Chủ nghĩa yêu nước trong văn học hiện đại

I. Nội dung

1. Nội dung yêu nước trong văn giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

- Nội dung yêu nước xuất hiện những biểu hiện mới như ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước [Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm], tư tưởng canh tân đất nước [Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ], tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc [Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát]...

- Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:

+ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu: Lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá.

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [Nguyễn Đình Chiểu]: Sự biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc.

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn [Chu Mạnh Trinh]: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

+ Vịnh khoa thi hương [Trần Tế Xương]: Lòng căm thù giặc.

2. Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

- Chủ nghĩa nhân đạo trong giai đoạn này trở thành một trào lưu vì xuất hiện hàng loạt những tác phẩm có giá trị như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương...

- Những nội dung thể hiện trong văn học giai đoạn này là sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người; khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con người; đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới, hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế [Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương]; ý thức về cá nhân đậm nét hơn, ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân.... qua các tác phẩm như Tự tình [Hồ Xuân Hương], Bài ca ngất ngưởng [Nguyễn Công Trứ].

- Dẫn chứng các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Truyện Kiều [Nguyễn Du] đề cao vai trò của tình yêu, biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân. Tình yêu không chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống, qua tác phẩm, nhà thơ muốn đặt ra và chống lại định mệnh.

+ Trong Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn], con người cá nhân được gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ, hạnh phúc chóng phai tàn do chiến tranh.

+ Thơ Hồ Xuân Hương là con người cá nhân bản năng khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, bày tỏ thẳng thắn những ước mơ của người phụ nữ với cá tính mạnh mẽ.

+ Truyện Lục Vân Tiên [Nguyễn Đình Chiểu] là con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo nho giáo.

+ Bài ca ngất ngưởng [Nguyễn Công Trứ] là con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ.

+ Thơ Tú Xương là nụ cười giải thoát cá nhân và sự khẳng định mình.

3. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Vào phủ chúa Trịnh là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện, cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và cuộc sống ốm yếu, thiếu sinh khí của cha con nhà chúa.

- Trong mắt tác giả, Trịnh phủ thâm nghiêm và đầy uy quyền thế hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran của kẻ hầu người hạ, ở những con người oai vệ và ở dáng vẻ khúm núm, sợ sệt của người ngoài. Phủ chúa là một thế giới riêng biệt, phải qua rất nhiều cửa gác, mọi việc đều phải qua quan truyền lệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải cúi lạy, phải nín thở...

Phủ chúa là nơi giàu sang, xa hoa từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt, từ vật dụng đến đồ ăn thức uống. Cả vật và người đều phơi bày sự giàu sang, xa xỉ.

- Cuộc sống nơi Trịnh phủ rất thiếu sinh khí , đó cũng là nguyên nhân gây ra sự ốm yếu của thế tử Cán. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng âm khí nơi phủ chúa.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là nội dung đề cao đạo lí nhân nghĩa qua Truyện Lục Vân Tiên và nội dung yêu nước qua Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chạy Tây và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Đình Chiểu về nghệ thuật là tính chất đạo đức - trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

- Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, hình tượng người anh hùng nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng [đau thương, hào hùng]. Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc đau thương mà lớn lao, cao cả.

II. Phương pháp

1. Hình thức ôn tập

- Tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học giai đoạn trung đại.

- Thuyết trình.

- Thảo luận nhóm.

- Viết báo.

2. Nắm được đặc điểm của bộ phận văn học từ đó tìm hiểu những tác phẩm cụ thể

Văn học giai đoạn này mang những đặc điểm riêng về tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật và thể loại văn học…

