Cách về sơ đồ cộng tác

Xem 9,603

Cập nhật thông tin chi tiết về Biểu Đồ Cộng Tác [Collaboration Diagram] mới nhất ngày 04/01/2022 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 9,603 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Thiết Kế Các Biểu Đồ Cộng Tác Và Các Lớp Đối Tượng
  • 6 Điều Cần Biết Về Collaboration Diagram
  • Tải Làm Thế Nào Để Vẽ Ký Tự Manga Villain Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản
  • Bộ Tranh Vẽ Các Cầu Thủ Đội Tuyển U23 Việt Nam Bằng Bút Chì Gây Sốt
  • Cười Lăn Lộn Với Loạt Thử Tài Đoán Tính Cách Thông Qua Chữ Kí Của Cđm Dành Cho U23 Việt Nam
  • Một biểu đồ cộng tác miêu tả tương tác giữa các đối tượng cũng giống như biểu đồ tuần tự, nhưng nó tập trung trước hết vào các sự kiện, tức là tập trung chủ yếu vào sự tương tác giữa các đối tượng.

    Trong một biểu đồ cộng tác, các đối tượng được biểu diễn bằng kí hiệu lớp. Thứ tự trong biểu đồ cộng tác được thể hiện bằng cách đánh số các thông điệp. Kỹ thuật đánh số được coi là hơi có phần khó hiểu hơn so với kỹ thuật mũi tên sử dụng trong biểu đồ tuần tự. Nhưng ưu điểm của biểu đồ cộng tác là nó có thể chỉ ra các chi tiết về các lệnh gọi hàm [thủ tục], yếu tố được né tránh trong biểu đồ tuần tự.

    Biểu đồ sau đây là một ví dụ cho một biểu đồ cộng tác, được chuẩn bị cũng cho một cảnh kịch rút tiền mặt như trong biểu đồ tuần tự của phần trước. Hãy quan sát các thứ tự số trong biểu đồ. Đầu tiên thủ tục WithdrawalReq[] được gọi từ lớp khách hàng. Đó là lệnh gọi số 1. Bước tiếp theo trong tuần tự là hàm AskForPin[], số 1.1, được gọi từ lớp ATM. Thông điệp trong biểu đồ được viết dưới dạng pin:= AskForPin[], thể hiện rằng giá trị trả về của hàm này chính là mã số mà lớp khách hàng sẽ cung cấp.

    Hình cung bên lớp tài khoản biểu thị rằng hàm ComputeNetBalance[] được gọi trong nội bộ lớp tài khoản và nó xử lý cục bộ. Thường thì nó sẽ là một thủ tục riêng [private] của lớp.

    Biểu đồ trạng thái nắm bắt vòng đời của các đối tượng, các hệ thống con [Subsystem] và các hệ thống. Chúng cho ta biết các trạng thái mà một đối tượng có thể có và các sự kiện [các thông điệp nhận được, các khoảng thời gian đã qua đi, các lỗi xảy ra, các điều kiện được thỏa mãn] sẽ ảnh hưởng đến những trạng thái đó như thế nào dọc theo tiến trình thời gian. Biểu đồ trạng thái có thể đính kèm với tất cả các lớp có những trạng thái được nhận diện rõ ràng và có lối ứng xử phức tạp. Biểu đồ trạng thái xác định ứng xử và miêu tả nó sẽ khác biệt ra sao phụ thuộc vào trạng thái, ngoài ra nó cũng còn miêu tả rõ những sự kiện nào sẽ thay đổi trạng thái của các đối tượng của một lớp.

    Trạng thái và sự biến đổi trạng thái [State transition]

    Tất cả các đối tượng đều có trạng thái; trạng thái là một kết quả của các hoạt động trước đó đã được đối tượng thực hiện và nó thường được xác định qua giá trị của các thuộc tính cũng như các nối kết của đối tượng với các đối tượng khác. Một lớp có thể có một thuộc tính đặc biệt xác định trạng thái, hoặc trạng thái cũng có thể được xác định qua giá trị của các thuộc tính bình thường trong đối tượng. Ví dụ về các trạng thái của đối tượng:

    Hóa đơn [đối tượng] đã được trả tiền [trạng thái].

    Chiếc xe ô tô [đối tượng] đang đứng yên [trạng thái].

    Động cơ [đối tượng] đang chạy [trạng thái].

    Jen [đối tượng] đang đóng vai trò người bán hàng [trạng thái].

    Kate [đối tượng] đã lấy chồng [trạng thái].

    Một đối tượng sẽ thay đổi trạng thái khi có một việc nào đó xảy ra, thứ được gọi là sự kiện; ví dụ có ai đó trả tiền cho hóa đơn, bật động cơ xe ô tô hay là lấy chồng lấy vợ. Khía cạnh động có hai chiều không gian: tương tác và sự biến đổi trạng thái nội bộ. Tương tác miêu tả lối ứng xử đối ngoại của các đối tượng và chỉ ra đối tượng này sẽ tương tác với các đối tượng khác ra sao [qua việc gửi thông điệp, nối kết hoặc chấm dứt nối kết]. Sự biến đổi trạng thái nội bộ miêu tả một đối tượng sẽ thay đổi các trạng thái ra sao ví dụ giá trị các thuộc tính nội bộ của nó sẽ thay đổi như thế nào. Biểu đồ trạng thái được sử dụng để miêu tả việc bản thân đối tượng phản ứng ra sao trước các sự kiện và chúng thay đổi các trạng thái nội bộ của chúng như thế nào, ví dụ, một hóa đơn sẽ chuyển từ trạng thái chưa trả tiền sang trạng thái đã trả tiền khi có ai đó trả tiền cho nó. Khi một hóa đơn được tạo ra, đầu tiên nó bước vào trạng thái chưa được trả tiền.

