Cách xử lý răng mọc ngầm

Răng khôn mọc ngầm và lệch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, Bác sĩ thường phải nhổ răng khôn mọc lệch ngầm để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Răng khôn mọc lệch và ngầm là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu không chú ý hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng như ảnh hưởng răng số 7, viêm nướu, rối loạn cảm giác,...

Răng khôn là nhóm răng mọc cuối cùng trên hàm. Theo đó, răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Lúc này do xương hàm đã cứng nên hiện tượng răng khôn mọc lệch ngầm rất dễ xảy ra.

Răng khôn mọc ngầm thường có xu hướng đâm vào chân răng số 7

Răng khôn răng khôn mọc ngầm và bị lệch là răng khôn nằm hoàn toàn dưới nướu. Trong những trường hợp này, mặc dù bạn không thấy răng khôn trồi lên nhưng thực tế chiếc răng này vẫn đang phát triển bên dưới nướu, khiến bạn bị ê hoặc đau dữ dội. Thông thường, những chiếc răng khôn ở hàm dưới sẽ dễ xảy ra hiện tượng này hơn so với răng khôn hàm trên.

2. Biểu hiện của răng khôn mọc ngầm và bị lệch

Tương tự như răng khôn mọc thường, răng khôn mọc ngầm và bị lệch sẽ có các biểu hiện sau:

Các biểu hiện khi mọc răng khôn khá giống nhau

Đau hoặc ê buốt nướu:

Do răng khôn vẫn phát triển bên dưới nướu nên mô nướu vẫn sẽ bị kích thích, dẫn đến hiện tượng đau hoặc ê buốt nhẹ khi ăn nhai. Đôi lúc nếu răng khôn mọc lệch đâm vào chân răng số 7, bạn sẽ cảm thấy ê nhức ở răng này kể cả khi không ăn nhai. Ngược lại, cũng có không ít bạn hoàn toàn không có đau nhức hoặc biểu hiện gì khi răng khôn mọc ngầm.

Sưng nướu:

Khi dùng lưỡi đẩy nhẹ vào vùng mọc răng khôn, bạn dễ dàng nhận thấy phần nướu hơi sưng và cộm. Nếu răng khôn mọc ở hàm dưới, bạn có thể soi gương và quan sát thấy tình trạng đỏ ở phần nướu.

Hôi miệng và đắng lưỡi:

Dù răng khôn mọc ngầm nhưng phần nướu sưng lên vẫn có thể khiến các vụn thức ăn bị mắc kẹt. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vùng mọc răng khôn sẽ trở thành khu vực tích tụ nhiều vi khuẩn, từ đó làm xuất hiện tình trạng hôi miệng và đắng lưỡi.  

Không thấy răng khôn xuất hiện:

Mặc dù xuất hiện các biểu hiện như đau nướu, sưng nướu, hơi thở có mùi,... nhưng vẫn không thấy răng khôn thì có thể răng khôn của bạn đã bị mọc ngầm. Tuy nhiên vẫn không thể loại trừ bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, ung thư vòm miệng,... Do đó khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện răng miệng bất thường nào, bạn nên đến bệnh viện uy tín để kiểm tra và chụp X – quang răng.

3. Có nên nhổ răng khôn mọc lệch ngầm?

Nếu kết quả chụp X – quang và kiểm tra răng cho thấy khôn mọc ngầm nhưng không gây ảnh hưởng đến các răng kế cận thì Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để giúp răng khôn trồi lên và mọc thẳng. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn mọc lệch ngầm nếu có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

Ảnh hưởng xấu đến răng số 7:

Khi răng khôn mọc ngầm và đâm vào răng số 7, răng số 7 lúc này sẽ bị tiêu một phần thân và chân răng. Tình trạng này thường xảy ra âm thầm nên dễ khiến nhiều bạn bỏ qua. Về lâu dần, răng số 7 sẽ bị lung lay, khiến bạn có nguy cơ mất răng.

Viêm nướu:

Đây là biến chứng dễ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Khi bị viêm nướu, bạn sẽ thấy có chất dịch [mủ] chảy ra. Nếu để tình trạng nặng hơn, sự viêm nhiễm có thể lan sang các khu vực xung quanh như má, cổ, xương,...

Xuất hiện u nang xương hàm:

Hiện tượng răng khôn mọc lệch, ngầm sẽ khiến xuất hiện u nang xương hàm. Những vùng bị u nang xương hàm có thể bị hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Để điều trị biến chứng này, Bác sĩ cần phải loại bỏ mô và xương bị u nang.

Rối loạn về phản xạ và cảm giác:

Bên dưới răng khôn chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Khi mọc ngầm, răng khôn sẽ chèn lên những dây thành kinh này khiến tê hoặc mất cảm giác ở môi, da, niêm mạc,...

