Cách xác định lưu lượng của bơm thể tích

Skip to content

  •         Cột áp bơm hay còn được gọi là cột nước, là thông số đại diện cho chiều cao đẩy nước lên của bơm.

Cột áp của máy bơm cũng có giới hạn theo công suất của nó và khi chúng ta sử dụng bơm cho cột áp cao hơn cột áp của bơm thì bơm sẽ không thế hoạt động được hay nói cách khác sẽ không hút nước lên được.

  •         Đơn vị của cột áp được tính bằng m [mét]

Những yếu tố ảnh hưởng đên cột áp như: công suất máy bơm, đường ống thiết kế, kiểu bơm như: bơm trục ngang, trục đứng,trục rời, bơm ly tâm, bơm cánh kín, bơm cánh hở…, hay đường đi của bơm sẽ mang đến những cột áp khác nhau.

Lưu lượng máy bơm nước

  •         Định nghĩa lưu lượng máy bơm nước là lượng thể tích chất lỏng mà máy bơm nước bơm được trong một khoảng thời gian nhất định
  •         Lưu lượng máy bơm có đơn vị: lít/phút [l/p] hoặc m3/h
  •         Lưu lượng của bơm tỷ lệ nghịch với cột áp bơm, cột áp càng thấp thì lưu lượng nước bơm lên càng nhiều và nhanh. Thường thì bơm có lưu lượng nhiều thì là bơm trục ngang và số tầng cánh ít.
  •         Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn bơm có lưu lượng phù hợp, chẳng hạn bạn muốn mua bơm tưới cây thì nên chọn bơm có lưu lượng lớn, cần mua bơm áp lực vì bơm lưu lượng nhỏ nhưng áp lực cao.

Công suất tiêu thụ điện của máy bơm nước

  •         Công suất tiêu thụ điện chính là công suất của motor được gắn vào máy bơm, tính bằng W [wat], KW [kilowat], HP [ngựa]
  •         Nhờ có công suất tiêu thụ điện của động cơ điện mà tạo ra được lưu lượng và cột áp nước.
  •         Công suất hữu ích: là lượng điện tiêu thụ của máy bơm để tạo áp lực cho chất lỏng
  •         Công suất trên trục máy bơm: là công suất bù vào phần năng lượng bị tổn thất do ma sát ở trục bơm, đặc trưng bởi hệ số hữu ích
Cách tính lưu lượng của bơm

Điện áp sử dụng của máy bơm

  •         Trên mỗi động cơ máy bơm nước đều có ghi rõ chỉ số điện áp sử dụng
  •         Hiện tại ở Việt Nam sử dụng hai lưới điện áp là 220v [1 pha] và 380v [3 pha]
  •         Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng ta lựa chọn điện áp cho phù hợp, trong dân dụng thường dùng điện 220v [1 pha], trong công nghiệp thường dùng điện 380v [3 pha]
  •         Đối với điện áp 380v [3 pha] ta nên sử dụng thêm tủ điện để điều khiển bơm và thường các hệ thống đều sử dụng dòng điện áp 3 pha này.
  •         Đối với điện áp 220v [1 pha] nên sử dụng Aptomat ngắt điện tự động. Thường sử dụng trong gia đình.

Kích cỡ họng hút/xả của máy bơm

  •         Họng hút/xả của máy bơm nước chính là kích thước của đầu vào và đầu ra của máy: Thường thì có 2 dạng đường kích  đầu hút sẽ to hơn đầu xả hoặc là bằng nhau. Nhưng đầu hút to hơn đầu xà sẽ giúp áp bơm và lưu lượng ổn định.
  •         Đầu vào của máy bơm được nối với ống hút nước
  •         Đầu ra của máy bơm được nối với ống đẩy nước
  •         Họng hút/xả ảnh hưởng đến lưu lượng và cột áp bơm, Họng hút/xả càng lớn lưu lượng càng nhiều và áp lực càng yếu
  •         Họng hút/xả có đơn vị là DN, Inch, mm

>> Xem thêm các sản phẩm máy bơm trục vít

Cách tính thông số kỹ thuật của máy bơm

Cách tính cột áp, áp lực máy bơm

  •         Để tính được cột áp bơm ta cần xác định được khoảng cách tính từ máy bơm đến vị trí cần bơm, ở đây vị trí cần bơm có thể là bồn chứa, bể chứa, vị trí cần tưới cây.
  •         Đối với bơm đẩy lên cao ta dựa vào chiều cao đẩy của bơm để chọn cho chính xác
  •         Đối với việc lựa chọn máy bơm nước tiết kiệm điện để tưới cho cây trồng, bạn cần xác định chiều dài đường ống đẩy nước và dựa vào công thức sau để tính toán áp lực đẩy nước cho phù hợp

