Cách viết giới thiệu sinh hoạt đoàn trong sổ đoàn

Thực hiện kế hoạch nhận hồ sơ nhập học Tân sinh viên khóa 47 của Trường Đại học Cần Thơ, Đoàn trường thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ chuyển sinh hoạt Đoàn của Sinh viên, Học sinh dự bị đại học tại các Khoa, Viện, Bộ môn như sau:

Do tình hình dịch bệnh, nên việc tiếp nhận Hồ sơ sinh hoạt Đoàn sẽ thực hiện khi có lịch học tập trung tại trường.

Thông tin cơ bản về kế hoạch tiếp nhận của các đơn vị được cập nhật ở cuối bài viết này. Tân sinh viên lưu ý bảo quản kỹ hồ sơ Đoàn viên của mình để nộp theo thông báo.

Hồ sơ chuyển sinh hoạt gồm: Sổ Đoàn viên, trong đó cần có đầy đủ+ Đơn xin vào Đoàn+ Lý lịch người xin vào Đoàn+ Nghị quyết/ Quyết định kết nạp Đoàn viên mới có ký tên, đóng dấu của Đoàn cơ sở [Xã đoàn hoặc Đoàn trường THPT và tương đương] nơi kết nạp+ Có nhận xét ưu khuyết điểm hàng năm của BCH Chi đoàn [Đoàn viên mới kết nạp năm 2021 thì có thể chưa có nhận xét]+ Có giới thiệu chuyển sinh hoạt Đoàn trong năm 2021:-> Đối với Tân sinh viên tốt nghiệp THPT/GDTX năm 2021 sẽ tính từ thời điểm Đoàn cơ sở cũ ký chuyển;

-> Tân sinh viên đã tốt nghiệp từ năm 2020 trở về trước, thời gian ký chuyển phải trong năm 2021, có nhận xét ưu khuyết điểm và xếp loại đoàn viên theo quy định tính đến thời gian ký chuyển.

Thủ tục nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt Đoàn: Đoàn viên mang theo sổ Đoàn viên đến nộp theo thời gian, địa điểm đã được thông báo. Sau khi được kiểm tra đầy đủ các nội dung sẽ được nhận 01 biên nhận. Lưu ý cần giữ kỹ biên nhận này để đối chiếu khi cần thiết.

Lưu ý: Đoàn viên KHÔNG nộp Thẻ Đoàn viên, Sổ đăng ký chương trình rèn luyện Đoàn viên, sổ sinh hoạt hè và các văn bản, tài liệu khác.

1. Điều kiện và thủ tục kết nạp Đoàn viên

Điều kiện kết nạp Đoàn viên

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn.

Thủ tục kết nạp Đoàn viên

- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn

- Được nghiên cứu Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp

- Được một đoàn viên như cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu.

+ Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu.

+ Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.

Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết hợp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa [1/2] so với tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.

2. Hướng dẫn viết sổ đoàn viên

Người xin vào Đoàn tự giới thiệu [Ở trang 10 Sổ Đoàn viên]

- Họ và tên đang dùng: [Ghi đầy đủ họ tên]. Ví dụ: Trần Văn A

- Họ và tên khai sinh: [Ghi đầy đủ họ tên ]. Ví dụ: Trần Văn A

- Sinh ngày: [Ghi đầy đủ ngày - tháng - năm]. Ví dụ: 30/3/1993

- Quê quán: [Ghi nơi mình sinh ra] Ví dụ: Hà Nội

- Nơi ở hiện nay: [Ghi đầy đủ địa chỉ nhà mình]

- Dân tộc: ..... Tôn giáo: [nếu có thì ghi ra, không có thì ghi "không"]

- Thành phần gia đình: [tuỳ theo tính chất nghề nghiệp của bố mẹ. Ví dụ như: quân đội; công nhân viên chức; nông dân; kinh doanh; buôn bán nhỏ; nghề tự do;...]

- Nghề nghiệp bản thân: Học sinh

- Trình độ:

+ Văn hóa: 9/12

+ Chuyên môn, nghiệp vụ:...[Bỏ trống]

+ Lý luận chính trị: [Bỏ trống]

- Ngoại ngữ: [Bỏ trống]

- Tình hình sức khỏe: [ghi rõ tình trạng sức khoẻ hiện tại, bếnh mãn tính [nếu có]]

- Đã đi nước ngoài nào, lý do:..... [có thì ghi ra, không thì để trống]

- Quan hệ gia đình, xã hội: Tốt

+ Bố mẹ đẻ [họ tên, tuổi, hiện nay làm gì, ở đâu]. Ví dụ:

- Bố đẻ: Trần Văn B; Nghề nghiệp: Nông dân; Địa chỉ thường trú: Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

- Mẹ đẻ: Trần Thị C; Nghề nghiệp: buôn bán nhỏ; Địa chỉ thường trú: Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

+ Vợ hoặc chồng, các con [họ tên, tuổi, hiện nay làm gì, ở đâu] [nếu chưa lập gia đình thì để trống]

+ Anh chị em ruột [họ tên, tuổi, hiện nay làm gì, ở đâu]. Ví dụ:

- Anh ruột: Trần Văn D; Tuổi: 35; Nghề nghiệp: Công an; Địa chỉ thường trú: Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

- Bản thân:

+ Quá trình công tác:

  • Từ năm ... đến năm... học bậc tiểu học ở đâu.
  • Từ năm ...đến nay: Học tại trường THCS ........

+ Khen thưởng [ghi ra nếu có]

+ Kỷ luật: [ghi ra nếu có, không thì để trống]

+ Năng khiếu [ghi ra nếu có, không thì để trống]

+ Sở trường [ghi ra nếu có, không thì để trống]

* Chú ý: Các bạn điền đầy đủ các thông tin cần thiết như yêu cầu ở trong sổ Đoàn rồi ký tên ở phía dưới. Sau khi làm xong thì bạn có thể đưa cho Bí thư chi đoàn kiểm tra và xác nhận lại.

3. Đơn xin vào đoàn

Đối vớiđơn xin vào Đoànthì các bạn có thể viết theo mẫu dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày...tháng...năm...

Kính gửi: BCH chi đoàn trường ............

BCH Đoàn Xã ...............

Tôi là:........

Sinh ngày: .........tháng.....năm....

Sau một thời gian tìm hiểu về Đoàn và nghiên cứu Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy:

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn là môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích, là trường học của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ.

Vì vậy, tôi làm đơn này xin được vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Nếu được vào Đoàn, tôi xin hứa:

1. Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại!

2. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đoàn: luôn luôn rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh!

3. Giúp đỡ mọi người, luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam!

Người làm đơn

[Ký tên]

Người [hoặc tổ chức] giới thiệu vào Đoàn: Bạn ghi vào chỗ trống cả tên họ người/tổ chức được chi đoàn phân công giúp đỡ và giới thiệu vào Đoàn.

Hỏi về việc cấp giấy chuyển sinh hoạt Đoàn khi xin chuyển công tác Đoàn sang địa chỉ mới. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn đến Đoàn cơ sở mới.

Hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan như chuyển nơi cư trú, nơi làm việc thì các đoàn viên không thể sinh hoạt đoàn viên để thực hiện nhiệm vụ đoàn viên của mình được thì pháp luật đã có những quy định cho phép chuyển sinh hoạt để các đoàn viên yên tâm thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình ở bất kỳ đâu khi chuyển đến đoàn cơ sở mới  vây những câu hỏi về việc cấp giấy chuyển sinh hoạt Đoàn khi xin chuyển công tác Đoàn sang địa chỉ mới. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn đến Đoàn cơ sở mới. Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này theo quy định của pháp luật.

1. Trách nhiệm của Đoàn thanh niên cộng sản HCM

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong những tổ chức thành viên. Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng, Đoàn là chỗ dựa vững chắc của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.

2. Thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn đến đoàn cơ sở mới

Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp các đoàn viên khi chuyển sinh hoạt đoàn thì sẽ làm đơn đề nghị ban chấp hành chi đoàn [hoặc chi đoàn cơ sở] nơi đang sinh hoạt để được chuyển sinh hoạt đoàn đến cơ sở mới do thay đổi cư trú hoặc nơi học tập, công tác theo quy định của điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau khi nhận được đơn đề nghề của đoàn viên thì ban chấp hành chi đoàn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây để chuyển nơi sinh hoạt đoàn cho các đoàn viên.

