Cách vứt băng vệ sinh ở nhất

Cháy rừng, hạn hán, băng tan,…sự nổi giận của mẹ thiên nhiên đã khiến chúng ta phải nhìn lại về hành động của chính mình. Tất cả xuất phát từ những việc nhỏ nhất như vứt rác bừa bãi, sử dụng quá nhiều nhựa, nilon và một số lượng đáng kể rác thải băng vệ sinh dùng một lần.

Cùng Mycup.vn tìm hiểu câu chuyện xoay quanh vấn đề một đang rất nóng hiện nay đó là ô nhiễm môi trường do sử dụng băng vệ sinh, giải pháp hiệu quả nhất chị em có thể góp phần làm đẹp Trái Đất cũng như bảo vệ sức khỏe chính mình.

Băng vệ sinh làm từ gì?

Rác thải ngày càng nhiều – góp phần không nhỏ trong số đó từ băng vệ sinh

Hầu hết mọi người từ nông thôn tới thành thị đều dùng băng vệ sinh một lần mà không biết nó thể gây hại cho sức khỏe như thế nào. Trong khi rất nhiều chị em thường tỏ ra thông thái về những gì trong thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày, quần áo chúng ta mặc thậm chí cả nước chúng ta uống.

Bạn dùng băng vệ sinh mỗi tháng vậy bạn có biết nó được làm từ gì không? Điều này rất quan trọng vì nó sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn mà còn cả với môi trường. Danh sách các thành phần dưới đây có thể coi là khá đầy đủ vì chúng xuất hiện ở hầu hết các nhãn hiệu băng vệ sinh có tên tuổi.

Sợi tổng hợp

Khi nghiên cứu về một miếng đệm kinh nguyệt, rõ dàng các sợi bông tổng hợp sẽ được sử dụng. Chị em có thể làm thí nghiệm một cách đơn giản đó là đốt thử một miếng đệm thông thường, lúc này xuất hiện rất nhiều khói đen và căn dày bị bỏ lại, cho thấy rõ ràng có dioxin và chất tổng hợp. Chính thần phần này đã biến những gì chị em dùng trở thành rác thải băng vệ sinh tràn lan khắp các bãi rác, nên nhớ việc đốt một miếng lót bằng việc bạn đốt 4 cái túi nilon.

Bọt và Infinicel

Thực thế thì các nhà sản xuất băng vệ sinh không bắt buộc phải tiết lộ các thành phần họ sử dụng trong sản phẩm vệ sinh phụ nữ của mình và chúng được coi là “thiết bị y tế”. Nhưng theo tiết lộ của một đại lý phân phối lớn, các chuyên gia có đề cập đến hai vấn đề là bọt và infinicel. Khi những hợp chất này được kết hợp lại chúng có khả năng thấm hút rất cao và chưa được gấp 10 lần trọng lượng thực tế của nó trong dòng chảy kinh nguyệt.

Hóa chất hóa dẻo

Một hóa chất làm dẻo khác, DEHP, được sử dụng để làm mềm nhựa, làm cho các miếng đệm kinh nguyệt có thể gắn được vào quần lót mà không gây cộm hoặc khó chịu. Các chất trung hòa mùi ở dạng nước hoa cũng được sử dụng nhưng không giống như các loại nước hoa thông thường là hữu cơ, các chất phụ gia hóa học được thêm vào để đảm bảo rằng hương thơm giữ được cả ngày. Mặc dù các hóa chất này cũng có tác dụng hạn chế luồng khí đi qua nhưng cuối cùng chúng vẫn tạo ra độ ẩm và nhiệt dẫn đến sự sinh sôi và phát triển của nấm và vi khuẩn.

Clo

Một thành phần khác được tìm thấy khi nghiên cứu những gì có trong một miếng đệm kinh nguyệt thông thường là một lượng lớn clo. Chất này rất hay được sử dụng để cung cấp cho khăn vệ sinh giúp tẩy trắng tốt hơn

Ngoài ra còn có các sản phẩm khử trùng như trihalomethane được sử dụng để làm giảm độc tính trong các miếng đệm, mặc dù chính nó với số lượng như vậy được coi là độc hại. Với việc sử dụng chất này trong môi trường ẩm ướt như âm đạo những ngày kinh nguyệt sẽ làm ức chế hệ thống miễn dịch và không phát huy được khả năng cân bằng nội tiết tố.

Có thể thấy, thành phần của một miếng lót băng vệ sinh chủ yếu chứa hóa chất, phụ gia rồi vật liệu tổng hợp, mặc dù đó là những thành phần cần thiết, độc tố chỉ chứa một lượng nhỏ nhưng hoàn toàn làm ảnh hưởng đến sức khỏe chị em bất cứ lúc nào nếu sử dụng sai cách. Thứ hai, chúng tác động không nhỏ đến thiên nhiên vì mất thời gian dài mới phân hủy được. Vì thế, cách tiêu hủy băng vệ sinh cho đúng cũng khá là quan trọng.

Bạn có dám chắc mình sử dụng băng vệ sinh đúng cách? Xem ngay nhé!