1 mét đẩy cao  = 7 mét đẩy ngang

  •         Xác định áp lực cần thiết cho hệ thống, thông thường việc xác định áp lực đường ống thường được áp dụng trong công nghiệp, bơm tăng áp lực nước
  •         Đơn vị để tính cột áp và áp lực là m [mét] hoặc Bar

1Bar = 10met nước

  •         Khi lựa chọn cột nước ta cần chọn dư ra khoảng 3m đến 5m để đảm bảo cho lưu lượng nước đủ cung cấp cho bồn chứa cũng như bơm nước được nhanh hơn
  •         Cột áp H = H1 + H2 +H3.

+ H1: là tổng của cột áp cao nhất [ tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống. Kinh nghiệm 7 mét ngang bằng 1 mét cao.

+  H2: cột áp để phun nước tại đầu ra.

+  H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống [tổn thất cục bộ] và ma sát đường ống.

Cách quy đổi đơn vị lưu lượng nước

  •         Lưu lượng nước được ký hiệu trên máy bơm là Q
  •         Đơn vị tính lưu lượng nước là lít/phút [l/p], lít/giây [l/s], m3/h, m3/phút[m3/p]
  •         Công thức chuyển đổi đơn vị

1 l/p = 0.06 m3/h

1 l/p = 0.001 m3/p

1 l/s = 3.6 m3/h

1 l/s = 0.06 m3/p

  •         Thông thường trên máy bơm sẽ để thông số tối đa Qmax, đó là lưu lượng nước tối đa mà bơm có thể bơm được
  •         Dựa vào sơ đồ thiết kế đặc tính bơm ta lựa chọn lưu lượng máy bơm nước dựa theo cột áp của bơm, chẳng hạn ở độ cao 10 mét thì bơm cho lưu lượng bao nhiêu l/p
  •         Chú ý : cột áp bơm đẩy càng cao thì lưu lượng càng giảm, lưu lượng giảm thấp làm quá trình bơm nước càng lâu

Tính công suất tiêu thị điện thông thường.

  •         Công suất tiêu thụ là lượng điện năng tiêu thụ mà máy bơm nước sử dụng trong một giờ, một phút, hoặc một giây
  •         Đơn vị tính công suất là HP, KW, W
  •         Đổi đơn vị điện năng theo công thức sau

1 KW = 1000 W

1 HP = 750 W

1 HP = 0.75 KW

  •         Một số công suất máy thường được sử dụng
1/4HP = 180W 1/3HP = 250W 1/2HP = 370W 1HP = 750W
1,5HP = 1.1kW 2HP = 1.5kW 2.5HP = 1.8kW 3HP = 2.2kW
3.5HP = 2.6kW 4HP = 3kW 4.5HP = 3.4kW 5HP = 3.7kW
5.5HP = 4kW 6HP = 4.5kW 7.5HP = 5.5kW 10HP = 7.5kW
15HP = 11kW 20HP = 15kW 25HP = 18.5kW 30HP = 22kW
40HP = 30kW 50HP = 37kW 55HP = 40kW 60HP = 45kW
75HP = 55kW 100HP = 75kW 125HP = 90kW 150HP = 110kW
175HP = 130kW 200HP = 150kW 250HP = 185kW 300HP = 220kW
350HP = 265kW 400HP = 300kW 450HP = 340Kw 500HP = 370kW

Cách chọn kích cỡ ống của máy bơm

  •         Cỡ nòng của máy bơm có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng và cột áp bơm
  •         Thiết kế đường ống dẫn nước có kích thước bằng với cỡ nòng của máy bơm để đạt được lưu lượng vào cột áp lý tưởng
  •         Nếu thiết kế đường ống lớn hơn cỡ nòng sẽ làm giảm áp lực trong đường ống, bơm nước không được cao
  •         Nếu thiết kế đường ống dẫn nước nhỏ hơn cỡ nòng sẽ làm tăng áp lực đường ống, trường hợp đường ống nhỏ hơn nhiều so với cỡ nòng sẽ gây tức làm bể ống dẫn hoặc tuột mối nối
  •         Đơn vị để tính kích thước đường ống là DN, Inch, mm, công thức đổi đơn vị như sau
Inch 1/4 3/8 1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 2 3 4
DN 8 10 15 20 25 35 40 50 80 100
mm 13 17 21 27 34 42 49 60 90 114

>> Xem thêm các thông tin về bơm màng khí nén

Video liên quan

Chủ Đề