CHƯƠNG trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng học viên Ngân hàng

Website nhà trường chuyển sang Cổng thông tin

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân trình độ đại học ngành Tài chính-Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Tài chính-Ngân hàng; có tư duy độc lập; có năng lực tự học tập bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu của công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức: Cử nhân Tài chính-Ngân hàng được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về hoạt động của các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, hoạt động của thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính khu vực Nhà nước, hoạt động tài chính quốc tế và tài chính của các doanh nghiệp; nắm vững kiến thức về cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường; có khả năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá, đề xuất chính sách về hoạt động và sự phát triển của hệ thống tài chính, góp phần vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế.

1.2.2. Kỹ năng: Có kỹ năng trên tất cả các mặt hoạt động của lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng; có kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện các vấn đề kinh tế, tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô; có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp trong giải quyết công việc hàng ngày.

1.2.3. Thái độ: Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; chấp hành pháp luật Nhà nước; có tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo; có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.2.4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp: Chuyên viên ở tất cả các vị trí trong các cơ quan quản lý Nhà nước về Tài chính-Ngân hàng từ Trung ương đến địa phương; chuyên viên trong các doanh nghiệp và các định chế tài chính trung gian; giảng viên, nghiên cứu viên trong các viện, trường đại học và các tư vấn viên trong các tổ chức tài chính khác.

1.2.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học: Đạt trình độ ngoại ngữ và tin học theo chuẩn đầu ra của Trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:

    128 tín chỉ chưa kể phần kiến thức về Giáo dục Thể chất [150 tiết] và Giáo dục Quốc phòng [165 tiết].

4. Đối tượng tuyển sinh:

   Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT] và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Qui trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1. Quy trình đào tạo

Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường và 1 học kỳ thực tập tốt nghiệp. Cuối khóa, sinh viên viết luận văn tốt nghiệp.

Sinh viên đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và điều kiện cụ thể của nhà trường.

5.2. Công nhận tốt nghiệp:

Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và điều kiện cụ thể của nhà trường.

6. Thang điểm: Thang điểm 10, thang điểm 4, kết hợp với thang điểm chữ.

7. Nội dung chương trình: 128 tín chỉ

7.1 Kiến thức giáo dục đại cương: 38 tín chỉ, chưa kể phần kiến thức về Giáo dục Thể chất [150 tiết] và Giáo dục Quốc phòng [165 tiết].

7.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 90 tín chỉ.

7.2.1. Kiến thức cơ sở của khối ngành: 6 tín chỉ

7.2.2. Kiến thức cơ sở của ngành : 21 tín chỉ

7.2.3. Kiến thức ngành: 18 tín chỉ

7.2.4. Kiến thức chuyên ngành: 15 tín chỉ

7.2.5. Kiến thức bổ trợ : 20 tín chỉ

7.2.6. Thực tập cuối khoá và khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Tài chính – Ngân hàng là ngành nghề chưa bao giờ hạ nhiệt nhất là đối với những bạn thí sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học có định hướng theo học ngành này. Vậy Ngành Tài chính – Ngân hàng học những môn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên, theo dõi ngay.

Các chương trình đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Ngành Tài chính – Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và có kiến thức chuyên môn vững vàng để giải quyết những vấn đề liên quan đến Tài chính – Ngân hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao và phục vục cho tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng ở các trường đại học đào tạo hiện nay đều do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, mang đến cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ và tín dụng… Để giúp thí sinh có thể theo đuổi ngành học này, chúng tôi sẽ tổng hợp chương trình đào tạo và các môn học Ngành Tài chính – Ngân hàng Trường Học viện Ngân hàng:

I. Phần kiến thức giáo dục đại cương [36 tín chỉ]

a. Các học phần bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin I

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin II

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

5

Tiếng Anh I

6

Tiếng Anh II

7

Toán Cao cấp

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

9

Mô hình toán

10

Pháp luật đại cương

11

Tin học đại cương

12

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

b. Các học phần Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất

1

Giáo dục quốc phòng

2

Giáo dục thể chất

II. Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp [94 tín chỉ]

II.1 Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành [63 tín chỉ]

Kiến thức cơ sở khối ngành

a. Các học phần bắt buộc

1

Kinh tế vi mô

2

Kinh tế vĩ mô

3

Pháp luật kinh tế

4

Kinh tế lượng

5

Nguyên lý kế toán

6

Nguyên lý thống kê kinh tế

b. Các học phần tự chọn [Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần]

1

Kinh tế quốc tế

2

Kinh tế phát triển

3

Kinh tế công cộng

4

Lịch sử kinh tế quốc dân

5

Lịch sử học thuyết kinh tế

Kiến thức ngành và bổ trợ

a. Các học phần bắt buộc

1

Tài chính học

2

Tiền tệ- ngân hàng

3

Tài chính quốc tế

4

Thị trường chứng khoán

5

Tiếng Anh III

6

Tiếng Anh IV

7

Tài chính doanh nghiệp I

8

Kế toán tài chính I

9

Quản trị doanh nghiệp

10

Phân tích tài chính doanh nghiệp I

b. Các học phần tự chọn

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần

1

Thị trường tiền tệ

2

Ngân hàng trung ương

Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần

1

Thuế

2

Kiểm toán căn bản

3

Marketing Ngân hàng

4

Công cụ tài chính phái sinh

5

Pháp luật ngân hàng

II.2. Kiến thức chuyên ngành [21 tín chỉ]

a. Các học phần bắt buộc

1

Tín dụng ngân hàng I

2

Kế toán ngân hàng I

3

Thanh toán quốc tế

4

Quản trị ngân hàng

b. Sinh viên chọn một trong các hướng chuyên sâu:

[1] Quản lý tín dụng

1

Tài trợ dự án

2

Tín dụng ngân hàng II

3

Quản trị rủi ro tín dụng

[2] Quản lý tài chính NHTM

1

Kế toán ngân hàng II

2

Lập và phân tích báo cáo tài chính NHTM

3

Kiểm soát -Kiểm toán nội bộ NHTM

[3] Quản lý và kinh doanh vốn

1

Kinh doanh ngoại hối

2

Quản trị Tài sản-Nợ

3

Phân tích và đầu tư chứng khoán

[4] Tài trợ thương mại

1

Giao dịch thương mại quốc tế

2

Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

3

Tài trợ thương mại quốc tế

II.3. Khoá luận, chuyên đề tốt nghiệp [10 tín chỉ]

1

Khoá luận tốt nghiệp

2

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Học phần bổ sung đối với sinh viên không viết khoá luận

1

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

2

Kỹ năng giao dịch trong kinh doanh ngân hàng

3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Theo Học viện Ngân hàng

Với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng luôn nằm trong danh sách ứng viên được săn đón sau khi tốt nghiệp. Hiện nay có khá nhiều trường đại học trên cả nước tập trung đào tạo ngành này nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế.  Xem danh sách các trường đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng theo từng khu vực, giúp sĩ tử dễ dàng chọn lựa.

Thông qua bài viết trên thí sinh đã có câu trả lời về chương trình đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng và các môn học phải vượt qua trong quá trình theo học đại học. Bên cạnh đó hãy thường xuyên cập nhật thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, cơ hội việc làm của ngành học nhé. Chúc các bạn thành công và đạt kết quả.

Video liên quan

Chủ Đề