Cách xin nghỉ việc gặp

MỤC LỤC

  • Cách viết mail xin nghỉ việc chuyên nghiệp, nhẹ nhàng
  • Cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày
  • Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
  • Cách viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương
  • Lưu ý khi xin nghỉ việc
  • Bonus: Cách viết đơn xin nghỉ học vì nhà có việc
  • Tổng kết

Trong thời gian đi làm, chắc chắn sẽ có những lúc bạn cần xin nghỉ việc với những lý do khác nhau. Đó là điều rất bình thường, tuy nhiên bạn sẽ cần thông báo và xin phép cấp trên của mình. Vậy cách xin nghỉ việc thế nào để thể hiện sự chuyên nghiệp và không làm mất lòng sếp?

Cách viết mail xin nghỉ việc chuyên nghiệp, nhẹ nhàng

Hiện nay, email hay còn gọi là thư điện tử, là hình thức trao đổi thông tin phổ biến nhất trong môi trường làm việc. Vì vậy, khi xin nghỉ việc thì bạn nên viết một mail thật chỉn chu và chuyên nghiệp gửi cho cấp trên của mình.

Cách viết mail xin nghỉ việc

Đặt tiêu đề 

Phần tiêu đề trong email rất quan trọng bởi đây điều đầu tiên mà người nhận nhìn thấy được. Vì vậy, tiêu đề không nên viết quá dài dòng mà chỉ cần nêu bật lên nội dung chính của email.

Điều này sẽ giúp người nhận dễ sắp xếp, lưu trữ và tìm kiếm thông tin khi cần. Bạn cũng nên viết tiêu đề bằng chữ in đậm hoặc in hoa để dễ thu hút sự chú ý cho người nhận email. 

Ví dụ: Thông báo xin nghỉ việc – [Họ và tên] – [Phòng ban]

Mở đầu

Dù mở đầu bất kỳ email nào, bạn cũng cần gửi đến người nhận một lời chào lịch sự. Khi viết mail xin nghỉ việc, đối tượng gửi lời chào chính là sếp hoặc người quản lý trực tiếp của bạn tại công ty. Do vậy, bạn cần chú ý thể hiện sự tôn trọng và sử dụng từ ngữ cho thích hợp.

Ví dụ: Kính gửi Anh/Chị/Ông/Bà [Họ tên] – [Chức vụ]

Cảm ơn cấp trên

Mặc dù trong thời gian làm việc có vấn đề gì khúc mắc hay không thì bạn cũng nên giữ một mối quan hệ tốt đẹp với người cấp trên của mình. Một lời cảm ơn chân thành chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt cho họ.

Vì vậy, trước khi vào nội dung chính, bạn nên gửi lời cảm ơn tới người nhận về những cơ hội được làm việc, học hỏi và trau dồi kỹ năng – kinh nghiệm trong suốt thời gian qua.

Nội dung xin nghỉ việc [lý do]

Đây là phần chính và quan trọng nhất của email xin nghỉ việc. Ở phần này, bạn cần đưa ra một lý do xin nghỉ việc thật hợp tình hợp lý và mang tính thuyết phục cao. Mục đích là khiến sếp có thể hiểu và tạo điều kiện cho bạn rời công ty một cách thoải mái nhất. 

Hãy đưa ra lý do xin nghỉ việc mang tính thuyết phục cao

Một số lý do xin nghỉ việc phổ biến là vì muốn thử thách bản thân trong một môi trường mới, lý do về khoảng cách địa lý, hay có mong muốn chuyển sang ngành nghề khác…

Bên cạnh đó, hãy vận dụng những hiểu biết của mình về người cấp trên, cũng như những chính sách của công ty để đưa ra lý do thích hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự chân thành. Khi bạn thành thật nói ra lý do của mình thì sẽ dễ được cảm thông hơn là bịa ra các lý do vô lý.

