Chiếm hữu tài sản là gì

Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết với nội dung phân biệt hình thức chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình.

Phân biệt hình thức chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015

Tiêu chíChiếm hữu ngay tìnhChiếm hữu không ngay tìnhKhái niệmLà việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữuLà việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữuCơ sở pháp lýĐiều 180 Bộ luật Dân sự 2015Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015Chế độ pháp lýNgười chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật công nhận và bảo vệ trong một số trường hợp:

+ Có thể trở thànnh chủ sở hữu tài sản theo Bộ luật Dân sự quy định;

+ Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi , lợi tức trong một số trường hợp.

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợpBản chấtNgười chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luậtNgười chiếm hữu biết rõ tài sản mình đang chiếm hữu là không có căn cứ pháp luậtHậu quả pháp lýNgười chiếm hữu ngay tình sẽ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu nhưng nếu việc chiếm hữu có yếu tố liên tục, công khai thì người chiếm hữu ngay tình được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại và được áp dụng thời hiệu hưởng quyền (Khoản 3 Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015):

+ Đối với Bất động sản: nếu trong vòng 30 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015)

+ Đối với Động sản: nếu trong vòng 10 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của động sản đó (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015)

Người chiếm hữu không ngay tình buộc phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế đối với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền đối với tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra (theo Điều 579 và Khoản 1 Điều 581 Bộ luật Dân sự 2015)Tình trạng suy đoánNgay tình là trường hợp mặc nhiên thừa nhận của người chiếm hữu theo tình trạng suy đoán (khoản 1 Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015)Nếu người nào cho rằng người chiếm hữu là không ngay tình thì phải chứng minh (khoản 1 Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015)

 

Trên đây là bài viết của công ty Luật về phân biệt hình thức chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp Quý đọc giả giải đáp phần nào những thắc mắc của bản thân.

Chiếm hữu là một quyền năng đặc biệt của các chủ thể có quyền đối với tài sản được quy định trong pháp luật dân sự. Vậy việc chiếm hữu được quy định như thế nào?

Chiếm hữu tài sản là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chiếm hữu là gì?

Chiếm hữu là việc một người tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc căn cứ theo giấy ủy quyền của người khác với tính chất ổn định, liên tục, công khai theo quy định của pháp luật ban hành.

Tại Điều 179 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”. Quyền chiếm hữu của chủ thể có quyền được pháp luật quy định và bảo vệ.

Theo đó, quyền chiếm hữu có thể được thực hiện thông qua chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật.

Xem thêm về Quyền sở hữu

Chiếm hữu bao gồm?

Chiếm hữu ngay tình là gì?

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ cụ thể để tin rằng mình có quyền đối với các tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ dựa theo pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng mang tính chất ngay tình.

So với Bộ luật Dân sự năm 2005, khái niệm chiếm hữu ngay tình trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được mở rộng hơn. Căn cứ theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2005, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu thuộc một trong các trường hợp được nêu sau đây:

(i) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của mình đương nhiên là chiếm hữu dựa theo căn cứ pháp luật;

(ii) Bằng ý chí của mình, chủ sở hữu tài sản ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình nên người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cũng được coi là chiếm hữu có đầy đủ căn cứ pháp luật;

(iii) Bằng giao dịch dân sự (phù hợp với quy định của pháp luật), chủ sở hữu tiến hành chuyển giao tài sản của mình cho người khác và người nhận chuyển giao được coi là người chiếm hữu có căn cứ dựa theo pháp luật;

(iv) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật;

(v) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định đã ban hành của Bộ luật này, quy định khác của các pháp luật khác có liên quan;

(vi) Các trường hợp khác mà pháp luật quy định là chiếm hữu có căn cứ pháp luật.

(vii) Việc chiếm hữu không phù hợp với những nội dung nêu trên được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Chiếm hữu không ngay tình là gì?

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với các tài sản đang chiếm hữu (Điều 181 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu đề nghị giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại (Khoản 3 Điều 227 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải tiến hành hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Khoản 1 Điều 581 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm về Các trường hợp xác lập quyền sở hữu

Chiếm hữu liên tục là gì?

Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được tiến hành thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có xảy ra tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết cụ thể bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

Chiếm hữu công khai là gì?

Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

Xem thêm thông tin tại Pháp trị – Kiến thức Dân sự

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected]

Chiếm hữu tài sản là gì

  • Từ khóa
  • Bộ luật dân sự năm 2005
  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • chiếm hữu

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Google+

Pinterest

Bài viết trướcCác trường hợp xác lập quyền sở hữu

Bài viết tiếpQuy định quyền khác đối với tài sản cần phải biết

Chiếm hữu tài sản là gì

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai

"Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "