Cách trồng cây nhãn có thụ

Cây nhãn là một trong những cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, cây nhãn không chỉ đơn thuần là cây ăn trái mà còn có rất nhiều công dụng khác.

Cây nhãn có thể gọi khác là cây lệ chi no, cây mạy ngận hay cây mác nhan [Tày]

Tên tiếng anh là: Longan

Tên khoa học là: Dimocarpus longan Lour

Thuộc họ bồ hòn Sapindaceae.

cây nhãn cổ thụ

Nguồn gốc

Cây nhãn có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở nhiều nơi thuộc miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt nam. Và đặc biệt nổi tiếng đó là cây nhãn lồng tại Hưng Yên.

Mô tả:

Thân: Thân cây nhãn cổ thụ cao khoảng từ 10 đến 15m, thân cây có nhiều cành, tán lá tròn xòe và rậm rap, vỏ cây xù xì, có màu xám. Khi cây lớn lên vỏ cây thường bong chóc giống cây ổi và cây nho thân gỗ.

Lá: lá nhãn có màu xanh tươi quanh năm, lá kép có hình lông chim, mọc so le, gồm 5 lá đến 9 lá chép hẹp, nhẵn, mặt dưới có màu đậm hơn mặt trên. Có chiều dài từ 8 đến 21 cm, rộng từ 3 đến 5 cm.

Hoa: Hoa nhãn có màu vàng nhạt, thường nở vào tháng 2,3,4 âm lịch, mọc thành chùm có độ dài khoảng 40 60 cm, đài hao có 5 -6 răng, tràng từ 5 -6, nhị từ 6 10, bầu 2-3 ô.

Quả: Quả nhãn có vỏ ngoài màu vàng xám, rất nhẵn.. Quả được thu vào tháng 7, 8.

Hạt: Hạt có màu đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc.

Cây chịu rét tốt hơn vải, dễ trồng và không kén đất.

Công dụng:

- Cùi nhãn dùng để ăn tươi, đông lạnh, đóng hộp hoặc sấy khô, làm rượu

- Long nhãn khô được dùng để làm thuốc bổ, thuốc an thần, điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ hay hoảng hốt, chứng sụt kém trí nhớ

- Hạt của nhãn dùng để làm thuốc đông y, trị đau dạ dày, thoát vị, mụn nhọt và bỏng. Uống ở dạng sắc. Đồng thời tán bột hòa với dầu Dừa bôi vào chỗ đau.

- Lá nhãn dùng trị sởi, cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột, lấy lá đung làm nước tắm trị eczema bìu dái.

- Rễ chữa dưỡng trấp niệu, bạch đới, thống phong. Dùng 15-30g.

- Vỏ cây và vỏ quả dùng để chữa bỏng, chữa sâu răng. Đốt, tán bột hay nấu cao bôi.

Thành phần % của cùi nhãn: chất không tan trong nước 19,39, tro 3,36, Trong phần tan trong nước có glucose 25,91%, saccharose 0,21%, acid tartric 1,26%, chất có nitrogen 6,39%, đường saccharose 11,25, vitamin A và B. Cùi Nhãn khô chứa nước 0,86, chất tan trong nước 78,77, nước 76,15, tro 0,01, chất béo 0,13, protid 1,47.

Thành phần dinh dưỡng: trong 100g cùi nhãn tươi

Giá trị năng lượng vào khoảng 458KJ/100g, nước 71.4%, phốt pho: 6.0 mg; protein: 1.0g; Sắt: 0.2.5 mg; Hydrat các bon: 24.2g; Vitamin A: 28.5 IU; Vitamin B: 0.05 Mg,; Chất sơ: 0.5g; Vitamin PH: 0.5 mg; Vitamin C: 8.5 mg; Canxi : 2 mg, Chất béo; 0.5.5 g

Cách trồng cây nhãn :

- Gieo hạt: Chọn hạt to [Với giống nhãn thường làm gốc ghép]. Ngâm hạt nửa ngày rồi vớt ra cho vào nước vôi trong ngâm tiếp tầm 2 3 giờ, vớt ra ủ vào cát ẩm từ 2 đến 4 ngày.

Khi hạt nảy mầm đem ra gieo.

- Đối với cành: cành được chiết có đường kính gốc chiết dơi vào khoảng 1.0 1.5 cm, dài từ 40 đến 60 cm. Sau khi hạ cành, tháo bỏ giấy PE, quấn thêm ra ngoài bầu một lớp bùn rơm, để khi có rễ nhú ra ăn vào lớp bùn rơm đó thì mang ra trồng.

Cành ghép phải chọn giống nhãn to, cùi dày, hạt bé, ra quả đều lấy làm mắt ghép.

Chọn thời tiết vào tháng 3, 4 để ghép hoặc tháng 9, 10 [thời điểm này thời tiết rất mát mẻ phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây].

Chọn cành ghép có tuổi đời từ 1 đến 2 tuổi. Sau 2 đến 3 năm trên đất tốt và đã cho quả, sau 4 5 năm cho thu hoạch tốt.

Trồng với mật độ cây khoảng từ 8 m x 8 m [161 cây/ ha] khi cây ra tán thì tỉa bớt đi 1 hàng.

Chăm sóc cây nhãn

Bón phân mỗi năm 3 lần mỗi lần 1 kg/ cây.

Tưới nước: cây có khả năng chịu hạn nên không cần tưới thường xuyên. Tháng đầu trồng chỉ cần tưới ngày từ 1 2/ lần; tháng thứ 2,3 chỉ cần tưới 2 ngày một lần.

Thường xuyên cắt tỉa cảnh: Tạo hình để dễ chăm sóc.

Cắt tỉa sau khi thu hoạch quả, cắt bỏ cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trên tán cây.

Với cây xuất hiện Bọ xít: Cần phun thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc. Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015 - 0,1%, Trebon 0,15-0,2% [Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4].

Sâu dưới lớp vỏ nhãn: Dùng thuốc bơm trực tiếp vào lỗ đục hoặc dùng gai mây để bắt chúng, sau đó dùng nước vôi đặt quệt lên gốc cây.

Đối với Rệp: Dùng Dimecron, BI58 [0,15 - 0,28%].

Nhện hái lá: Phun Nuvacron 0,2%.

Còn một số bệnh khác nữa, liên hệ với chúng tôi để biết rõ hơn.

cây nhãn cổ thụ tại vườn ươm

cây nhãn công trình

cây nhãn cổ thụ trồng tại vinhome rever side

Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch vào buổi sáng và buổi chiều.

Không cắt trụi cành , lá của cây vì sẽ bị ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.

Khi chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu sáng, vỏ hơi sù sì chuyển sang mọng nước và nhẵn.

Bóc quả thấy hạt có màu nâu đen tức là có thể thu hoạch được.

Chủ đề liên quan:

cây ăn quả cổ thụbán cây xanhcây cổ thụCây công trìnhCây công trình bóng mátCây công trình có quảThiết kế cảnh quan

Video liên quan

Chủ Đề