Thời gian xin nghỉ

Về vấn đề thời gian xin nghỉ, bạn nên xem kỹ lại hợp đồng làm việc và Luật lao động để tránh vi phạm. Bởi, hiện nay một số công ty có quy định rất rõ ràng trong hợp đồng về thời gian báo trước xin nghỉ việc. Khi trình bày trong email, bạn cần ghi rõ ràng thời gian muốn chấm dứt công việc để người cấp trên có thể lên kế hoạch thay thế, sắp xếp nhân sự kịp thời.

Nội dung bàn giao công việc

Dù bạn có đảm nhận vị trí nào trong công ty thì cũng cần có trách nhiệm bàn giao công việc một cách ổn thỏa trước khi rời đi. Vì thế, hãy chuẩn bị thật kỹ những nội dung về công việc cần bàn giao, người sẽ nhận bàn giao và trình bày rõ các thông tin này trong mail xin nghỉ việc.

Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải hứa hẹn mình sẽ bàn giao toàn bộ công việc. Thay vào đó, bạn có thể nói sẽ cố gắng hết mình hỗ trợ bàn giao công việc trong thời gian sớm nhất.

Cách viết mail xin nghỉ việc như vậy sẽ giúp bạn được cấp trên và các đồng nghiệp cũ ghi nhận, tôn trọng, đánh giá cao. 

Do vậy, đừng quên chuẩn bị những thông tin này trước khi muốn viết đơn xin nghỉ việc để trở thành một người thật chuyên nghiệp và có văn hoá nhé.

Lời chào cuối thư và ký tên

Kết thúc mail xin nghỉ việc, bạn hãy gửi một lời chào, lời chúc thân mật để thể hiện sự tôn trọng. Sau đó, ký tên mình một cách chuyên nghiệp sau một lời chào kết thúc như “Trân trọng”, “Cảm ơn”, “Thân mến”… 

Đó cũng là cách kết thúc một email nói chung, không chỉ dành riêng cho cách viết mail xin nghỉ việc. Do đó, bạn có thể áp dụng cho các mẫu email khác.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách sử dụng LinkedIn hiệu quả gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Trong cuộc sống, hầu như ai cũng sẽ có những lúc bận việc đột xuất và bắt buộc phải xin nghỉ 1 ngày. Lúc này, cách xin nghỉ việc 1 ngày sao cho khéo léo là vô cùng quan trọng để cấp trên có thể thông cảm được cho bạn.

Đề cập đến thời gian nghỉ việc của bạn

Khi xin nghỉ việc đột xuất, hãy thông báo cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự của bạn về khoảng thời gian nghỉ việc cụ thể. 

Cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày như vậy sẽ giúp phòng nhân sự tính ngày nghỉ phép một cách chính xác cho bạn. Bên cạnh đó, cấp trên của bạn cũng nắm được tình hình sắp xếp nhân sự phù hợp. 

Điều này nhằm tránh gây ra những xáo trộn không đáng có, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh công ty trong thời gian bạn nghỉ việc.

Tuân theo quy định của công ty

Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp quy định khá khắt khe cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày của nhân viên. Bởi, họ thường yêu cầu người lao động phải báo trước thời gian nghỉ phép trước 3 đến 7 ngày. 

Đối với những chức vụ cao trong công ty thì càng phải dành nhiều thời gian hơn trước khi nghỉ. Điều này giúp bạn có đủ thời gian để bàn giao cũng như tìm người sẽ thay thế vị trí tạm thời.

Khi nghỉ việc đột xuất thì bạn nên chủ động đề xuất người thay thế mình

Chính vì thế, khi nghỉ việc đột xuất, bạn có thể làm gián đoạn tiến độ công việc của công ty và gặp khó khăn trong việc nhận lương phép. Để đảm bảo công ty không bị ảnh hưởng thì bạn nên chủ động đề xuất người thay thế vị trí của mình. 

Cách xin nghỉ việc 1 ngày như thế vừa tạo cảm giác yên tâm cho cấp trên, vừa thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn.

Thể hiện mình là người có trách nhiệm

Mỗi công việc, mỗi vị trí chức vụ đều sẽ có đặc thù riêng. Do đó, khi bạn nghỉ việc đột xuất thì không phải ai cũng có thể đảm nhận được vị trí của bạn. 

