Chương trình đào tạo KHOA học MÁY tính neu

“Khoa học máy tính hay công nghệ thông tin?” là câu hỏi luôn được đặt ở các mùa tuyển sinh. Vậy ta cần hiểu sao cho đúng?

Trong thời đại bùng nổ của thế giới số và kỹ thuật truyền thông, công nghệ số đã len lỏi vào từng ngõ ngách và là một phần thiết yếu của đời sống hiện đại. Ở Việt Nam, mọi người thường gán cái tên  “Công nghệ thông tin” khi đề cập về ngành công nghệ. Trong khi đó trên thế giới còn có ngành học gọi là “Khoa học máy tính”. Những hiểu lầm tai hại về các ngành học của thế giới công nghệ khiến cho các bạn học sinh có những quyết định sai trong lựa chọn nghề nghiệp. Vậy khoa học máy tính hay công nghệ thông tin?

Khoa học máy tính hay hay công nghệ thông tin nghe có vẻ giống nhau nhưng thực chất là không. Trên thực tế, có tới ba lĩnh vực liên quan đến việc học hay nghiên cứu về máy tính. Ba lĩnh vực này gồm: Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Cả ba lĩnh vực này đều có cùng một đối tượng nghiên cứu là máy tính. Nhưng mỗi ngành lại tập trung vào từng khía cạnh cụ thể khác nhau của máy tính. Phạm vi nghề nghiệp của mỗi lĩnh vực cũng khác nhau nhiều.

Có ba lĩnh vực khi nghiên cứu về máy tính hay công nghệ

Ngành Kỹ thuật máy tính [Computer Engineering]

Kỹ sư máy tính chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính.  Ví dụ như mạch máy tính, chíp điện tử, thiết bị định tuyến… Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học. Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính có thể giải quyết các vấn đề của phần cứng của máy tính. Họ còn sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính.

Kỹ sư máy tính phải giải quyết các vấn đề liên hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính. Do đó, họ rất cần thiết có kiến thức nền về khoa học máy tính. Họ phải thiết kế và xây dựng các bộ xử lý và các bộ phận của máy tính để hỗ trợ cho hoạt động của phần mềm máy tính.

Một kỹ sư máy tính ra trường có thể làm công việc về sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử, thiết kế máy hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan, nghiên cứu khoa học và phát triển dịch vụ.

Ngành Khoa học máy tính [Computer Science]

Ngành Khoa học máy tính nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể, họ nghiên cứu về các phần mềm, hệ thống quản lý và các tập lệnh.

Sinh viên khoa học máy tính học về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm. Nói cách khác, nhà khoa học máy tính là người có thể giao tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ của máy tính – toán học và thuật toán. Họ là những người có thể hiểu được vì sao một máy tính có thể hoạt động. Hoặc họ tạo ra các chương trình hay hệ điều hành để giao cho máy tính nhiệm vụ mà họ muốn máy tính thực hiện

Nhà khoa học máy tính có thể làm trong lĩnh vực: phát triển phần mềm ứng dụng, kỹ sư hệ thống mạng, nhà phát triển web… Hơn nữa, khoa học máy tính là môn học nền tảng cho hai ngành học còn lại. Nên kỹ sư máy tính còn có thể làm công việc liên quan đến kỹ thuật máy tính hay CNTT.

Nhà khoa học máy tính nghiên cứu về phần mềm máy tính

Công nghệ thông tin [Information Technology]

Học khoa học máy tính hay công nghệ thông tin? Nếu Khoa học máy tính nghiên cứu về phần mềm máy tính, thì Công nghệ thông tin sẽ làm gì?

Chuyên gia công nghệ thông tin có thể được gọi là người điều khiển hệ thống thông tin. Chuyên viên công nghệ thông tin  không phải là người tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính. Họ chỉ học về cách sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ và lưu trữ thông tin. Đây là những người sử dụng công nghệ và tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hành, phần mềm và các ứng dụng đã được tạo ra sẵn bởi kỹ sư hay các nhà khoa học máy tính.

Một chuyên gia công nghệ thông tin thường phải tương tác với khách hàng hoặc các đối tác bên ngoài. Họ có thể giúp khách hàng cách giải quyết các vấn đề liên quan tới cách sử dụng các sản phẩm công nghệ. Họ còn giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng hệ thống công nghệ phục vụ cho kinh doanh.