Do mọc cuối cùng khi xương hàm đã cứng và thiếu diện tích nên hiện tượng răng khôn mọc ngầm và bị lệch rất phổ biến. Trong nhiều trường hợp, Bác sĩ buộc phải nhổ răng khôn mọc lệch ngầm để bảo vệ các răng kế cận cũng như sức khỏe răng miệng. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chủ động khám răng định kỳ, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng khôn để theo dõi tình trạng phát triển của răng, tránh tình trạng xuất hiện biến chứng nguy hiểm do răng khôn gây ra.

Bạn đã bao giờ tìm hiểu xem hàm răng của mình đã mọc đủ hay chưa? Có phát hiện chiếc răng nào còn chưa nhú lên hay không. Đó có thể là những chiếc răng mọc ngầm đấy. Đây là tình trạng không hiếm gặp mà còn diễn ra thường xuyên ở mọi đối tượng.

Chúng khiến hàm răng của bạn bị thiếu đi hoặc thậm chí dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng khác. Vậy, răng mọc ngầm có nguy hiểm không? Phải xử lý như thế nào, có nên nhổ răng mọc ngầm? Cùng nha khoa Đinh Tiên Hoàng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Phòng khám nha khoa uy tín tại quận Bình Thạnh
  • Địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại tphcm – Nha khoa Đinh Tiên Hoàng
  • Địa chỉ chỉnh nha – niềng răng tốt nhất tại TPHCM
  • Cấy ghép implant uy tín, bảo hành trọn đời

  • Nguyên nhân khiến răng mọc ngầm
  • Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?
  • Cách xử lý răng mọc ngầm
    • Xử lý bằng phương pháp nhổ răng mọc ngầm
    • Xử lý răng mọc ngầm bằng cách chỉnh nha

Nguyên nhân khiến răng mọc ngầm

Răng mọc ngầm được hiểu là chiếc răng mọc ẩn bên trong xương hàm, nếu quan sát bằng mắt thường thì không phát hiện được. Thậm chí, ngay bản thân người bị mọc răng ngầm đôi khi còn không cảm nhận được. Răng mọc ngầm có nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn:

  • Do cơ thể phát triển chậm, dẫn đến răng cũng bị mọc chậm theo. 
  • Do nhổ răng sữa quá sớm làm cho các răng bên cạnh xô ngã sang, gây mất khoảng trống để chiếc răng vĩnh viễn tại vị trí đó mọc lên.
  • Do yếu tố di truyền từ trong gia đình.
  • Do không đủ chỗ trên cung hàm để mọc, bắt buộc răng phải tìm chỗ để mọc.

Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?

Răng mọc ngầm tuy không đau đớn hay gây phiền toái cho người gặp phải. Tuy nhiên, răng mọc ngầm vẫn có thể có những biến chứng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bệnh nhân. Những chiếc răng đến thời điểm phải mọc nhưng không còn chỗ trống có thể sẽ tìm kiếm vị trí khác trên cung hàm dù không đúng vị trí.

Chúng mọc nghiêng vẹo, đâm xéo, đâm ngang vào những chiếc răng khỏe mạnh khác. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị sâu răng, răng bị tổn thương và thậm chí là bệnh viêm nướu, nhiễm trùng,… Do đó, để đề phòng việc răng mọc ngầm có nguy cơ gây nên biến chứng, bạn phải thường xuyên đi chụp khám định kỳ nhé!

Cách xử lý răng mọc ngầm

Răng mọc ngầm thông thường sẽ chia thành 2 loại cụ thể là: răng thường mọc ngầm và răng khôn mọc ngầm. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp răng nanh mọc ngầm gây ảnh hưởng lên toàn hàm răng. Để xử lý tình trạng này triệt để, chúng ta có những cách cụ thể sau:

Xử lý bằng phương pháp nhổ răng mọc ngầm

Đây là phương pháp xử lý răng mọc ngầm khá phổ biến và thông dụng trong lĩnh vực nha khoa. Nhổ răng mọc ngầm có hiệu quả cao, nhanh chóng lại không tốn kém chi phí nhiều. Cách điều trị này được áp dụng chủ yếu cho các trường hợp: răng  không mọc ngay ngắn, nghiêng lệch và đâm sang các chân răng khác. Răng mọc ngầm là răng dư thừa, răng không có chức năng cụ thể như răng khôn. Đó cũng là câu trả lời cho những thắc mắc răng khôn mọc ngầm có nên nhổ không.

Xử lý răng mọc ngầm bằng cách chỉnh nha

Phương pháp này phù hợp cho những trường hợp răng mọc ngầm do sự khiếm khuyết trên cung hàm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để làm lộ chiếc răng mọc ngầm này ra. Sau đó, tiếp tục thực hiện kéo răng, niềng răng để điều chỉnh răng về đúng vị trí bị thiếu.

Trên đây là những thông tin về răng mọc ngầm và cách khắc phục chúng. Hy vọng rằng đây là bài viết hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu kiểm tra răng của mình, có thể liên hệ: 096.4444.999. Nha khoa Đinh Tiên Hoàng, với kinh nghiệm hơn 20 năm, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao kết hợp cùng kỹ thuật điều trị hiện đại, cam kết sẽ mang đến cho bạn kết quả làm răng tốt nhất.

Chủ Đề