Bạn cần thể hiện sự trách nhiệm của mình bằng cách bàn giao công việc với những người có liên quan. Hãy đảm bảo mọi người cùng nắm bắt tình hình và hỗ trợ tốt công việc của bạn khi xin nghỉ việc đột xuất.

Bạn có thể nêu kế hoạch và cách giải quyết vấn đề công việc trong email xin nghỉ việc. Đây là cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày cách viết đơn xin nghỉ học vì nhà có việc khá văn minh. Điều này cũng thể hiện bạn là người làm việc chuyên nghiệp ngay cả khi mình rời vị trí công việc.

Đề cập lý do xin nghỉ việc đột xuất

Đưa ra lý do xin nghỉ việc có lẽ là điều khó khăn nhất đối với nhiều người. Làm thế nào để thuyết phục cấp trên của mình một cách nhẹ nhàng? 

Lúc này, bạn cần trình bày lý do nghỉ việc đột xuất với sếp bằng thái độ nghiêm túc và chân thành. Nếu nói không khéo léo, bạn sẽ dễ gây ra khó chịu và tạo thành kiến của sếp dành cho mình. 

Viết một bức thư hoặc email xin nghỉ việc đột xuất

Bạn nên dành thời gian để viết đơn xin nghỉ việc hoặc email dù là nghỉ đột xuất. Cách viết mail xin nghỉ việc như vậy sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn với người cấp trên và ban lãnh đạo công ty. Đồng thời, bạn cũng cho thấy sự trách nhiệm và chuyên nghiệp của mình.

Hãy nêu rõ lý do nghỉ việc cụ thể và đừng quên gửi lời cảm ơn nhé! Sẽ không mất mát gì khi thực hiện điều này, nhưng bạn sẽ nhận được thiện cảm nhiều hơn khi xin nghỉ việc.

Đọc thêm: Vì sao ngày càng nhiều người nghỉ việc văn phòng để làm freelancer?

Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Dù đang trong thời gian thử việc, hãy đảm bảo rằng bạn có cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp và khéo léo nhằm để lại ấn tượng tốt cho công ty cũ nhé.

Thông báo nghỉ việc trước một khoảng thời gian nhất định

Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Như vậy, bạn có quyền nghỉ việc trong thời gian thử việc ngay sau khi gửi email xin nghỉ. 

Bạn có quyền nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước

Tuy nhiên, bạn nên cảm thông cho những vất vả mà phòng tuyển dụng và công ty đang phải đối mặt. Cụ thể, hãy thông báo xin nghỉ việc trong thời gian thử việc trước thời điểm nghỉ mà bạn mong muốn 4 đến 5 ngày.

Đề nghị hỗ trợ công việc nếu công ty cần

Khi xin nghỉ việc, bạn có thể trao đổi xem công ty có cần bạn ở lại hỗ trợ công việc thêm không. Nếu công ty có thể tự sắp xếp, bạn có thể đề nghị nghỉ ngay hôm sau. 

Trong trường hợp công ty cần thì với việc bạn báo trước, họ sẽ cảm thấy bạn là một người rất chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

Tổng hợp tài liệu, văn bản cần thiết để bàn giao

Những tài liệu, hợp đồng, văn phòng phẩm… được cung cấp trong thời gian thử việc cần được lên danh sách cụ thể và hoàn trả rõ ràng. Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc như vậy nhằm đảm bảo sau này bạn không phải quay lại công ty hoàn tất các thủ tục bàn giao nữa.

Đọc thêm: “Chỉnh” sếp sao cho chuẩn? 04 bước góp ý thẳng thắn với cấp trên mà không sợ mất lòng

Cách viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

Bên cạnh những ngày nghỉ lễ tết, những ngày phép năm thì người lao động còn được nghỉ việc hưởng nguyên lương trong một số trường hợp như sau:

  • Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.

Nếu như nghỉ với lý do khác như du lịch, ốm đau, việc cá nhân… thì bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ việc tạm thời không lương.

Để biết cách viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương, bạn có thể tham khảo ngay mẫu đơn xin nghỉ phép theo từng phần dưới đây.