    Biểu đồ trạng thái

    Biểu đồ trạng thái thể hiện những khía cạnh mà ta quan tâm tới khi xem xét trạng thái của một đối tượng:

    Trạng thái ban đầu

    Một số trạng thái ở giữa

    Một hoặc nhiều trạng thái kết thúc

    Sự biến đổi giữa các trạng thái

    Những sự kiện gây nên sự biến đổi từ một trạng thái này sang trạng thái khác

    Hình sau sẽ chỉ ra các kí hiệu UML thể hiện trạng thái bắt đầu và trạng thái kết thúc, sự kiện cũng như các trạng thái của một đối tượng.

    Một trạng thái có thể có ba thành phần, như được chỉ trong hình sau :

    Một sự biến đổi trạng thái thường có một sự kiện đi kèm với nó, nhưng không bắt buộc. Nếu có một sự kiện đi kèm, sự thay đổi trạng thái sẽ được thực hiện khi sự kiện kia xảy ra. Một hành động loại thực hiện trong trạng thái có thể là một quá trình đang tiếp diễn [ví dụ chờ, điều khiển các thủ tục,] phải được thực hiện trong khi đối tượng vẫn ở nguyên trong trạng thái này. Một hành động thực hiện có thể bị ngắt bởi các sự kiện từ ngoài, có nghĩa là một sự kiện kiện gây nên một sự biến đổi trạng thái có thể ngưng ngắt một hành động thực hiện mang tính nội bộ đang tiếp diễn.

    Trong trường hợp một sự biến đổi trạng thái không có sự kiện đi kèm thì trạng thái sẽ thay đổi khi hành động nội bộ trong trạng thái đã được thực hiện xong [hành động nội bộ kiểu đi vào, đi ra, thực hiện hay các hành động do người sử dụng định nghĩa]. Theo đó, khi tất cả các hành động thuộc trạng thái đã được thực hiện xong, một sự thay đổi trạng thái sẽ tự động xảy ra mà không cần sự kiện từ ngoài.

    Nhận biết trạng thái và sự kiện

    Quá trình phát hiện sự kiện và trạng thái về mặt bản chất bao gồm việc hỏi một số các câu hỏi thích hợp:

    Một đối tượng có thể có những trạng thái nào?: Hãy liệt kê ra tất cả những trạng thái mà một đối tượng có thể có trong vòng đời của nó.

    Những sự kiện nào có thể xảy ra?: Bởi sự kiện gây ra việc thay đổi trạng thái nên nhận ra các sự kiện là một bước quan trọng để nhận diện trạng thái.

    Trạng thái mới sẽ là gì?: Sau khi nhận diện sự kiện, hãy xác định trạng thái khi sự kiện này xảy ra và trạng thái sau khi sự kiện này xảy ra.

    Có những thủ tục nào sẽ được thực thi?: Hãy để ý đến các thủ tục ảnh hưởng đến trạng thái của một đối tượng.

    Chuỗi tương tác giữa các đối tượng là gì?: Tương tác giữa các đối tượng cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái của đối tượng.

    Qui định nào sẽ được áp dụng cho các phản ứng của các đối tượng với nhau?: Các qui định kiềm tỏa phản ứng đối với một sự kiện sẽ xác định rõ hơn các trạng thái.

    Những sự kiện và sự chuyển tải nào là không thể xảy ra?: Nhiều khi có một số sự kiện hoặc sự thay đổi trạng thái không thể xảy ra. Ví dụ như bán một chiếc ô tô đã được bán rồi.

    Cái gì khiến cho một đối tượng được tạo ra?: Đối tượng được tạo ra để trả lời cho một sự kiện. Ví dụ như một sinh viên ghi danh cho một khóa học.

    Cái gì khiến cho một đối tượng bị hủy?: Đối tượng sẽ bị hủy đi khi chúng không được cần tới nữa. Ví dụ khi một sinh viên kết thúc một khóa học.

    Cái gì khiến cho đối tượng cần phải được tái phân loại [reclassfied]?: Những loại sự kiện như một nhân viên được tăng chức thành nhà quản trị sẽ khiến cho động tác tái phân loại của nhân viên đó được thực hiện.

    Một số lời mách bảo cho việc tạo dựng biểu đồ trạng thái

    Chuyển biểu đồ tuần tự thành biểu đồ trạng thái.

    Xác định các vòng lặp [loop]

    Bổ sung thêm các điều kiện biên và các điều kiện đặc biệt

    Trộn lẫn các cảnh kịch khác vào trong biểu đồ trạng thái.

    Một khi mô hình đã được tạo nên, hãy nêu ra các câu hỏi và kiểm tra xem mô hình có khả năng cung cấp tất cả các câu trả lời. Qui trình sau đây cần phải được nhắc lại cho mỗi đối tượng.

    Chú ý:

    --- Bài cũ hơn ---

  • Dạy Cách Vẽ Tranh. Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc
  • Tải How To Draw Unicorn Cute Cat Easily Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản
  • Tại Sao Phải Có Use Case Diagram Trong Uml
  • Create A Uml Use Case Diagram
  • Hướng Dẫn Vẽ Use Case Bằng Visio. Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc
  • Bạn đang xem bài viết Biểu Đồ Cộng Tác [Collaboration Diagram] trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Video liên quan

    Chủ Đề