Cách xử lý sắp gỗ bị cong vênh

Cách xử lý gỗ bị nứt, cong chuyên nghiệp như xưởng mộc

Tình trạng nứt vỡ, cong vênh đồ gỗ sau một khoảng thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thay đổi thất thường như nước ta. Chúng không chỉ là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vẻ ngoài hoàn hảo mà còn làm giảm giá trị của nội thất, đồ mỹ nghệ làm từ gỗ. Vậy có hay không cách xử lý gỗ bị nứt, cong hiệu quả? Với những chia sẻ của Cơ Khí Hồng Ký, bạn sẽ có ngay mẹo giải quyết các lỗi nứt vỡ nhanh chóng và hợp lý.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt, cong của gỗ

Tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý gỗ bị nứt, cong phù và bảo quản hợp lý nhất

Gỗ là nguyên liệu phổ biến trong sản xuất, chế tác nội thất, mỹ nghệ. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, chúng cũng tồn tại một số nhược điểm, đặc biệt là dễ nứt vỡ, cong vênh sau một thời gian dài sử dụng.

Để lý giải cho hiện tượng này, trước tiên Cơ Khí Hồng Ký sẽ giới thiệu quá về cấu tạo của gỗ tự nhiên. Chúng được tạo nên từ các vách cellulose. Và khả năng co giãn của gỗ sẽ được quyết định bởi độ dày của những vách này.

Nói các khác, nếu loại gỗ dùng để sản xuất đồ nội thất có mật độ vách cellulose thấp, khả năng giữ nước sẽ cũng kém hơn. Theo thời gian, nước bị bốc hơi, thể tích sẽ bị giảm làm ảnh hưởng đến sự liên kết tế bào, khiến các thớ gỗ rời ra và tạo thành các vết nứt.

Tình trạng rạn nứt hay cong vênh của gỗ tự nhiên là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong quá trình tẩm sấy, tẩm ướp hóa chất các nhà sản xuất đã làm giảm tối đa nguy cơ xảy ra các vấn đề này. Tuy nhiên, do thói quen sử dụng, tác động mạnh mẽ của các yếu tố sau đây cũng làm giảm chất lượng của đồ gỗ:

Do thấm nước

Sử dụng nước thường xuyên để vệ sinh bề mặt. Khi nước thấm vào các thớ gỗ, đặc biệt là gỗ công nghiệp sẽ khiến quá trình rạn nứt diễn ra nhanh hơn.

Ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao chính là một trong những kẻ thù của của đồ gỗ. Chúng làm ảnh hưởng đến cấu trúc, làm giảm độ liên kết của các tế bào, khiến gỗ bị giãn nở và hình thành nên các vết sần, rạn nứt.

Do co ngót

Quá trình tẩm sấy không đảm bảo khiến gỗ dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong không khí

Co ngót cũng là nguyên nhân hay gặp gây nên nội, ngoại thất gỗ bị cong vênh, rạn nứt. Chúng thường xảy ra đối với những món đồ được làm từ gỗ tự nhiên chưa qua tẩm, sấy kỹ.

Quy trình tẩm sấy không đảm bảo khiến lượng nước bên trong thớ gỗ không đạt chuẩn theo yêu cầu. Khi thời tiết nắng nóng, hanh khô, độ ẩm trong không khí giảm, tăng tình trạng bốc hơi của gỗ tự nhiên và dẫn đến việc xuất hiện các dấu tích nứt toác trên bề mặt, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồ gỗ.

Va đập, tác động ngoại lực

Các tác động cơ học như xê dịch, vật nặng đa lên, va đập trong quá trình sử dụng hàng ngày Đây là các nguyên nhân không thể tránh khỏi khiến gỗ bị cong vênh, nứt vỡ.

Cách xử lý gỗ bị nứt, cong hiệu quả và đơn giản

Bạn đã biết cách xử lý gỗ bị, cong vênh chưa?


Nếu đồ gỗ xuất các vết nứt, tùy theo kích thước to hay nhỏ, bạn có thể sử dụng các cách xử lý sau đây:

Cồn i- ốt pha loãng

Pha loãng cồn i-ốt với nước sau đó đổ trực tiếp lên bề mặt vết nứt. Để nguyên trạng thái này trong 4-5 ngày sau đó dùng vải cotton chà mạnh xung quanh để khôi phục tình trạng ban đầu. Tuy nhiên, cách này chỉ áp ạp với những vết sần có kích thước nứt nhỏ.

Cách xử lý gỗ bị nứt, cong bằng sáp ong

Sáp ong có tác dụng khắc phục những lỗi nứt vỡ có kích thước nhỏ

Với những vết nứt nhỏ nếu không xử lý ngay từ đầu có thể khiến chúng bị toác và lan rộng hơn. Cách khắc phục khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng sáp ong nhỏ rồi nhét vào kẽ nứt. Dùng Vecni [Loại chuyên dùng để đánh bóng giày] cùng màu với gỗ để quét lên bề mặt.

