Cách trị sâu đục thân cây hồng xiêm

Chúng tôi tham quan vườn hồng xiêm của gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm vào thời điểm vườn cây đang sai quả. Ông Liêm cho biết, thời điểm này, hầu như ngày nào gia đình ông cũng thu hoạch. Trước đây, gia đình ông gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ chí thú làm ăn, được cha mẹ cho 8 công đất để canh tác lúa.

Ông Liêm bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề do Hội Nông dân xã Long Giang tổ chức. Tích lũy kiến thức có được, ông Liêm áp dụng vào thực tiễn trên mảnh đất của gia đình, bước đầu mang lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc canh tác lúa gặp nhiều khó khăn, tình trạng được mùa, mất giá thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu khiến gia đình ông không còn mặn mà với cây lúa.

Được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, năm 2018, ông Liêm mạnh dạn chuyển đổi 3.000m2 đất lúa để trồng khoảng 100 cây hồng xiêm. Cây giống được ông mua từ nhà vườn uy tín tại tỉnh Hậu Giang. Lý giải việc chọn loại cây trồng này, ông Liêm chia sẻ: “Đây không phải là loại cây trồng mới, nhưng ở địa phương chưa ai trồng, nên tôi không sợ bị “dội” hàng. Ngoài ra, cây khá dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư không cao”.

Phát triển mô hình trồng cây hồng xiêm đã giúp gia đình ông Liêm cải thiện thu nhập

Để thuận lợi cho việc canh tác, ông Liêm chịu khó học hỏi, tích lũy thêm kiến thức từ mạng xã hội. Đến nay, sau 3 năm canh tác, cây trồng khẳng định phù hợp với điều kiện canh tác địa phương. Từ lúc xuống giống đến thu hoạch đợt đầu khoảng 24 tháng. Cây trồng càng lâu, tán càng nhiều, cho năng suất càng cao.

Bên cạnh đó, loại cây này không tốn quá nhiều chi phí sản xuất, không đòi hỏi công chăm sóc. Trung bình mỗi cây chỉ cần bón 1-1,5kg phân bón/tháng, chi phí phân bón khoảng 1,5 triệu đồng. Loại cây này có ưu điểm nhiều về năng suất, quả to, mọng, vị thanh ngọt, hương thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đặc biệt, ông Liêm mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước tự động nên giảm công sức, tiết kiệm được nguồn nước mà cây vẫn hấp thu đầy đủ. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, ông Liêm hạn chế sử dụng phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân sinh học, phân hữu cơ, tạo ra nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Dù dễ trồng, nhưng trên cây hồng xiêm vẫn có một vài đối tượng gây hại, chủ yếu là sâu đục thân. Đối tượng này rất dễ điều trị, khi thấy dưới đất xuất hiện phân của sâu thì chỉ cần dùng dao khoét dọc theo thân rồi bắt sâu. Ngoài sâu đục thân thì ruồi vàng cũng là một trong những đối tượng gây hại chủ yếu. Để hạn chế ruồi vàng, ông Liêm dùng bẫy diệt, chứ không sử dụng thuốc hóa học.

“Do cây hồng xiêm thu hoạch liên tục, nên không thể phun thuốc hóa học để diệt ruồi vàng. Thay vào đó, tôi sử dụng bẫy để dẫn dụ và bắt các đối tượng gây hại đối với cây trồng. Mỗi cây chỉ cần khoảng 2 chiếc bẫy là có thể bảo vệ trái khỏi bị ruồi tấn công. Một chiếc bẫy có thể sử dụng trong 1 tuần. Khi nào ruồi bám đầy, chỉ cần bắt ra là có thể tiếp tục sử dụng” - ông Liêm chia sẻ.

Một trong những ưu điểm của cây hồng xiêm là cho trái quanh năm, gia đình ông Liêm có nguồn thu nhập ổn định. Ông Liêm cho biết, mỗi ngày gia đình thu hoạch 30-50kg trái hồng xiêm. Với giá bán cho thương lái và người dân địa phương dao động từ 14.000-20.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông có được nguồn thu ổn định, khoảng 400.000-500.000 đồng/ngày.

Do loại nông sản này chưa được trồng nhiều, nên tương đối hút hàng, số lượng không đủ bán cho khách hàng. Ngoài bán trái, ông Liêm còn nhân giống để bán cho nông dân có nhu cầu phát triển mô hình trồng cây hồng xiêm. Khi nông dân nào có nhu cầu, ông Liêm sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây hồng xiêm.

Việc phát triển mô hình trồng hồng xiêm của gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương. Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Giang Đặng Thị Hạnh Vinh cho biết, mặc dù còn khá mới, nhưng mô hình phát huy hiệu quả kinh tế cao so với nhiều loại cây trồng khác. Thời gian tới, địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác của địa phương, đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để nông dân phát triển sản xuất. Qua đó giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

ĐỨC TOÀN

Sâu đục quả tấn công quả từ lúc còn bé cho đến khi sắp thu hoạch. Nó có màu hồng, nhiều chấm đen trên thân, dài khoảng 3cm. Thành trùng là bướm nâu, sải cánh 2.5cm. Sâu có thể phá hoại sang các quả lân cận trên cùng một cành với quả đã bị hại.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc trừ sâu đục quả ở hồng xiêm nhưng việc chọn loại nào để cho hiệu quả nhanh, loại nào phòng trừ được lâu dài mới là băn khoăn của nhiều bà con làm nông nghiệp. Sau đây, AgriViet xin giới thiệu tới bà con TOP 5 thuốc trừ sâu đục quả ở hồng xiêm được tin dùng.