Page 2

SureLRN

Nhiều tác phẩm văn học ra đời thời chiến tranh tập trung ca ngợi, tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công cuộc giải phóng đất nước và nhận được sự đồng cảm từ đông đảo công chúng. Cuộc chiến tranh yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam cần phải có những tác phẩm như thế. Cuộc sống vẫn có đủ mọi trạng thái, cung bậc nhưng tất cả phải được xếp sau tinh thần chống giặc ngoại xâm và bè lũ tay sai bán nước; đề tài chiến đấu mặc nhiên phải được đặt lên hàng đầu như là yêu cầu, đòi hỏi, mục đích, hành trình của văn học. Vì thế, những thi phẩm như Bầm ơi, Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Bài ca xuân 68, Toàn thắng về ta của Tố Hữu; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; Thăm lúa của Trần Hữu Thung; Tây Tiến của Quang Dũng; Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Nhớ của Hồng Nguyên; Đèo Cả của Hữu Loan; Tình sông núi, Nhớ máu của Trần Mai Ninh; Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Chế Lan Viên; Ngã ba Đồng Lộc của Huy Cận; Lửa đèn, Nhớ, Tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật; Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ; Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi; Lý ngựa ô ở hai vùng đất của Phạm Ngọc Cảnh; Sức bền của đất của Hữu Thỉnh; Đất nước [trích trong trường ca Mặt đường khát vọng] của Nguyễn Khoa Điềm; Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu, Cây xấu hổ của Anh Ngọc... được đề cao. Trong văn xuôi thì những tác phẩm này đã được ngợi ca và nhắc tới nhiều lần như Thư nhà của Hồ Phương; Xung kích của Nguyễn Đình Thi; Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; Hòn đất của Anh Đức; Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi; Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Vùng trời của Hữu Mai... Sáng tác hay phê bình và cả xu hướng thưởng thức, bình phẩm của người đọc đã được định hướng rõ ràng, ít ai đi chệch khỏi quỹ đạo đánh giặc cứu nước. Rõ nhất là giai đoạn chống Mỹ, cuộc sống và văn chương đều được thấm đẫm tinh thần Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai [Thơ Tố Hữu].

Sau năm 1975 đến trước thời kỳ đổi mới, sáng tác cũng như phê bình nhìn chung vẫn là cái vệt kéo dài của văn học kháng chiến theo như đà quán tính tự nhiên khó cưỡng. Đây là giai đoạn trường ca bùng nổ với chất liệu hiện thực chiến tranh là chính, với tâm thái hân hoan, tự hào của bên thắng trận. Khúc khải hoàn ca vẫn còn rền vang, men say chiến thắng chưa hết lâng lâng kèm với hy vọng chứa chan đất nước sẽ yên bình, công cuộc dựng xây non sông đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sẽ thuận lợi. Nhưng, thời cuộc không như ta tưởng, nền kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng sau chiến tranh và các cuộc gây rối, xâm lăng mới của hai nước láng giềng ở tây nam và phía bắc nước ta dồn đẩy dân tộc vào tình huống éo le, cực kỳ nguy hiểm. Đảng ta đã kịp nhìn thẳng vào sự thật để xướng lên công cuộc đổi mới đầy sáng tạo và dũng cảm. Xã hội được tiếp thêm năng lượng mới, những trói buộc ràng rịt lỗi thời được dần dần cắt bỏ, văn chương cũng được cởi trói để được đa dạng, phong phú và đương nhiên thấm thía hơn. Cái thấm thía đến độ xót xa nhưng chạm vào tận đáy tâm can khi văn chương biết xoáy sâu vào số mệnh dân tộc, vào thân phận con người. Sự hào hùng bớt đi nhường thêm chỗ cho đau thương và nhờ thế mà nó có cơ hội vươn ra nhân loại trong cái mẫu số chung được gọi là con người. Tính nhân văn và sự đa dạng là hai điều đáng nói nhất của văn chương thời đổi mới. Dù viết về quá khứ hay hiện tại hoặc cả hai thì tính nhân văn vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm xuất sắc sau năm 1986. Tất nhiên, phê bình văn học cũng sống động, bật sáng theo những Thời xa vắng của Lê Lựu; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh; Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh; Chim én bay của Nguyễn Trí Huân; Bến không chồng của Dương Hướng; Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức; Lính trận của Trung Trung Đỉnh; Đối chiến của Khuất Quang Thụy; Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Xác phàm của Nguyễn Đình Tú... Thời đổi mới, văn xuôi được mùa dù chẳng gây nhiều tranh cãi ồn ào, bất phân thắng bại nhiều phen như thơ. Tuy vậy, vẫn có những tác phẩm đã tạo nên sóng dư luận không cùng chiều như Nỗi buồn chiến tranh, Cánh đồng bất tận... Nhưng, qua sàng lọc của thời gian thì giá trị đích thực của các tác phẩm xuất sắc càng được khẳng định. Đây là giai đoạn cần ghi công lớn cho phê bình văn học Việt Nam. Phê bình đã góp phần quan trọng trong việc định danh, định tính những tác giả, tác phẩm xuất sắc với xu hướng tôn vinh những giá trị văn chương đích thực hướng về con người.