Thực trạng rác thải từ băng vệ sinh

Khoảng một phần tư dân số thế giới là phụ nữ đang trong giai đoạn có kinh nguyệt tức là trung bình hơn 1,9 tỷ người trên thế giới sẽ bị chảy máu trong khoảng 65 ngày một năm. Đó là lý do tại sao có gần 500 triệu rác thải băng vệ sinh tương đương 28.189 kg chất thải được “hạ cánh” mỗi tháng.

Để băng vệ sinh vào nơi quy định

Tất nhiên, vấn đề không kết thúc ở đây, không phải ai cũng biết làm sao để xử lý băng vệ sinh đúng cách mà thường chỉ đơn giản là vứt vào thùng rác thường được trộn lẫn với chất thải khô, ướt và nguy hiểm. Băng vệ sinh bị phơi nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người thu gom rác.

Các thành phần từ băng vệ sinh cũng xuất hiện nhựa nên việc phân hủy cũng mất rất nhiều thời gian, từ 250-500 năm cho miễng miếng lót. Trong đó phần lớn số rác này sẽ bị chìm xuống đáy đại dương, mới đây có một ‘đạo rác nổi” lớn nhất thế giới đã được tìm thấy tại Thái Bình Dương, chúng được xác định có kích thước gần bằng với Mexico.

Điều này thật khủng khiếp vì môi trường sống của các sinh vật biển sẽ bị phá hủy, mất đi sự cân bằng hệ sinh thái, từ từ sẽ xuất hiện thêm rất nhiều vùng “biển chết”.

Số nhỏ còn lại thì ngấm vào đất và nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là khu vực đô thị khi mà nguồn nước sạch sinh hoạt ngày càng hiếm hoi. Ai cũng biết đây là vấn đề nhức nhối, nhưng chỉ từ một hành động nhỏ là không vứt rác bừa bãi và hạn chế sử dụng rác thải nhựa cũng góp phần rất lớn đến việc giúp Trái Đất của chúng ta ngày một xanh hơn.

Lựa chọn thay thế băng vệ sinh

Băng vệ sinh – cốc nguyệt san – tampon: bạn sẽ lựa chọn?

– Số lượng rác thải băng vệ sinh quá lớn, nhận thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề, các nhà sản xuất đã nhanh chóng bổ sung vào tuyến sản phẩm của mình những mặt hàng hữu cơ, hoặc băng vệ sinh tái sử dụng. Bước đầu là dần dần thay đổi thói quen người tiêu dùng, sau đó là hướng đến một tương lai xanh.

– Băng vệ sinh giờ đã có loại hữu cơ 100% từ sợi bông nguyên chất, băng vệ sinh bằng vải có khả năng thấm hút cao, tái sử dụng nhiều lần. Những sản phẩm này có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho chị em do không chứa các thành phần phụ gia, chất tạo trắng, tạo mùi nên yên tâm sẽ không gây kích ứng, viêm nhiễm kể cả bạn có một làn da nhạy cảm.

– Ngoài ra, những năm gần đây cốc nguyệt san cũng là sự lựa chọn của đa số phụ nữ trên thế giới. Nó giải quyết được kha khá vấn đề trong ngày “đèn đỏ” của tất cả mọi người như: kín đáo, tiện lợi, không rò rỉ, tái sử dụng nhiều lần thậm chí tuổi thọ của chúng có thể lên đến 10 năm,…

– Vậy tại sao bạn không xem xét lựa chọn một sản phẩm an toàn hơn cho mình và an toàn hơn cả cho môi trường. Chỉ cần có cầu ắt sẽ có cung, hy vọng các sản phẩm hữu cơ và sản phẩm có thể tái sử dụng cho kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ ngày càng đa dạng hơn và dần giảm thiểu rác thải băng vệ sinh dùng một lần.

Cân nhắc cẩn thận khi chọn băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampon | So sánh ưu nhược điểm

Mặc dù nó đến vấn đề hơi vĩ mô và có vẻ xa vời, nhưng ý thức quyết định hành động, hy vọng qua bài chia sẻ nho nhỏ của Mycup VN có thể phần nào thay đổi suy nghĩ của chị em trong việc lựa chọn các sản phẩm kinh nguyệt cho mình. Nếu thấy ý nghĩa nhớ ấn likeshare phía dưới để ủng hộ chúng mình nhé.

Kinh nguyệt có thể xuất hiện lần đầu tiên ở các bạn nữ độ tuổi cấp 2. Việc vừa phải lên lớp vừa phải đối mặt với những vấn đề trong ngày “đèn đỏ” có thể khiến các bạn bối rối, mang tâm lý lo âu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách thay băng vệ sinh khi ở trường sao cho thuận tiện, gọn gàng, tránh cho bạn gái những khó xử không mong muốn.

Lưu ý 6 bước giúp các bạn học sinh thay băng tại trường: 


 

  1. Chuẩn bị sẵn băng vệ sinh khi gần đến ngày “đèn đỏ”
  2. Vào nhà vệ sinh ngay khi có “dấu hiệu"
  3. Quấn áo khoác ngoài quanh eo nếu cần
  4. Vứt băng vệ sinh đúng cách
  5. Luôn nhớ rửa tay sau khi thay băng vệ sinh.
  6. Sử dụng những thực phẩm chức năng hỗ trợ, điều hòa kinh nguyệt


Khi nào thì cần thay băng vệ sinh ở trường

  • Khi kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên khi bạn đang ở trường
  • Khi bạn phải ở trường cả ngày
  • Khi bạn phải thay băng vệ sinh vào giữa buổi học

Những lưu ý khi thay băng vệ sinh ở trường

1. Chuẩn bị sẵn băng vệ sinh khi gần đến ngày “đèn đỏ”

Nếu đã có kinh nguyệt nhiều lần và bạn nghĩ rằng hôm đó sẽ "đến ngày", bạn cần chuẩn bị sẵn vài miếng BVS trong cặp để không bị bất ngờ. Như vậy, bạn sẽ luôn luôn trong tư thế sẵn sàng và còn có thể giúp đỡ các bạn gái khác.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý cất BVS ở những vị trí khó phát hiện như ngăn kéo nhỏ bên trong cặp hoặc dùng 1 cái túi nhỏ riêng biệt để cất BVS. Nếu có ngăn tủ riêng ở trường, bạn có thể sử dụng. Đây cũng là nơi thích hợp để bạn cất các sản phẩm vệ sinh cả năm thay vì phải đem đến trường mỗi tháng.

2. Vào nhà vệ sinh ngay khi có “dấu hiệu”

Ngay khi nghi ngờ kinh nguyệt xuất hiện, bạn hãy kín đáo xin phép giáo viên đi vệ sinh để có không gian riêng tư để xử lý tình huống và tìm vật dụng cần thiết.

Nếu đột nhiên có kinh nguyệt mà không có băng vệ sinh, bạn hãy hỏi bạn bè xem họ có băng vệ sinh hay không. Nếu bạn bè không có, bạn hãy thử đến phòng y tế của trường để xin băng vệ sinh, hoặc nhờ họ gọi điện cho mẹ bạn nếu bạn thực sự cần giúp đỡ.

3. Quấn áo khoác ngoài quanh eo nếu cần

Nếu bạn nghi ngờ chất dịch có thể thấm qua lớp quần áo bên ngoài, hãy quấn 1 chiếc áo khoác quanh eo. Như vậy bạn có thể che được những vết bẩn cho đến khi có cơ hội để thay.

Tốt nhất nên chuẩn bị một chiếc quần lót và quần mặc ngoài khi gần đến ngày ấy. Việc chuẩn bị những trang phục này trong trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn khỏi phải lo lắng về việc rò rỉ nữa.

4. Vứt băng vệ sinh đúng cách

Ở những lần đầu gặp “đèn đỏ” bạn có thể sẽ cảm thấy lúng túng trong việc vệ sinh. Khi đang ở trường, bạn cần đảm bảo vứt băng vệ sinh cho đúng cách. Không vứt vào bồn cầu. Ngay cả khi vứt vào thùng rác, bạn cũng nên gói trong bao của nó hoặc trong giấy vệ sinh để không dây vào thành của thùng rác.

5. Luôn nhớ rửa tay sau khi thay băng vệ sinh.

6. Sử dụng những thực phẩm chức năng hỗ trợ, điều hòa kinh nguyệt

“Ngày ấy” là vấn đề gặp ở tất cả các phụ nữ nên bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt gặp vấn đề như ra không đều, khoảng cách giữa 2 kì kinh quá dài hoặc quá ít, số ngày bị quá lâu hoặc quá ngắn, hoặc bạn cảm giác mệt mỏi, đau bụng vào những ngày “đèn đỏ” thì có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo mộc để làm giảm các triệu chứng này.

Song Phụng Điều Kinh là một sản phẩm được các chị em phụ nữ tin dùng trong nhiều năm vì khả năng điều kinh, bổ huyết, giảm cảm giác mệt mỏi, đau bụng mỗi khi hành kinh.

Sản phẩm có thành phần chính là Ích mẫu, một loại thảo dược đã được sử dụng lâu đời trong Đông y, được mệnh danh là bạn đồng hành của chị em phụ nữ, có tác dụng điều hoà kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rong kinh, giúp co tử cung sau khi sinh.

Ngoài ra, Song Phụng Điều Kinh còn được tổng hợp từ những dược thảo tinh khiết và có lợi cho sức khỏe như Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Đẳng sâm, Thục địa... Điểm đặc biệt của những dược thảo thiên nhiên là khả năng nuôi dưỡng thân thể một cách tự nhiên và an toàn. Do đó, sử dụng sản phẩm Song Phụng Điều Kinh đúng chỉ định trong thời gian dài sẽ không gây ra tác dụng phụ. Đối với các bạn nữ sinh ngoài cách thay băng vệ sinh khi ở trường nếu uống Song Phụng Điều Kinh ngay từ đầu sẽ có được một kì kinh ổn định mà không có bất kì trở ngại nào.

Video liên quan

Chủ Đề