Aztron DF 35000 DMBU là thuốc trừ sâu sinh học cực kì an toàn cho cây trồng và con người với thời gian cách ly là 3 ngày, vì vậy bà con hoàn toàn có thể phun thuốc sát ngày thu hoạch. Thuốc chứa Bacillus thuringiensis var. aizawai cùng với cơ chế tiếp xúc, vị độc tác động lên đường ruột của côn trùng, giúp tiêu diệt sâu đo và nhiều sâu hại khác trên cây trồng, đặc biệt là các loài sâu đã kháng thuốc hoá học.

Cách dùng

  • Liều lượng: 400 – 600 g/ha
  • Pha 10 g/ 8 lít nước. Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun khi sâu mới xuất hiện

Giá tham khảo: Liên hệ

Bằng cơ chế tiếp xúc và vị độc, Dylan 2EC chứa Emamectin benzoate sẽ gây rối loạn và cắt đứt quá trình dẫn truyền của dây thần kinh vận động, khiến sâu non lập tức ngừng ăn khi trúng phải thuốc, tê liệt và chết. Thuốc có nguồn gốc từ sinh học nên không chỉ an toàn mà còn hiệu quả mạnh, kéo dài đặc trị các loại côn trùng miệng nhai và chích hút thuộc bộ cánh vẩy, cánh cứng, cánh đều và nhện hại… nhất là các loại sâu hại đã kháng thuốc gốc Cúc và gốc Lân hữu cơ.

Dylan 2EC thuốc trị sâu đục quả ở hồng xiêm

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.03 – 0.04%
  • Lượng nước phun 320 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu hại mới xuất hiện

Giá tham khảo: 86.000 đồng/100ml

Với sự kết hợp của hoạt chất Abamectin và Bacillus thuringiensis, thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP đem đến hiệu quả mạnh và kéo dài trị sâu đục quả trên hồng xiêm. Thuốc tiêu diệt sâu hại bằng cơ chế tiếp xúc, vị độc, tác động lên đường ruột và hệ thần kinh trung ương của côn trùng. Ưu điểm của sản phẩm này là ít hình thành tính kháng thuốc cho sâu hại và không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Ngoài ra, thuốc cũng an toàn cho cây trồng và con người, thân thiện với môi trường xung quanh nên thời gian cách ly của thuốc là 3 ngày.

Bảo vệ hồng xiêm khỏi sâu đục quả với Kuraba WP

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.5 – 0.6 kg/ ha
  • Pha 10g/ 10 lít nước. Lượng nước phun 500 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ

Giá tham khảo: Liên hệ

Pesieu 500SC là thuốc trừ sâu có xuất xứ từ Trung Quốc, được phân phối bởi công ty Vithaco. Nhờ cơ chế tiếp xúc, nội hấp và lưu dẫn, thuốc phổ tác dụng rộng trị được nhiều sâu hại trên cây trồng như sâu đục quả, sâu xanh da láng, sâu tơ, sâu khoang, nhện… Pesieu 500SC thuộc nhóm độc IV nên ít gây hại cho người trồng trọt, vì vậy bà con có thể an tâm sử dụng.

Sử dụng Pesieu 500SC trong trừ sâu đục quả ở hồng xiêm

Cách dùng

  • Liều lượng: 1.1 lít/ha
  • Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi tuổi 1-2

Giá tham khảo: 10.000 đồng

Nếu như bạn quan tâm đến những loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thiên nhiên mà vẫn đem lại hiệu quả cao thì Mothian 0.35EC là một sản phẩm bạn không nên bỏ qua. Thuốc chứa Azadirachtin – một hoạt chất được chiết xuất từ nhân hạt của cây Neem. Mothian 0.35EC là thuốc có tính sinh học đa dạng, vừa tác dụng trực tiếp lên sâu hại do có độc tính diệt trừ, vừa tác động gián tiếp bằng cách gây ngán ăn, ức chế quá trình sinh trưởng của côn trùng. Đặc biệt, sản phẩm này có thể trị được cả các loại sâu bệnh đã kháng thuốc.

Loại bỏ sâu đục quả trên hồng xiêm với Mothian 0.35EC

Cách dùng

  • Liều lượng: 700 ml/ha
  • Lượng nước phun 400-600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi 1-2 xuất hiện gây hại

Giá tham khảo: Liên hệ

  • Luôn giữ vệ sinh cho đồng ruộng, thường xuyên diệt cỏ dại xung quanh khu vực trồng cây.
  • Sử dụng cân đối phân bón NPK, tránh bón quá nhiều phân đạm.
  • Giữ khoảng cách vừa đủ giữa các cây để vườn cây thông thoáng, tránh rậm rạp.

Bạn đọc có thể đặt mua TOP 5 thuốc trừ sâu đục quả ở hồng xiêm được tin dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các hiệu thuốc bảo vệ thực vật gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, AgriViet đã cung cấp những thông tin tổng quan về 5 loại thuốc trừ sâu đục quả ở hồng xiêm bà con nên biết, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây trồng đạt năng suất nhất!

Video liên quan

Chủ Đề