Cách viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

Phần mở đầu

Đối với phần mở đầu của đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương, bạn sẽ cần những mục như sau:

  • Quốc ngữ, tiêu ngữ: Chính là dòng “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc”.
  • Tiêu đề: Đơn Xin Nghỉ Việc Không Hưởng Lương.
  • Ngày tháng năm làm đơn, dòng này bạn có thể để ở phần mở đầu hoặc kết luận.
  • Kính gửi: Tại đây bạn điền thông tin của người nhận như Ban Giám Đốc, Ban Lãnh Đạo và các phòng ban liên quan như phòng hành chính nhân sự, phòng ban mà bạn đang làm việc.
  • Thông tin cá nhân: Bao gồm họ tên, mã số nhân viên [nếu có], chức danh hoặc chức vụ hiện tại đang đảm nhiệm, thuộc phòng ban nào.

Phần nội dung

Đây chính là quan trọng nhất trong cách xin nghỉ việc tạm thời không lương. Ở phần này, bạn cần trình bày những thông tin như sau:

  • Phần dẫn vào nội dung: Tôi làm đơn này để đề nghị…., phòng ban,…
  • Lý do xin nghỉ là gì: Thông thường sẽ có nhiều lý do như nghỉ việc riêng, nghỉ ốm…
  • Thời gian nghỉ phép: Bạn cần điền thông tin về thời gian cụ thể bạn muốn nghỉ việc tạm thời từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu.
  • Kế hoạch bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép: Bạn sẽ bàn giao công việc như thế nào, ai là người tiếp nhận công việc của bạn trong thời gian bạn nghỉ việc tạm thời.
  • Số điện thoại của bạn để liên hệ khi có sự cố khẩn cấp.
  • Cam kết về công việc trong thời gian nghỉ.

Phần kết luận

Cuối cùng, hãy gửi lời cảm ơn và mong muốn của bạn, ví dụ như “Rất mong Ban Giám Đốc/Ban Lãnh Đạo/Phụ trách phòng ban xem xét và chấp thuận. Tôi xin chân thành cảm ơn!” 

Bên cạnh đó, bạn đừng quên mục xin chữ ký của các phòng ban và nhân sự có liên quan.

Đọc thêm: 

Lưu ý

Ngoài ra, một số cách viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương mà bạn cần lưu ý là:

  • Bạn cần sử dụng mẫu đơn xin nghỉ việc theo đúng quy định của công ty.
  • Trong trường hợp công ty không có mẫu đơn, bạn sẽ cần phải tự soạn đơn. Với cách viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương này, bạn cần chú ý giọng điệu trong đơn phải đảm bảo nhẹ nhàng và lịch sự.
  • Lý do xin nghỉ việc tạm thời không lương cần phải cụ thể, phù hợp và trung thực. 
  • Đưa ra được phương án giải quyết cho các công việc, nhiệm vụ của bạn trong thời gian nghỉ.

Đọc thêm: Nhân viên mới làm thế nào để “ghi điểm” tuyệt đối với cấp trên của mình?

Lưu ý khi xin nghỉ việc

Dù xin nghỉ việc với lý do là gì và lựa chọn cách xin nghỉ việc như thế nào thì các bạn vẫn cần lưu ý những vấn đề sau:

Quy trình của công ty

Một số công ty rất khó khăn trong việc xin nghỉ việc đột xuất. Chính vì vậy, trừ những lý do quá đột ngột thì bạn nên xin nghỉ đúng theo quy trình của công ty.

Bạn nên xin nghỉ đúng theo quy trình của công ty

Bạn có thể bắt đầu bằng cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng và lịch sự. Mục đích là để người quản lý xem xét và quyết định cho bạn rời khỏi công ty một cách thoải mái hơn.

Tìm người thay thế

Mỗi vị trí công việc đều có tính chất, đặc thù riêng mà không phải ai cũng có thể đảm nhận. Bạn cần tìm người thay thế mình để giải quyết những phát sinh khi bạn vắng mặt. Điều này sẽ giúp thể hiện bạn là người làm việc có trách nhiệm và chuyên nghiệp.