Dùng keo từ giấy

Trong trường hợp mẹo sử dụng sáp ong không mang lại hiệu quả, có thể áp dụng keo được làm từ giấy. Phương pháp này không chỉ dễ áp dụng mà còn tiết kiệm bởi bạn có thể tự chế bằng cách dùng giấy báo, giấy ăn xé nhỏ trộn cùng phen chua. Đun hỗn hợp này trên lửa nhỏ cho đến khi sôi, tạo thành dạng đặc như keo và để nguội.

Trét keo giấy vào các vết nứt, đợi cho khô rồi phủ sơn đồng màu với gỗ lên trên. Vết nứt trên bề mặt đồ gỗ sẽ hoàn toàn biến mất và không thể nhận ra bằng mắt thường.

Tuy nhiên, cách này cũng có một nhược điểm đó là dễ thấm nước. Do đó, bạn chỉ nên áp dụng với đồ nội thất ít tiếp xúc với nước như bàn ghế, kệ tivi, giường ngủ, tủ quần áo

Hồ từ bao tải cũ, vải bông

Phủ một lớp sơn cùng màu để che lấp phần vừa trát hồ

Loại hồ này có thể tự chế tại nhà. Bạn chỉ cần dùng tải gai rách hoặc vải bông cũ [không dùng loại vải nilon] và đốt thành tro. Trộn cùng với dầu trẩu để thu được hỗn hợp dạng đặc.

Nhét hồ vải bông vào vết nứt và phơi khô. Cuối cùng sơn phủ một lớp đồng màu với gỗ để che lấp vết trám. Cách này mang lại hiệu quả hơn hẳn sử dụng keo giấy bởi nó vừa tạo được độ kín khít, chắc chắn lại không thấm nước.

Cách xử lý gỗ bị nứt, cong với mùn cưa

Vối một ít mùn cưa dạng mịn, bạn có thể dễ dàng hô biến các vết nứt trên bề mặt đồ gỗ. Cách này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn mang lại vẻ ngoài đẹp như mới nên thường được các xưởng mộc áp dụng.

Đầu tiên bạn nét mùn cưa dạng mịn vào trong kẽ nứt rồi nhỏ 1-2 giọt keo 502 mỗi lần cho đến khi khỏa lấp lỗ hổng. Dùng giấy nhám chà lên bề mặt để làm phẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế keo 502 bằng keo hóa học A -B. Tuy nhiên, chúng không đảm bảo chất lượng bằng nên không được các thợ gỗ chuyên nghiệp tin dùng.

Cuối cùng, chỉ cần quét một lớp sơn đồng màu với gỗ. Vết nứt sẽ hoàn toàn biến mất và để lộ bất kỳ dấu tích nào.

Cách phòng tránh đồ gỗ bị nứt, cong vênh

Ông cha ta có câu Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bởi vậy, bên cạnh cách xử lý gỗ bị nứt, cong, người dùng cần chú ý cách bảo quản, sử dụng để hạn chế tối đa xảy ra các tình trạng này. Một số điều bạn cần lưu ý như sau:

  • Trưng bày, sắp xếp đồ gỗ, mỹ nghệ ở những nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nước, mưa hắt vào hay không khí ẩm thấp.
  • Đối với các món đồ ngoại thất, thường xuyên tiếp xúc với mưa nắng nên được làm từ gỗ tự nhiên cứng chắc, có khả năng chịu tác động tốt như gỗ Lim, gỗ Óc chó
  • Sử dụng rèm che, trồng cây, đặt chậu cây cảnh phía trước để hạn chế ánh nắng, mưa phun hắt trực tiếp. Đồng thời giúp làm hạ nhiệt độ cho ngôi nhà, hạn chế tình trạng đồ gỗ bị nứt vỡ do nhiệt độ cao.
  • Cách vệ sinh đồ gỗ cần chú ý không sử dụng vải ướt hoặc hắt nước trực tiếp lên bề mặt. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng vải mềm, ẩm để lau chùi bụi bẩn.
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
  • Lựa chọn nội, ngoại thất làm từ gỗ chất lượng, đảm bảo quy trình tẩm sấy kỹ càng trước khi sử dụng.
  • Bảo dưỡng, vệ sinh đồ gỗ định kỳ, thường xuyên.

>> Xem thêm: cách xử lý lỗi trên bề mặt gỗ

Với những cách xử lý gỗ bị nứt, cong vênh, Cơ Khí Hồng Ký hy vọng sẽ giúp bạn giữ gìn và bảo quản nội, ngoại thất gia đình tốt hơn. Ngoài ra, nếu có nhu cầu trang bị, mua các loại máy móc phục vụ công tác chế biến, sản xuất gỗ như máy chà nhám, máy cưa, máy phay mời bạn liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Thông tin liên hệ:

Công ty cơ khí Hồng Ký

  • Trụ sở chính: 38 Tây Lân, KP7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM
  • Hotline: 1900 636 536
  • Website: hongkywoodworking.com

Video liên quan

Chủ Đề