Cầu Thanh Trì dài bao nhiêu km

Trưa mai, 2-2, dòng sông Hồng lịch sử chảy qua Thủ đô lại được chứng kiến thêm một sự kiện có nhiều ý nghĩa: Cầu Thanh Trì [dài 3.084 m, rộng 33,1 m] sẽ chính thức thông xe, giải tỏa sức ép giao thông đang đè nặng lên cầu Chương Dương, đồng thời phân bổ và giảm bớt đáng kể lưu lượng xe, nhất là xe tải, đi qua nội đô. Đây cũng là cây cầu tạo điều kiện để Hà Nội đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế đô thị và đô thị hoá vùng Bắc sông Hồng trong kế hoạch mở rộng Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Nhìn rộng ra, cầu Thanh Trì có vị trí chiến lược đối với giao thông vùng kinh tế động lực phía bắc và trục xuyên Việt. Cùng với đường vành đai III [Hà Nội], cầu Thanh Trì nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 1, liên kết tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với trục giao thông Bắc – Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả miền bắc rộng lớn…

 Trên đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội, Thanh Trì là cầu được đưa vào sử dụng thứ tư theo trình tự thời gian và hiện tại cũng đứng vị trí thứ tư kể từ thượng lưu xuống, sau các cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương.

Ở đoạn sông này, lâu đời nhất là cầu Long Biên [khánh thành tháng 3-1902]. Tiếp theo là cầu Thăng Long [viện trợ của Liên Xô trước đây, khánh thành ngày 9-5-1985] và cầu Chương Dương [công trình tự lực của ngành cầu Việt Nam, khánh thành ngày 30-6-1985] với những nỗ lực vượt bậc trong thời điểm hết sức khó khăn của những năm cuối thời kỳ kinh tế bao cấp.

Sau hơn 20 năm đổi mới, cầu Thanh Trì [vốn ODA, có bề rộng lớn nhất đối với loại cầu bê-tông dự ứng lực ở nước ta] là cây cầu đầu tiên được đưa vào sử dụng. Sau cầu Thanh Trì, đoạn sông Hồng chảy qua Thủ đô dài khoảng 20 km [từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì] sẽ có những công trình vượt sông hiện đại nào tiếp theo? Đó là cầu Vĩnh Tuy [vốn trong nước, kết cấu bê tông dự ứng lực, nằm giữa cầu Chương Dương và Thanh Trì] đang thi công, sẽ thông xe khoảng đầu năm sau. Tiếp theo là cầu Nhật Tân [vốn ODA, nằm giữa cầu giữa cầu Thăng Long và Long Biên] dự định khánh thành vào dịp kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội. Theo các nhà thiết kế, đây là cầu treo dây văng đa nhịp, kết cấu kỹ thuật độc đáo và kiến trúc mỹ thuật phản ánh biểu tượng Thủ đô ngàn năm văn vật, là công trình vượt sông vào loại lớn và đẹp nhất nước ta…

Sau năm 2010, để phát triển phương tiện giao thông bánh sắt, gần cầu Long Biên sẽ có một công trình vượt sông cho đường sắt trên cao trong hệ thống giao thông quốc gia. Cũng ở khu vực này, các chuyên gia giao thông trong và ngoài nước đang nghiên cứu một cầu nổi hoặc ngầm dưới lòng sông, dành riêng cho đường sắt nội đô…

Ai cũng biết, những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội thường thuộc loại lớn và đặc biệt lớn, cần rất nhiều vốn đầu tư. Mặt khác, kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan, hệ thống giao thông sẵn có và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan khác, đòi hỏi phải liên tục giải các bài toán phức tạp trong suốt quá trình lên kế hoạch, lập dự án, thiết kế cũng như xây dựng. Tin rằng, với những kinh nghiệm đã được tích luỹ, nhất là sau khi thông xe cầu Thanh Trì, ngành giao thông vận tải và TP Hà Nội sẽ hoàn thành các công trình vượt sông tiếp theo đúng kế hoạch, bảo đảm đồng bộ và hiệu quả cao hơn…

Cầu Thanh Trì có điểm đầu tại Pháp Vân [Quốc lộ 1A] và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm [giao cắt Quốc lộ 5] với tổng chiều dài 12,8 km, trong đó chiều dài cầu chính vượt sông dài 3.084m, rộng 33,1m.

Trong quá trình thi công, những công nghệ xây dựng cầu tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay đã được áp dụng thành công như: công nghệ đúc dầm cầu sử dụng đà giáo di động lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam; công nghệ thi công bệ móng trụ cầu chính bằng vòng vây cọc ống thép; công nghệ đúc hẫng cân bằng dầm cầu chính liên tục chiều dài nhịp 130m v.v…

Theo ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư, họ đang đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và thi công hai gói thầu đường dẫn phía bờ bắc và nam cầu Thanh Trì, nhằm sớm đưa vào khai thác toàn bộ Dự án, phát huy hiệu quả tối đa của cây cầu.

Tìm hiểu về Cầu Thanh Trì: Cầu bắc qua sông Hồng, Hà Nội, Việt Nam: Tổng quan, Nguồn vốn, Các gói thầu - Wiki Tiếng Việt

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cây cầu nằm trên lý trình Km164 + 646 Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông nối quận Hoàng Mai với huyện Gia Lâm, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1 tại Pháp Vân, cắt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Cổ Bi . Với chiều rộng hơn 33m, dài 3km, cầu Thanh Trì là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành.