Bàn giao công việc

Nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ, thường hay cho rằng khi đã quyết định nghỉ thì nghỉ luôn, cần gì phải chuyển giao công việc. Tuy nhiên, hãy đặt mình vào vị trí người sếp, bạn sẽ rất thất vọng với một nhân viên hành xử như vậy. 

Khi bạn bàn giao công việc một cách có tâm huyết và thiện chí thì việc bạn ra đi sẽ trở nên hiên ngang hơn. Biết đâu một ngày, bạn sẽ gặp lại sếp và đồng nghiệp cũ. Vì vậy, hãy cố gắng cư xử lịch thiệp khi rời bỏ công việc.

Hãy giải đáp những câu hỏi như: Ai sẽ tiếp tục làm các dự án đang dang dở? Bạn đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm dự án trước khi nộp đơn xin thôi việc? Khi nào sẽ bàn giao hẳn các nhiệm vụ đang đảm nhiệm? …

Đọc thêm: 5 thói quen giúp bạn làm việc hiệu quả

Làm việc chuyên nghiệp đến phút cuối cùng

Một số người sẽ có tư tưởng hời hợt, làm việc chểnh mảng sau khi xin nghỉ việc. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng người cấp trên lúc nào cũng sẽ quan sát xem bạn làm việc thế nào. 

Khi đã được phê duyệt nghỉ việc, hãy cố gắng làm việc nỗ lực, tận tâm đến những giây phút cuối cùng. Bạn đừng cho rằng, mình xin nghỉ rồi thì mình không cần làm việc tích cực nữa, đó là một sai lầm trong cách xin nghỉ việc có văn hóa.

Thể hiện sự biết ơn với công ty

Sếp và công ty cũ chính là nơi giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong suốt một khoảng thời gian vừa qua. Dù môi trường làm việc có tích cực hay không, hãy cố gắng nói một cảm ơn trân trọng với công ty và đồng nghiệp trước khi ra đi.

Bonus: Cách viết đơn xin nghỉ học vì nhà có việc

Trong môi trường học tập thì việc học sinh, sinh viên vắng mặt thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khiến các em không thể có mặt ở lớp được. 

Cách viết đơn xin nghỉ học vì nhà có việc dành cho phụ huynh

Đối với các bạn học sinh chưa có đủ kỹ năng, trình độ để viết giấy phép nghỉ học. Thì phụ huynh có thể thay mặt con em mình để viết đơn xin nghỉ học vì nhà có việc. Các lý do xin nghỉ học phải phù hợp để được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm nhé.

Mẫu đơn xin nghỉ học vì nhà có việc dành cho phụ huynh

Cách viết đơn xin nghỉ học vì nhà có việc dành cho sinh viên

Khác với cách xin nghỉ học của học sinh, mẫu đơn xin phép nghỉ học của sinh viên thường yêu cầu cao hơn về kỹ năng trình bày văn bản cũng như lý do xin nghỉ. Thông thường, đơn xin nghỉ học của sinh viên cần phải chứa các nội dung thông tin về mã sinh viên, tên lớp, tên trường, hệ đào tạo…

Mẫu đơn xin nghỉ học vì nhà có việc dành cho sinh viên

Lưu ý: Với các lý do xin nghỉ do vấn đề về sức khỏe, để được chấp nhận, các bạn sinh viên hoặc phụ huynh cần nộp kèm giấy khám bệnh, giấy yêu cầu điều trị bệnh của bác sĩ để gia tăng tính thuyết phục.

Tổng kết

Bai viết trên đã chia sẻ những cách xin nghỉ việc với các lý do khác nhau như nghỉ đột xuất 1 ngày, nghỉ trong thời gian thử việc, nghỉ không lương. Hy vọng các bạn đã biết cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng và chuyên nghiệp khi xin phép cấp trên của mình. Truy cập ngay vào trang web saugiohanhchinh.vn để cùng tìm đọc nhiều bài viết thú vị khác nhé.

Chủ Đề