Phê bình văn học hiện thời khá đa dạng trong giọng điệu, bút pháp, phong phú trong lựa chọn vấn đề và đang cố gắng tiệm cận với những trào lưu văn học của thế giới. Văn học Việt Nam phải và cần được công bố mạnh mẽ để khẳng định là một phần của văn học thế giới với bản sắc riêng. Nền văn học mang bản sắc dân tộc là điều không thể chối cãi khi hòa nhập vào thế giới. Mặt khác, chỉ có thể chọn lọc tinh tuý, tinh hoa từ bên ngoài để bổ sung làm đẹp, làm hay thêm cho văn chương nước nhà chứ không thể bắt chước, lai căng, học đòi được. Mọi sự cổ súy, ủng hộ cái đổi mới vô lối, thực chất là bắt chước, học đòi người ta, là làm hỏng nền văn học đất nước. Trong thời gian qua, lắm khi phê bình văn học đã đuổi theo những cái mới lạ vô lối đó. Do vậy đã che khuất những cố gắng sáng tạo đích thực hướng về Tổ quốc và nhân dân mình.

Tôi nghĩ rằng, Tổ quốc và nhân dân mãi mãi là đối tượng số một của văn học, cũng như lòng yêu nước là tư tưởng xuyên suốt của người cầm bút. Cái điều tưởng như cũ kỹ này vẫn chẳng bao giờ lạc hậu, nó mãi mãi định hướng sáng tạo, là phần không thể thiếu trong những tác giả, tác phẩm văn học lớn của dân tộc và nhân loại. Nhân dân chờ đợi những tác phẩm lớn của nhà văn là chờ đợi cái đó; đương nhiên để nó hay, xúc động, ám ảnh, ấn tượng thì không phải ai cũng làm được. Nhà văn cần chữ tài như phải có chữ tâm vậy. Không có tài thì chẳng bao giờ có tác phẩm lớn và hay. Không có tâm thì chẳng bao giờ viết nổi một tác phẩm tử tế đúng nghĩa. Nhìn tổng thể hiện nay, có vẻ như phê bình văn học háo hức đuổi theo những cái mới lạ [mới lạ hay và mới lạ dở] mà hững hờ, lạnh nhạt với những tác phẩm viết về đất nước và nhân dân rộng lớn. Tôi nghĩ, văn học nước nhà trong đó có bộ phận phê bình nên quan tâm hơn nữa công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong hoàn cảnh thế giới phức tạp như hiện nay. Văn chương hướng đến tự do và hạnh phúc của con người và mặc nhiên chấp nhận mọi phản ánh, ngẫm suy về cuộc sống trong các tác phẩm nhưng nên lấy tư tưởng yêu nước thương dân làm trọng tâm, phải gắn chặt với số phận dân tộc dù thời chiến tranh hay hòa bình… Có vẻ như sau năm 1986, cả sáng tác và phê bình văn học đều chưa quan tâm đúng mức tới mảng hiện thực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với nhiều điểm sáng, nhiều yếu tố tích cực trong xã hội ta. Xu hướng sáng tác và phê bình chạy theo thời thượng, những câu chuyện ăn khách đang phổ biến. Cứ nhìn vào công trình nghiên cứu của nhiều nhà lý luận phê bình văn học thời đổi mới đến nay thì rõ. Cả những trích dẫn về tác giả, tác phẩm trong phần lớn công trình, bài viết của nhiều nhà phê bình văn học cũng phản ánh phần nào sự thiên lệch, thiên vị và ít cập nhật đời sống chuyển động văn học của họ. Hiện tượng phê bình lấy được, phê bình phe cánh, phê bình vu vơ, phê bình nhạt nhẽo, phê bình hồ đồ... không hiếm. Không phải không có nhà phê bình làm hỏng tác giả, tung hỏa mù vào bạn đọc vì khen chê thiếu chừng mực, công tâm. Đó cũng chính là lý do để không ít công chúng thờ ơ với văn học. Lỗi của nhà phê bình đối với sự phát triển lành mạnh của văn chương nước nhà không hề nhỏ...

Có lẽ, đã đến lúc cần có chiến lược xây dựng nền phê bình văn học Việt Nam đúng hướng. Xây dựng một đội ngũ phê bình văn học, lấy lực lượng trẻ làm nòng cốt, toàn tâm, toàn ý với Tổ quốc và nhân dân. Biết coi trọng giá trị văn hóa của dân tộc đồng thời cũng biết chọn lọc tiếp thu những cái hay của thế giới. Tập trung sự quan tâm tới sáng tác và phê bình hướng về công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân ta. Nên coi đó là trọng tâm của văn học Việt Nam trong giai đoạn này. Cuộc chiến chống tham nhũng, làm trong sạch xã hội, xây dựng giang sơn mạnh giàu cũng như bảo vệ chủ quyền đất nước rất cần những tác phẩm hay về nhân dân và chiến sĩ.

NGUYỄN HỮU QUÝ

Video liên quan

Chủ Đề