Một chuyên gia công nghệ thông tin có thể làm việc trong các lĩnh vực: chuyên gia phân tích an ninh thông tin, kiến trúc mạng, chuyên gia hỗ trợ máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống…

Như vậy, về các lĩnh vực trong nghiên cứu máy tính

Kỹ sư máy tính [Computer Engineer] là những người thiết kế và tạo ra máy tính. Nhà khoa học máy tính [Computer Scientists] nghiên cứu chương trình máy tính, hệ thống phần mềm và ứng dụng. Chuyên gia IT là những người sử dụng những chương trình, phần mềm hay các ứng dụng này. Họ còn chịu trách nhiệm khắc phục sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tính. Ba lĩnh vực này sẽ phối hợp hoạt động. Mục đích là để phần cứng, phần mềm và người sử dụng có thể kết hợp hoàn hảo với nhau. Đồng thời, các máy tính được đảm bảo có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đa số các trường về công nghệ số ở Việt Nam đều dạy về Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Chỉ một số kiến thức là về Công nghệ thông tin. Nhưng tên gọi cho ngành học ở các trường này đều là Công nghệ thông tin. Sự không rõ ràng về khoa học máy tính hay công nghệ thông tin gây nên những hiểu lầm tai hại cho học sinh. Đặc biệt là trong quá trình chọn ngành học trong và ngoài nước.

Với chương trình “Khoa học và Kỹ thuật máy tính” được biên soạn theo các tiêu chuẩn giáo dục khắc khe của Vương quốc Anh, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh [VNUK], Đại học Đà Nẵng, tự tin sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, máy tính. Chương trình đào tạo của VNUK được tư vấn bởi Đại học Aston, Vương quốc Anh [Top 10 trường Đại học đào tạo ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính tốt nhất tại Anh]. Do đó, sinh viên tốt nghiệp từ ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính của VNUK sẽ có nền tảng kiến thức vững vàng cả về phần cứng lẫn phần mềm máy tính, và về cách ứng dụng trong công nghệ thông tin.

Hơn nữa,chương trình học ở VNUK 100% bằng tiếng Anh với các học phần tự chọn về marketing, khởi nghiệp. Sinh viên của VNUK có trình độ ngoại ngữ tốt với kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế.  Ngoài ra, sinh viên VNUK còn được tạo điều kiện đi thực tập từ năm nhất và tham gia các khóa Study Tour ngắn hạn hàng năm tại Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia…

VNUK tự tin sẽ là nơi chắp cánh ươc mơ cho những kỹ sư máy tính, những nhà khoa học máy tính hay các chuyên gia công nghệ thông tin tương lai của đất nước.

Xem thêm thông tin tại: //daotao.vnuk.udn.vn/vnuk

—————————————————————

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng [VNUK]

Là một trong những thành viên mới nhất của Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Anh quốc nhằm quốc tế hóa đại học công lập Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ. VNUK tự hào là trường ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CHUẨN QUỐC TẾ đầu tiên và duy nhất tại Miền Trung. Chúng tôi cam kết đem lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc và giúp các em sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước cũng như nước ngoài. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. Sinh viên học tập tại VNUK được tập trung phát triển tư duy toàn cầu, thái độ chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn nên nhờ đó có thể sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh [mã trường: DDV] đang xét tuyển các ngành đào tạo như sau:

Năm 2021, trường dự kiến tuyển sinh theo 5 phương thức sau:

– Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2021

– Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT

– Phương thức 3: Xét tuyển thẳng

– Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào điểm từ kì thi năng lực do Đại học Đà Nẵng tổ chức [sẽ thông báo sau]

– Phương thứ 5: Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của Viện nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh

[Xem thêm hướng dẫn đăng ký xét tuyển tại đây].

Đăng ký Liên hệ và Nhận tư vấn Tuyển sinh 2021

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên Cứu và Đào Tạo Việt – Anh

158A Lê Lợi, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Tư vấn tuyển sinh: tuyensinhvnuk.edu.vn

Website: vnuk.udn.vn

Email:

Hotline: 0905 55 66 54

Số điện thoại: 0236 37 38 399

Nếu có mong muốn và dự định đối với ngành Khoa học máy tính thì các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về ngành học thú vị này với bài viết sau đây.

Thế kỷ 21 được gọi là thế lỷ công nghệ, thời đại hiện nay được gọi là thời đại công nghệ số. Chính vì vậy nhu cầu việc làm và tạo ra sản phẩm ở các ngành công nghệ, kỹ thuật thông tin ngày càng gia tăng, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng chuyên môn và đòi hỏi của xã hội vẫn trong tình trang “ thiếu cung thừa cầu”. Đây được xem là cơ hội và thử thách đầy tính hấp dẫn đối với những ai đam mê công nghệ và máy tính có thể phát huy được sở trường của mình trong ngành khoa học máy tính. Nếu có mong muốn và dự định đối với ngành học này các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây. Tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin nói riêng và kỹ thuật nói chung, đây được xem là ngành học tiềm năng và được đầu tư mạnh.Khoa học máy tính có thể hiểu một cách tổng quát là nghiên cứu về cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, tìm hiểu chuyên sâu về  trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính cùng với đó học được phương thức xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng phục vụ nhu cầu làm việc giải trí hay kinh doanh,… [caption id="attachment_36951" align="aligncenter" width="315"]

Ngành Khoa học máy tính[/caption] Ngành Khoa học máy tính khác với Công nghệ phần mềm hay kỹ thuật phần mềm ở điểm ngành học này được xem như nền tảng và cơ sở của công nghệ bao gồm tất cả các lĩnh vực đa dạng liên quan đến máy tính bao gồm cả hai ngành học nói trên. Từ những kiến thức nền tảng và căn bản ngành khoa học máy tính cung cấp, người học hoàn toàn có khả năng tiếp tục hướng sang một mảng nhỏ chuyên sâu về phần cứng hoặc phần mềm vô cùng dễ dàng. Đây cũng là ngành học phù hợp với các bạn trẻ yêu thích công nghệ có khả năng tư duy logic, óc trừu tượng tốt cùng kỹ năng tính toán ổn. Là ngành học rộng bao quát tổng hợp được rất nhiều chuyên ngành nghiên cứu hay kỹ thuật ứng dụng khác liên quan đến máy tính nên đặc thù của ngành này cũng cung cấp kiến thức mở rộng đồng thời cũng cụ thể hơn rất nhiều. Với lượng kiến thức lớn không chỉ cung cấp về mặt nền tảng mà còn yêu cầu sinh viên tốt nghiệp có được kỹ thuật và sở trường chuyên môn tối đa về một mảng của khoa học máy tính thì chương trình học vừa đáp ứng chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa rèn luyện nghiêm khắc với sinh viên để có kỹ năng và tư duy tốt :
  • Kiến thức căn bản về máy tính, các yếu tố cấu thành máy tính như phần mềm, phần cứng và các thiết bị phụ trợ liên quan .
  • Xử lý dữ liệu, quản lý và sắp xếp dự liệu.
  • Phương thức thiết kế và xây dựng các phầm mềm máy tính cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính, hành chính và thương mại,…
  • Thẩm định, đảm bảo an toàn và bảo mật các chương trình của hệ thông trong các cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan liên quan.
  • Phát triển ứng dụng, bảo trì ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sở thích xã hội.
  • Khái niệm và phương thức vận hành các chương trình trên Internet và cách thức sử dụng vào mục đích phù hợp.
  • Công nghệ ảo, trí tuệ nhân tạo và cách thức sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn hiệu quả.
Với đặc thù của một ngành khoa học và nghiên cứu về thiết bị phổ biến và có tính phát triển cực lớn như máy tính bên cạnh cơ hội việc làm sinh viên cũng đối mặt với rất nhiều thách thức đòi hỏi ngoài sự chăm chỉ còn cần khả năng tư duy và làm việc hiệu quả. Với việc tổ chức nhiều các buổi hội thảo chuyên ngành công nghệ thông tin cùng với việc tiếp xúc với công nghệ mới, chương trình mới được quan tâm sẽ giúp người học tăng  thêm trải nghiệm và tự tin với hành trang của mình sau khí ra trường ứng tuyển. Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều sinh viên sắp hoặc đã lựa chọn ở rất nhiều ngành học không chỉ riêng khoa học máy tính. Tuy nhiên với chuyên ngành này cơ hội việc làm của các bạn có thể khẳng định bằng hai chữ : rộng mở với những công việc đa dạng ứng dụng trên nhiều ngành nghề như:
  • Lập trình viên lập trình các chương trình, ứng dụng giải trí, làm việc, kinh doanh,…
  • Chuyên gia phân tích, thiết kế, tư vấn công nghệ thông tin, cán bộ kỹ thuật, quản trị dự án, giảng viên hoặc nghiên cứu viên.
  • Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học cao đẳng.
  • Nhân viên thiết kế website, chuyên viên tư vấn kỹ thuật tại các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước.
  • Chuyên viên phân tích, xử lý và bảo mật dữ liệu.
  • Cán bộ kỹ thuật và đào tạo kỹ thuật.
  • Công ty thiết kế, công ty chuyên về phần mềm và phát triển phần mềm.
  • Công tý mua bán sản xuất kinh doanh có nhu cầu về máy móc, công nghê.
  • Trường đại học, cao đẳng , trung tâm giảng dạy bọ môn liên quan hoặc tương tự.
  • Các công ty thu nhận dự án liên quan.
Các trường đại học tuyển sinh khối ngành này với khối A , khối A1 hoặc khối D1 như: Với lựa chọn ngành học đa dạng tại rất nhiều trường đại học trên cả nước hy vọng các bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn cho tương lai. Chúc các bạn thành công.

  • TAGS
  • khối công nghệ
  • ngành khoa học máy tính

Video liên quan

Chủ Đề