi ngày, tránh xa môi trường khô lạnh và các yếu tố độc hại, gây kích thích.

Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể bị ho một vài lần trong năm do bị nhiễm trùng đường hô hấp hay do vướng dị vật trong đường thở. Ở giai đoạn này, cơ thể bé còn non yếu nên rất dễ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây. Chính vì vậy, việc tìm ra cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn là mối bận tâm chung của nhiều bậc phụ huynh.

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể nhằm giúp trẻ tống xuất dị vật, dịch tiết hay các chất lạ trong đường hô hấp. Hoạt động này sẽ giúp bảo vệ đường thở của bé, đồng thời hạn chế được sự xâm nhập của các tác nhân có hại.

Trẻ 4-5-6 tháng tuổi bị ho do vướng dị vật hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp

Do sức đề kháng còn non yếu, trẻ nhỏ dễ bị ho hơn người lớn. Trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ho một vài lần trong năm. Các bé trong giai đoạn 4, 5 hay 6 tháng tuổi cũng chịu ảnh hưởng của tình trạng này.

Hiện tượng ho ở trẻ 4 tới 6 tháng tuổi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý như:

– Nhiễm trùng đường hô hấp 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ở trẻ 4, 5 hay 6 tháng tuổi. Khi bị nhiễm trùng, đường hô hấp có thể tiết ra nhiều đờm. Chất tiết có thể kích thích trung tâm phản xạ ho hoạt động mạnh dẫn đến các cơn ho liên tục.

Các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ho cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bao gồm:

  • Viêm xoang: Đây là một dạng nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Chất tiết trong xoang có thể chảy xuống cổ họng kích thích phản xạ ho. Ngoài ra, trẻ mắc viêm xoang có thể bị nghẹt mũi, chảy dịch mũi chứa mủ xanh hay vàng, sốt hay đau đầu…
  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Bệnh do virus gây ra. Trẻ nhiễm bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, mệt mỏi. Trong đó, bệnh cảm cúm thường gây ra các cơn ho khan kéo dài và có mức độ nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh.
  • Viêm họng, viêm amidan: Virus, vi khuẩn có thể tấn công vào cổ họng thông qua đường mũi hoặc miệng. Chúng khiến amidan bị sưng đỏ hoặc phù nề cổ họng dẫn đến đau họng, ho, khó nuốt, nuốt vướng, sốt. Trẻ cũng dễ bị nôn ói sau khi bú.
  • Viêm đường hô hấp dưới: Bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay viêm phổi. Những bệnh lý này đều có thể khiến trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho nhiều đờm, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, biếng ăn, thậm chí là bỏ bú.

– Hen phế quản:

Trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi thường xuyên bị viêm tiểu phế quản hoặc có tiền sử trong gia đình rất dễ bị hen phế quản [hen suyễn]. Nguyên nhân gây bệnh là do đường thở của bé bị kích thích khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên[ khói thuốc, phấn hoa, bụi bẩn…] hoặc do bị nhiễm virus, vi khuẩn. Lúc này, các nhánh phế quản của bé bị co thắt mạnh dẫn đến hiện tượng khó thở, ho, thở khò khè, co rút lồng ngực…

Hen phế quản là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi

Viêm mũi dị ứng:

Viêm mũi dị ứng cũng là thủ phạm khiến trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, hệ thống miễn dịch của bé tiết ra nhiều kháng nguyên và tấn công nhầm vào niêm mạc mũi khiến cho khu vực này bị sưng viêm, phù nề và tiết ra nhiều dịch.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện nghẹt mũi, ngứa mũi – mắt – tai – họng, chảy nhiều nước mũi hoặc đỏ mắt. Đôi khi dịch nhầy trong mũi chảy xuống cổ họng khiến bé bị ho, buồn nôn.

