Cho biết cách nào sau đây thuộc polisaccarit

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?


A.

B.

C.

D.

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?


A.

B.

C.

D.

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ.

B. Fructozơ.

C. Saccarozơ.

D. Xenlulozơ.

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về cacbohiđrat là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm : Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Trả lời:

Đáp án: D. Xenlulozơ

- Xenlulozơ là polisaccarit

- Saccarozơ  là đissaccarit.

- Glucozơ và fructozơ là monosaccrit

Kiến thức tham khảo về cacbohiđrat

I. Khái quát cấu trúc phân tử của các chất

1. Glucozơ và fructozơ [C6H12O6]

a. Glucozơ

- Là monosaccarit

- Cấu tạo bởi

+ 1 nhóm cacbonyl ở C1 [là anđehit]

+ 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại

- CT: CH2OH[CHOH]4CHO [là poliancol]

⇒ Glucozơ có đầy đủ các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.

b. Fructozơ

- Là đồng phân của glucozơ

- Cấu tạo bởi:

+ 1 nhóm cacbonyl ở vị trí C2 [là xeton]

+ 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại

- CT: CH2OH[CHOH]3COCH2OH [là poliancol]

- Trong môi trường bazơ, fructozơ có sự chuyển hoá thành Glucozơ

c. Saccarozơ: C12H22OH

- Công thức phân tử C12H22O11.

- Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:

* Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

- Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện…

* Tính chất hóa học

- Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ thì nhóm chức anđehit không còn nên saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.

- Hòa tan Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

- Phản ứng thủy phân:

 C12H22O11 + H2O → C6H12O6 [glucozơ] + C6H12O6 [fructozơ]

* Điều chế

- Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía.

d. Tinh bột: [C6H10O5]n

-  Phản ứng thuỷ phân: thuỷ phân đến cùng cho glucozơ.

-  Phản ứng màu với dd iốt: Iốt chuyển thành màu xanh. Đun nóng, màu xanh biến mất. Để nguội, màu xanh xuất hiện trở lại. 

e. Xenlulozơ: [C6H10O5]n

- Phản ứng thuỷ phân: thuỷ phân đến cùng cho glucozơ.

- Phản ứng với CS2 / NaOH cho tơ visco.

- Với HNO3 cho xenlulozơ trinitrat. Với [CH3CO]2O cho tơ axetat.

 II. Trắc nghiệm vận dụng 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn[H2O]n.

B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.

C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.

D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.

Trả lời:

A sai vì cacbohiđrat có công thức chung là Cn[H2O]m. [SGK 12 cơ bản – trang 60]

→ Đáp án A

Câu 2: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ.             B. Amilozơ.

C. Saccarozơ.             D. Glucozơ.

Trả lời:

Xenlulozơ, amilozơ là polisaccarit.

Glucozơ là monosaccarit.

Saccarozơ là đisaccarit

→ Đáp án C

Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ              B. Fructozơ

C. Saccarozơ             D. Xenlulozơ

Trả lời:

- Xenlulozơ là polisaccarit

- Saccarozơ là đissaccarit.

- Glucozơ và fructozơ là monosaccrit.

→ Đáp án D

Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. glucozơ, etyl axetat.                                    B. glucozơ, anđehit axetic.

C. glucozơ, ancol etylic.                                   D. ancol etylic, anđehit axetic.

Giải:

Các phản ứng: [C6H10O5]n + nH2O→  nC6H12O6 [glucozơ]

C6H12O6  → 2C2H5OH + 2CO2. 

→Đáp án C.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

[a] Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic

[b] Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.

[c] Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.

[d] Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.

[e] Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phàn ứng tráng bạc

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.                            B.2.                             C. 4.                            D. 5.

Giải:

[a] Sai - tạo ra sobitol.

[b] Đúng - dạ dày động vật ăn cỏ có enzim xenlulaza thủy phân được xenlulozơ.

[c] Sai - sản xuất thuốc súng không khói.

[d] Đúng - H2SO4 đặc có tính háo nước.

[e] Sai - dung dịch gluczơ và fructozơ đều có khả năng tráng bạc.

→Đáp án B.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 [ở đktc] và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là

A. glucozơ.                                         B. saccarozơ.      

C. fructozơ.                                        D. mantozơ.

Giải:

nCO2 = 0,36 mol ; nH2O = 0,33 mol

Bảo toàn Khối lượng => mO = 10,26 - 12nCO2 - 2nH2O = 5,28 g  => nO = 0,33 mol

=> X có Công thức đơn giản nhất là C6H11O6 . Vì MX < 400  => X là C12H22O11

X có phản ứng tráng gương => X là mantozo

→Đáp án : D

Câu 7: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ.                                      B. mantozơ.        

C. glucozơ.                                         D. saccarozơ

→Đáp án : B

Mantozo tạo từ 2 gốc α  - glucozo liên kết với nhau bởi liên kết α - 1,4 glicozit.

Do còn nhóm -CHO nên mantozo làm mất màu Br2

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

[a] Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

[b] Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

[c] Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

[d] Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

[e] Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Số câu phát biểu đúng là

A. 4                             B. 5                             C. 3                             D. 2\

→Đáp án : D

Thấy rằng: 

[a] Đúng

[b] Sai. Chẳng hạn CCl4 vẫn là hợp chất hữu cơ

[c] Sai. C2H4 [eten] và C3H6 [xiclopropan] không là đồng đẳng

[d] Sai . Glucose bị oxi hóa

[e] đúng

Video liên quan

Chủ Đề