Cầu Thanh Trì không chỉ là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng  mà còn là một trong những cây cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Cây cầu này cũng nằm trong hệ thống giao thông huyết mạch của thủ đô với kết cấu đồ sộ.

Nội dung tóm tắt

1. Cầu Thanh Trì ở đâu? Cầu Thanh Trì thuộc quận nào?

Cầu Thanh Trì là một trong 7 cây cầu lớn nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên. Cầu bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân [Hoàng Mai], cắt đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng tại Thạch Bàn- Long Biên. Điểm cuối của cầu cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng [Long Biên].

2. Giới thiệu về cầu Thanh Trì

Những năm đầu thế kỷ 21, dự án cầu Thanh Trì và  hệ thống đường dẫn là một dự án lớn và trọng điểm của Việt Nam tại Hà Nội, Công trình có tầm quan trọng trong việc hoàn thiện mạng giao thông đường bộ cho trục kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tăng năng lực giao thông quốc lộ 1A tại Hà Nội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội vùng đồng bằng Bắc bộ.

Cầu Thanh Trì là một trong những hệ thống giao thông trọng điểm của Hà Nội

Đến thời điểm hiện tại, cầu Thanh Trì là cây cầu vào loại có quy mô lớn thứ 2 sau cầu Vĩnh Thịnh. Phần cầu chính được bắt đầu từ thôn Nam Dư thuộc phường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, qua sông Hồng đến thôn Đông Dư thuộc phường Thạch Bàn quận Long Biên.

Cầu có chiều dài trên 3 km. So với các cầu đã được xây dựng trên sông Hồng tại Hà Nội, thì cây cầu này có chiều rộng mặt cầu rộng nhất, trên 33m cho phép 6 làn xe ô tô chạy, trong đó có 4 là xe chạy với tốc độ lớn khoảng 100km/giờ.

>>> Tham khảo thêm: Cầu Vĩnh Tuy ở đâu? Và những điều cần biết

Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 – XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy [4 làn xe cao tốc], tốc độ cho phép 100 km/h. Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì sẽ góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội.

Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng [410 triệu USD], sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư.

3. Tổng quan về dự án cầu Thanh Trì

Để xây dựng cây cầu bằng bê tông cốt thép đồ sộ này, các nhà thầu tham gia thi công đã xây dựng tới 52 trụ cầu kép và 2 mối. Với số trụ nhiều như vậy, theo kế hoạch các nhà thầu  sẽ phải khoan tới 1.340 cọc nhồi bê tông với độ sâu là từ 30 đến 50m xuống đáy sông Hồng.

Trong đó khoan các cọc ở các trụ giữa sông đều có đường kính từ 1,5 đến 2m, đây lại loại cọc nhồi có chiều rộng nhất nước ta. Với ngần ấy cọc đáy trụ, số lượng vật liệu phải sử dụng tới  38.000 tấn thép, 360.000 tấn bê  tông  xi măng và  khoảng 3.300 tấn cáp dự  ứng lực.

Cầu Thanh Trì giúp hoàn thiện trục kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh

Nhìn chung, tổng dự án có chiều dài  trên 12,8 cây số, rộng 33m với 6 làn xe chạy với tổng mức đầu tư cho cầu này là 5.700 tỉ đồng, sử dụng vốn vay ODA. Bên cạnh đó,  cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án bảy cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Trên toàn tuyến còn có 5 nút giao thông lập thể tại: Đầu tuyến đường  Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường Nguyễn Tam Trinh, đường  đê Lĩnh Nam, đường đê Gia Lâm và đầu tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn tại quốc lộ 5 Gia Lâm.

Theo ông Trịnh Văn Côi, khi ông còn giữ chức Phó TGĐ Tổng công ty xây dựng Thăng Long, trực tiếp chỉ đạo thực hiện gói thầu xây dựng  cầu vượt giao cắt lập thể Pháp Vân cho biết: So với cầu vượt Sài Đồng trên quốc lộ 5, thì cầu vượt Pháp Vân có quy mô lớn nhất Đông Dương.

Trên đây là một số thông tin về cầu Thanh Trì. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thông tin tổng quan về cầu Thanh Trì đầy đủ nhất.

cầu Thanh Trì Hà Nội bao nhiêu km?

Kích thước cầu Thanh Trì Hà Nội Tổng chiều dài của dự án lên đến 3.084m. Bên cạnh đó, đường dẫn hai đầu cầu dài gần 12.000m. Công trình cầu Thanh Trì có chiều rộng là 33m với tổng cộng 6 làn xe chạy. Trong đó 4 làn xe cao tốc với tốc độ cho phép tối đa là 100 km/h.

cầu Thanh Trì có từ năm bao nhiêu?

Cầu Thanh Trì
Tổng thầu
Liên doanh Obayashi và Sumitomo Construction
Khởi công
2002
Hoàn thành
2007
Vị trí
Cầu Thanh Trì – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Cầu_Thanh_Trìnull

Cầu Vĩnh Tuy có từ bao giờ?

Cầu Vĩnh Tuy
Khởi công
3 tháng 2 năm 2005 [Giai đoạn 1] 9 tháng 1 năm 2021 [Giai đoạn 2]
Đã thông xe
26 tháng 9 năm 2010 [Giai đoạn 1] 30 tháng 8 năm 2023 [Giai đoạn 2]
Vị trí
Wikimedia | © OpenStreetMap
Cầu Vĩnh Tuy – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Cầu_Vĩnh_Tuynull

Huyện Thanh Trì có diện tích bao nhiêu?

63,17 km²Thanh Trì / Diện tíchnull

Chủ Đề