Ho gà:

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis. Căn bệnh này có thể khiến trẻ bị ho thành từng tràng dài liên tục. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi hoặc sốt nhẹ. Ngày nay, trẻ em 4 đến 6 tháng tuổi ít bị ho gà hơn do đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Vướng dị vật trong đường hô hấp:

Trẻ có thể bị ho sặc hoặc thậm chí là ngưng thở khi khí quản bị vướng thức ăn hay các vật nhỏ hít vào. Trường hợp này, bé cần được cấp cứu đúng cách, kịp thời, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trào ngược dạ dày thực quản

Axit dịch vị trong dạ dày khi trào ngược lên thực quản và cổ họng của bé có thể kích thích phản xạ ho. Ngoài ra, trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản còn có các dấu hiệu khác như nóng rát thực quản, ợ chua, ợ nóng, đắng miệng hoặc có vị chua trong miệng.

Các nguyên nhân khác gây ho ở trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột
  • Khí hậu quá lạnh
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá

Trẻ 4 đến 6 tháng tuổi có sức đề kháng kém, sinh non, nhẹ cân hoặc có tiền sử bị viêm đường hô hấp tái đi tái lại trước đó thường có nguy cơ bị ho nhiều hơn so với các bé khác. Cha mẹ cần chú ý tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ho của bé để có cách điều trị cho chính xác.

Triệu chứng ho ở trẻ 4, 5 hay 6 tháng tuổi biểu hiện ra bên ngoài với nhiều mức độ khác nhau. Một số bé chỉ bị ho nhẹ, lâu lâu mới ho một tiếng. Trường hợp nặng, trẻ bị ho từng cơn kéo dài hoặc ho liên tục thành từng tràng ở dạng ho khan hoặc trong tiếng ho có lẫn đờm.

Trẻ 4 -6 tháng tuổi có thể bị ho khan hoặc ho có đờm

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây ho, trẻ có thể gặp thêm các triệu chứng khác. Thường gặp nhất là các dấu hiệu bất thường như:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Đau họng
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Khó nuốt
  • Biếng ăn
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn trớ sau khi bú…

Trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho khi nào nên đi khám bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa con mình đi khám nếu các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, hoặc khi bé có các dấu hiệu sau:

  • Ho kéo dài
  • Sốt cao liên tục quá hai ngày không hết
  • Khó thở, thở khò khè
  • Nôn ói nhiều hoặc có dấu hiệu mất nước
  • Bỏ bú

Để trị ho cho trẻ 4 tháng tuổi tới 6 tháng, bạn có thể áp dụng mẹo tự nhiên trong trường hợp bé bị ho nhẹ. Nếu bé bị ho kéo dài hoặc có dấu hiệu mắc bệnh lý thì cần dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lá hẹ là một thảo dược lành tính, có thể giúp giảm ho cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi một cách an toàn. Trong lá chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, long đờm, giảm ho, diệt khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp của bé.

Lá hẹ chứa hoạt chất kháng sinh giúp trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi

Cách sử dụng: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi và 2 thìa đường phèn
  • Rửa sạch lá hẹ, ngâm trong nước muối 15 phút trước khi vớt ra cho ráo nước
  • Tiếp theo, thái nhỏ lá hẹ rồi bỏ vào bát. Thêm đường phèn đã được giã nhuyễn
  • Bỏ vào nồi nước đang sôi hấp cách thủy trong 20 phút
  • Chờ cho chén thuốc nguội bớt, bạn chắt nước cho bé uống
  • Mỗi lần uống 1 thìa nước hấp x 3 – 4 lần/ngày để sát trùng, làm dịu kích ứng trong cổ họng và giúp bé bớt ho.

Đây cũng là một cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi đang được nhiều mẹ áp dụng. Mẹo này khá đơn giản nhưng có hiệu quả tích cực.

Tinh dầu tràm chứa chất diệt khuẩn, kháng virus và tiêu viêm tự nhiên. Sử dụng loại tinh dầu này đúng cách có thể giúp ức chế, tiêu diệt các tác nhân gây hại trong đường hô hấp của bé, đồng thời xoa dịu cơn ho, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

