Chi phí bảo hiểm tài sản hạch toán vào đâu

  1. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.
  1. Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ [quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác] phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động có giá trị lớn được phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Chi phí mua bảo hiểm [bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân x, bảo hiểm tài sản,…] và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;

- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;

- Lãi tiền vay trả trước cho nhiều kỳ kế toán;

- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu được phân bổ dần theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.

  1. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
  1. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

đ] Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo.

Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ phải trả là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Hướng dẫn cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm [các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, KPCĐ], cách hạch toán tạm ứng lương, cách hạch toán thuế TNCN của nhân viên, cách hạch toán tiền chế độ thai sản ...theo Thông tư 200

Tài khoản sử dụng - TK334 - Phải trả người lao động: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả

Các bút toán phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và DN mình sử dụng chế độ kế toán 200 để hạch toán cho chính xác. VD: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng [DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200, thì hạch toán vào: Nợ 6421], cụ thể như sau:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
  • Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
  • Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công [6231]
  • Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung [6271]
  • Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng [6411]
  • Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp [6421]
  • Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 334 - Phải trả người lao động [3341, 3348].

Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương

Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí của DN

Doanh nghiệp phải chi tiết theo từng bộ phận: VD: Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý…

  • Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642...: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%
  • Có TK 3383 [BHXH]: Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
  • Có TK 3384 [BHYT]: Tiền lương tham gia BHXH x 3%
  • Có TK 3386 [BHTN]: Tiền lương tham gia BHXH x 1%
  • Có TK 3382 [KPCĐ]: Tiền lương tham gia BHXH x 2%

Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên

  • Nợ TK 334: Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
  • Có TK 3383: Tiền lương tham gia BHXH x 8%
  • Có TK 3384: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
  • Có TK 3386: Tiền lương tham gia BHXH x 1%
  • Nợ TK 3383: Số tiền đã trích BHXH [Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%]
  • Nợ TK 3384: Số tiền đã trích BHYT [Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%]
  • Nợ TK 3386 [hoặc 3385]: Số tiền đã trích BHTN [Tiền lương tham gia BHXH x 2%]
  • Nợ TK 3382: Số tiền đóng kinh phí công đoàn [Tiền lương tham gia BHXH x 2%]
  • Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp [Tiền lương tham gia BHXH x 34%]
  • Nộp cho bên Cơ quan BH là 32%
  • Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2%

Tính thuế TNCN phải nộp [ nếu có]

Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên

  • Nợ TK 334: Tổng số thuế TNCN khấu trừ
  • Nợ TK 3335: số Thuế TNCN phải nộp

Khi trả lương [hoặc nhân viên ứng trước tiền lương]

  • Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương, ghi:
    • Nợ TK 334: Phải trả người lao động
    • Có TK 111, 112 : Số tiền trả

Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá

  • Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:
  • Nợ TK 334 - Phải trả người lao động [3341, 3348]
  • Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp [33311]
  • Có TK 5118 - Doanh thu khác [Giá bán chưa có thuế GTGT]

Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán:

Khi nạo hạch toán vào 142?

2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí.

Chi phí bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đầu?

Lúc này, ta dễ dàng định khoản mua bảo hiểm xe ô tô như sau: Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô lớn, hạch toán vào Nợ 142/ Nợ 1331 ; Có 331 và 1121. Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô không lớn, hạch toán vào Nợ 154/ Nợ 1331 ; Có 331/ Có 1111/ Có 1121.

Khi nào thì hạch toán vào tài khoản 242?

Tài khoản 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau.

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

Các bút toán phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và DN mình sử dụng chế độ kế toán 200 để hạch toán cho chính xác. VD: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng [DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200, thì hạch toán vào: Nợ 6421], cụ thể như sau: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Chủ Đề