+ Ban chấp hành chi đoàn sẽ nhận xét đoàn viên vào Sổ đoàn viên và thu đoàn phí đến thời điểm chuyển sinh hoạt đoàn [trường hợp đoàn viên sinh hoạt tại chi đoàn cơ sở thì ban chấp hành chi đoàn cơ sở nhận xét, thu đoàn phí và trực tiếp tiến hành thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn cho đoàn viên] theo quy định của pháp luật.

+ Ban chấp hành công đoàn thì có trách nhiệm giới thiệu đoàn viên đến đoàn cơ sở để làm tiếp thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn. Khi đoàn viên thay đổi chỗ nơi ở, học tập, lao động, công tác, đoàn viên là các học sinh, sinh viên đang học hoặc đang trong thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế với thời gian không quá 3 tháng thì sẽ được chuyển sinh hoạt tạm thời đến cơ sở đoàn nơi học tập, lao động, công tác hoặc nơi cư trú mới thì đoàn cơ sở sẽ có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận đoàn viên chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời.

Khi chuyển sinh hoạt đoàn viên chính thức hoặc tạm thời thì sẽ thực hiện bằng thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật 

+ Ban công đoàn mới sau khi nhận được hồ sơ chuyển sinh hoạt thì sẽ tiếp nhận đoàn viên do đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở giới thiệu đến sinh hoạt.

– Ban chấp hành đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở mới có trách nhiệm sau khi tiếp nhận đoàn viên thay đổi nơi công tác, học tập, nơi cư trú mới thì trong các trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt trong cùng một đoàn cơ sở thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn mới.

+ Nếu đoàn viên chuyển sinh hoạt sang công đoàn cơ sở khác không cùng trong một đoàn cơ sở thì trong trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt sang đoàn cơ sở khác thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đến ban chấp hành đoàn cơ sở mới theo quy định của pháp luật.

+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì khi tiếp nhận đoàn viên từ nơi khác giới thiệu đến, ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Do đó, các quy định của pháp luật đã quy thể quy trình, thủ tục, trình tự chuyển sinh hoạt Đoàn đến Đoàn cơ sở mới rất đơn giản, cụ thể giúp cho các đoàn viên thuận tiện trong quá trình thực hiện thủ tục giúp các đoàn viên vẫn có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng của tổ chức đoàn giúp tổ chức đoàn ngày càng phát triển phát huy hơn nữa vai trò là cánh tay đắc lực của Đảng.

3. Thẩm quyền cấp Giấy chuyển sinh hoạt Đoàn

Tóm tắt câu hỏi:

Em năm nay học lên đại học, trong những giấy tờ cần thiết để đăng ký nhập học cần có giấy chuyển sinh hoạt đoàn. Trong sổ đoàn của em có phần giới thiệu sinh hoạt đoàn, cho em hỏi đây có phải là giấy chuyển sinh hoạt đoàn không? Nếu không phải thì cần đi đâu để xin giấy chuyển sinh hoạt đoàn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí minh Khóa X

– Hướng dẫn số 22 HD/TWĐTN ngày 28 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn thực hiện điều lê Đoàn TNCS Hồ chí minh;

2. Nội dung tư vấn:

Điều 21 Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí minh Khóa X quy định việc chuyển sinh hoạt Đoàn thuộc thẩm quyền của tổ chức Đoàn cơ sở như sau:

“Tổ chức cơ sở Đoàn có quyền:

1. Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế – xã hội.”

Quy trình chuyển sinh hoạt Đoàn được hướng dẫn chi tiết tại Hướng dẫn số 22 HD/TWĐTN  như sau:

– Đoàn viên khi chuyển sinh hoạt đoàn thì đề nghị ban chấp hành chi đoàn [hoặc chi đoàn cơ sở] nơi đang sinh hoạt để được chuyển sinh hoạt.

