Cấp phát hàng hóa cứu trợ lũ lụt năm 2024

* ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-huế vừa gửi điện thăm hỏi và trích ngân sách 150 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt tại các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Số tiền trên hỗ trợ các tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp mỗi tỉnh 30 triệu đồng. Hỗ trợ các tỉnh An Giang, Cần Thơ mỗi tỉnh 20 triệu đồng.

Chiều 26/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt. Mỗi cán bộ, công nhân viên đóng góp một ngày lương.

* Từ đầu mùa lũ đến nay, Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Long An đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp bà con vùng Đồng Tháp Mười khắc phục hậu quả lũ lụt, di dời nhà cửa, cứu người bị nạn, phòng chống dịch bệnh. Hội đã cấp 250 túi thuốc cấp cứu, 500 áo phao, cấp thuốc miễn phí cho gần 2.000 bà con vùng lũ. Hội cũng đã vận động cứu trợ 150 tấn gạo, mùng mền, quần áo và nhiều hàng hóa khác trị giá gần 1, 3 tỷ đồng.

* Đến ngày 22/10, tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận của 164 cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước số tiền và hàng hoá cứu trợ vùng lũ trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Bằng nguồn tiền của Chính phủ và tỉnh, Đồng Tháp đã trợ cấp cho 30 gia đình có người chết, 6.791 hộ di dời, 402 căn nhà bị sập với tổng cộng hơn 2,5 tỷ đồng. Tỉnh đã phân phối xong 1.000 chiếc xuồng và đang phân phát 1.000 tấn gạo của Chính phủ cứu trợ, cứu đói cho nhân dân vùng lũ. Tỉnh tiếp tục xét xây dựng 200 căn nhà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo, chủ hộ là phụ nữ thuộc gia đình nghèo với số tiền 1,2 tỷ đồng.

Tỉnh đang chuẩn bị kế hoạch, hỗ trợ di dời dân về nơi ở cũ khi nước rút, khám chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, địa điểm dân di dời sống tập trung và phòng ngừa dịch bệnh sau khi nước rút./.

* Tỉnh Cần Thơ vừa xuất 300 tấn gạo cứu trợ nhân dân vùng lũ. Toàn tỉnh hiện có gần 18 ngàn hộ cần cứu trợ lương thực, xuống lưới để kiếm sống. Mưa lũ đã làm ngập trên 496,7 km đường giao thông nông thôn, trên 130 cống đập đầu mối bị phá vỡ, 622 cầu nông thôn hư hại và 16 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 4 trạm y tế và 78 điểm trường, phòng học bị ngập làm cho 1.675 học sinh phải nghỉ học./.

Năm 2022, tính đến ngày 28/12, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.453 tỷ đồng, gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so cùng kỳ năm 2021.

Tháng 10/2022, các tỉnh miền trung liên tiếp chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão mạnh, trong đó có bão Noru với cường độ lên đến cấp 14-15, giật cấp 17 và mưa lũ do hoàn lưu bão gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản.

Cùng những nỗ lực của cả nước trợ giúp người dân các tỉnh miền trung khắc phục hậu quả thiên tai, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các tỉnh, thành phố cũng chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động cứu trợ khẩn cấp.

Trung ương Hội cùng các đoàn đã tới thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khẩn cấp cho gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, thảm họa với tổng số tiền và hàng trị giá hơn 4,1 tỷ đồng cho 2.441 hộ gia đình [tương đương 9.764 khẩu] tại các tỉnh: Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Phú Yên; thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Các hội ở các tỉnh, thành phố cũng đã tích cực vận động, tiếp nhận và triển khai các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, cứu trợ hàng và tiền tổng trị giá gần 29 tỷ đồng.

Nhiều mô hình hỗ trợ như: tiền mặt, hàng hóa; sửa và xây nhà mới; hỗ trợ sinh kế; hỗ trợ xe cứu thương miễn phí cho bà con ở các xã bị lũ lụt; tổ chức khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo.

Bên cạnh đó, Trung ương Hội đã vận động các đối tác, các nhà tài trợ để triển khai chương trình, dự án cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai với tổng kinh phí gần 22 tỷ đồng.

Người dân Đà Nẵng mua hàng tại “Siêu thị 0 đồng”.

4 dự án nổi bật gồm: Dự án Cứu trợ khẩn cấp các tỉnh bị ảnh hưởng do bão và lũ tháng 10/2022 tại Việt Nam [DREF] do Hiệp Hội Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hỗ trợ với tổng trị giá hơn 12,75 tỷ đồng; khoản viện trợ phi dự án “Cứu trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ tại thành phố Đà Nẵng” do Quỹ Coca cola hỗ trợ trị giá hơn 6,7 tỷ đồng; dự án “Hỗ trợ ứng phó bão số 5 năm 2022” do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tài trợ tại tỉnh Thừa Thiên Huế trị giá gần 1,23 tỷ đồng; chương trình “Hỗ trợ người dân Đà Nẵng, Quảng Nam ảnh hưởng bởi bão lũ” do Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ SunLife hỗ trợ với trị giá 910 triệu đồng.

Các dự án đã góp phần hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho 50.591 người dân được hưởng lợi với các hoạt động như: sửa chữa nhà; phiếu đi chợ tại siêu thị 0 đồng; hỗ trợ sinh kế; cấp phát tiền mặt không điều kiện; truyền thông về nước sạch và phòng, chống dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp…

Tại hội nghị, các tỉnh, thành Hội cũng chia sẻ, đề xuất các cách thức thực hiện, truyền thông hiệu quả trong những chương trình cứu trợ khẩn cấp thời gian tới. Những mô hình, cách thức thực hiện các chương trình, dự án cứu trợ lần này của các địa phương có thể được hiệp hội, các hội Quốc gia sử dụng để làm những điển hình trong công tác ứng phó, cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở các nước khác.

Chủ Đề