  • Cách 1: Lấy một ít tinh dầu tràm thoa trực tiếp lên một số điểm trên cơ thể bé. Bao gồm cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân và hai bên lưng ngay vị trí phổi. Cách này có tác dụng làm nóng các huyệt đạo, giữ ấm cơ thể và giảm ho cho bé.
  • Cách 2: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào trong nước tắm của bé, tốt nhất là sử dụng nước ấm. Trong quá trình tắm, tinh dầu sẽ hoạt động bằng cách kích thích lưu thông máu, giữ ấm toàn thân, làm sạch mầm bệnh bên ngoài cơ thể bé. Các hạt tinh dầu cũng bay lên và đi vào đường thở của bé, đồng thời phát huy tác dụng diệt khuẩn, ức chế virus gây cảm lạnh, cảm cúm. Áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày để bé nhanh hết ho.
  • Cách 3: Nhỏ một ít tinh dầu vào khăn quàng cổ cho bé hoặc dùng bông gòn thấm tinh dầu đưa lại gần mũi cho bé ngửi. Cách này giúp đường thở luôn thông thoáng, giảm ho, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.

Gừng là loại gia vị có sẵn trong gian bếp nhưng cũng đồng thời là vị thuốc chữa ho an toàn cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi. Loại củ này chứa nhiều hoạt chất quý có tác dụng kháng viêm, giảm ho, xoa dịu cơn đau họng cho bé.

Gừng có tác dụng giảm đau họng, xoa dịu cơn ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi
  • Cách 1: Giã nát 1 củ gừng tươi, bỏ vào nồi nấu với 1 ít nước. Đun sôi khoảng 5 phút, thêm vào một ít muối ăn, quậy tan. Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, lấy ngâm chân và mát xa huyệt dũng tuyền cho bé mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Cách này giúp trẻ ngủ ngon và bớt ho vào ban đêm.
  • Cách 2: Pha trà gừng cho bé uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 5 ml. Có thể pha thêm chút đường phèn vào nước gừng để giảm bớt vị cay, giúp bé dễ uống hơn.

Rau diếp cá được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho của y học cổ truyền. Thảo dược này chứa hoạt chất kháng sinh, giúp ức chế rõ rệt đối với nhiều loại virus, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp ở trẻ.

Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng long đờm, giảm ho, cải thiện tình trạng đau họng, tiêu viêm, đẩy lùi bệnh viêm họng, viêm amidan hay viêm phế quản trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi hay mắc phải.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn với vài hạt muối ăn
  • Lọc nước cốt, đem hấp chín
  • Chia nước rau diếp cá làm 2 – 3 lần cho trẻ uống hết trong ngày
  • Áp dụng bài thuốc này trong ít nhất 5 ngày để tình trạng ho của bé được cải thiện rõ rệt.

Nếu trẻ bị ho nhiều hoặc các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, bạn nên đưa con đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc có thể được chỉ định để giảm ho cho trẻ 4 – 6 tháng tuổi bao gồm:

Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi bị ho
  • Thuốc kháng sinh dùng cho trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Thuốc ức chế virus cảm lạnh, cảm cúm
  • Thuốc giảm axit dạ dày hay thuốc ức chế bơm proton thường được kê đơn cho bé bị ho do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc long đờm
  • Thuốc hạ sốt, kháng viêm, giảm đau…

Việc sử dụng thuốc trị ho cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không nên tùy tiện cho bé uống bất cứ loại thuốc nào khiến trẻ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn, nhất là kháng sinh.

  • Nhỏ mũi, rửa mũi cho bé nhiều lần trong ngày với nước muối sinh lý để giảm nghẹt mũi, viêm mũi, giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Tăng cường cữ bú mẹ trong ngày, mỗi lần chỉ nên cho bé bú lượng sữa vừa đủ, không quá no. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp tăng kháng thể cho bé. Ngoài ra, việc tăng lượng sữa bú còn giúp bổ sung thêm chất lỏng, làm loãng đờm nhầy, giảm kích ứng trong cổ họng của bé.
  • Cho bé gối cao đầu khi ngủ để đường thở được lưu thông tốt và tránh cho dịch nhầy trên mũi chảy ngược xuống cổ họng khiến bé bị ho.
  • Tránh cho bé nằm quạt hoặc ngủ trong phòng có máy điều hòa quá lạnh
  • Làm ẩm không khí trong phòng ngủ bằng cách sử dụng máy khuếch tán hơi nước, giúp đường thở của bé không bị khô, giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi.

Bạn có thể tham khảo thêm

Video liên quan

Chủ Đề