– Trách nhiệm của ban chấp hành chi đoàn:

+ Nhận xét đoàn viên vào Sổ đoàn viên và thu đoàn phí đến thời điểm chuyển sinh hoạt đoàn [trường hợp đoàn viên sinh hoạt tại chi đoàn cơ sở thì ban chấp hành chi đoàn cơ sở nhận xét, thu đoàn phí và trực tiếp tiến hành thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn cho đoàn viên]

+ Giới thiệu đoàn viên đến đoàn cơ sở để làm tiếp thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn.

+ Tiếp nhận đoàn viên do đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở giới thiệu đến sinh hoạt.

– Trách nhiệm của đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở:

+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt trong cùng một đoàn cơ sở thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn mới.

+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt sang đoàn cơ sở khác thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đến ban chấp hành đoàn cơ sở mới.

+ Khi tiếp nhận đoàn viên từ nơi khác giới thiệu đến, ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn trực thuộc.

Việc chuyển sinh hoạt đoàn đối với một số trường hợp đặc biệt khác được thực hiện như sau:

– Đoàn viên là bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành, là học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường đang trong thời gian chờ để chuyển lĩnh vực công tác, học tập, lao động mới nếu thời gian chờ từ 03 tháng trở lên thì phải chuyển sinh hoạt về cơ sở đoàn nơi đoàn viên cư trú.

– Chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời:

+ Đoàn viên đi học tập, lao động, công tác, đoàn viên là học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế với thời gian không quá 03 tháng thì chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời đến cơ sở đoàn nơi học tập, lao động, công tác hoặc nơi cư trú mới. Đoàn cơ sở [chi đoàn cơ sở] có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận đoàn viên chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời.

+ Việc chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời có thể thực hiện bằng thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời theo mẫu do Ban Bí thư Trung ương Đoàn quy định thống nhất.

>>> Luật sư tư vấn hỏi về việc cấp giấy chuyển sinh hoạt Đoàn: 1900.6568

+ Trong thời gian sinh hoạt tạm thời, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trừ quyền ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đoàn nơi đang sinh hoạt tạm thời.

– Đoàn viên chuyển đến những nơi chưa có tổ chức Đoàn vẫn phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn như đã quy định. Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với tổ chức Đảng, khi chuyển công tác đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết điểm và giới thiệu về ban chấp hành đoàn cơ sở nơi tiếp nhận đoàn viên. Trường hợp nơi đoàn viên lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đoàn thì đoàn viên đó phải sinh hoạt ở nơi cư trú.

– Trường hợp do thất lạc hồ sơ đoàn viên thì thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn phải có bản tường trình và xác nhận của cơ sở đoàn nơi chuyển đi, được làm lại hồ sơ tại nơi chuyển đến. Trường hợp còn thẻ đoàn viên hoặc những văn bản xác nhận là đoàn viên, đảm bảo các quy định của Điều lệ Đoàn thì làm lại sổ đoàn viên tại nơi chuyển đến. Các trường hợp khác thì bồi dưỡng, xét kết nạp đoàn viên như điều 1, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

– Chuyển sinh hoạt đoàn ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước thực hiện theo hướng dẫn liên tịch giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với Đảng ủy ngoài nước.

Như vậy, khi bạn đang là Đoàn viên đến nhập học lần đầu tại trường đại học thì bạn phải chuyển sinh hoạt Đoàn đến trường đại học. Thông thường, Giấy chuyển sinh hoạt chính là “giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn” nằm ở phần sau của Sổ Đoàn viên. Khi bạn đến nhập học ở trường đại học, bạn cần yêu cầu Bí thư Đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt ký giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn cho bạn tới sinh hoạt ở cơ sở mới.

Trường hợp bạn đang sinh hoạt Đoàn tại trường THPT thì Bí thư Đoàn trường THPT nơi bạn học sẽ ký giấy giới thiệu, trường hợp đang sinh hoạt tại xã, phường, thị trấn thì yêu cầu Bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn tại nơi cư trú ký giấy giới thiệu.

Video liên quan

Chủ Đề