Chụp hình cưới có nên đeo trang sức

Chụp ảnh cưới có nên đeo nhẫn cưới không? – Ngày cưới là ngày trọng đại, mở ra cho một tương lai của gia đình mới. Vậy nên, có rất nhiều đôi bạn còn bỡ ngỡ, ngỡ ngàng và hơi lo sợ về một số điều chi tiết. Việc lo sợ về vấn đề nào đó hết sức bình thường, bởi lẽ ngày này đối với đôi tân hôn nói riêng và đại gia đình 2 bên nói chung là ngày trọng đại, quan trọng, vậy nên sẽ cảm thấy lo lắng bất an về một điều gì đó mà chưa nắm rõ.

Để đôi bạn tự tin hơn việc chụp ảnh cưới có nên đeo nhẫn cưới không? Sau đây Nui Wedding sẽ hướng dẫn và chia sẻ trong bài viết sau đây, củng cố sự tự tin và đem cảm giác thoải mái đến cho đôi bạn nhé!

chup-anh-cuoi-co-nen-deo-nhan-cuoi-khong-

Ý nghĩa của nhẫn cưới

Nhẫn cưới là kỉ vật của hôn nhân

Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng sự ràng buộc của giữa hai con người, vững bền, lâu dài vĩnh viễn. Phải chăng riêng điều này thực sự đã chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ngay từ khoảnh khắc ra đời.

Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân. Chiếc nhẫn cưới thường là rất đơn giản với một thiết kế đẹp và không bị lỗi mốt qua thời gian.

Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa.

Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc.

chup-anh-cuoi-co-nen-deo-nhan-cuoi-khong

Tại sao đeo nhẫn cưới vào ngón áp út?

Có rất nhiều giả thuyết về việc vì sao ngón tay này lại gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản – được gọi là vena amoris theo tiếng La Tinh – chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim.

Trong nước Anh cổ đại, một chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn từ ngón tay cái của cô dâu tới ngón trỏ và ngón giữa, nói rằng “Nhân danh cha, con và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh – ngón áp út của bàn tay trái.

Thói quen này, cuối cùng sau đó được nghi lễ hóa vào những năm 1950 khi con trai của vua Henry WIII viết cuốn The Book of Common Prayer, trong đó nêu rõ đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới.

chup-anh-cuoi-co-nen-deo-nhan-cuoi-khong–2

Chụp ảnh cưới có nên đeo nhẫn cưới ? 

Chụp ảnh cưới được thực hiện trước khi cưới, là ngày đôi bạn sẽ lưu giữ những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống vợ chồng sau này. Dù đôi bạn mới yêu hay đã có thời gian yêu lâu rồi, mọi điều đó cũng chỉ lưu được vỏn vẻn trong những hình ảnh được chụp kỉ niệm cưới và phục vụ đám cưới. Thế nên, hãy dành những điều tốt đẹp nhất ghi nhớ trong ảnh cưới và nhẫn cưới cũng thế.

Rất nên đeo nhẫn cưới để chụp ảnh cưới, bởi trong hình ảnh sẽ luôn ghi nhớ những cảm xúc, khoảnh khắc và mọi thứ để mãi sau này ta ngắm nhìn lại. Nhẫn cưới là kỉ vật rất xứng đáng phù hợp được chụp ghi nhớ lại trong ảnh cưới, đồng thời đeo nhẫn cưới để chụp ảnh nó còn giúp đôi bạn trở nên như vợ chồng thực thụ trong hình ảnh.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của đôi bạn về việc chụp ảnh cưới có nên đeo nhẫn cưới không? Với những ý nghĩa của nhẫn cưới đồng thời lời khẳng định của Nui Wedding về việc chụp ảnh cưới có nên đeo nhẫn cưới, mong đôi bạn sẽ có những kỉ niệm đẹp bên nhau và tuyệt vời với những kỉ vật của hôn nhân. Tất cả tinh túy tình yêu đều sẽ được thể hiện và ghi nhớ lại bằng hình ảnh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  •  Địa chỉ: 200 – 202 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM
  •  Hotline : 0909 946 202 – 092 7879 809
  • Website: //nuiwedding.com/

Không chỉ nhẫn cưới mà khi mua bộ trang sức để đeo trong ngày cưới, cô dâu cũng cần quan tâm, lưu ý từ kiểu dáng, tới chất liệu và sự phù hợp với gương mặt, màu da. Đặc biệt, nếu chọn trang sức có gắn kim cương, bạn càng cần tìm hiểu kỹ để mua được đúng sản phẩm giá trị thật. Báo Ngoisao.net sẽ giới thiệu với bạn những kinh nghiệm khi chọn trang sức cưới của Shira, một chuyên gia đá quý tại New York và các cô dâu chú rể Việt Nam hoàn toàn có thể làm theo các hướng dẫn này.

1. Biết rõ chất liệu trước khi chọn trang sức

Thông thường, khi chế tác trang sức cưới, các nhà kim hoàn thường sử dụng vàng và bạch kim vì đây là hai kim loại quý, lại không quá mềm, bền vững theo thời gian. Việc chọn một trong hai chất liệu này cũng tùy thuộc vào thẩm mỹ, kinh tế và nhu cầu của cô dâu chú rể.

– Vàng là kim loại phổ biến nhất trong trang sức cưới. Có hai loại vàng là vàng màu và vàng trắng. Giá thành vàng rẻ hơn bạch kim vì độ tạp chất lớn hơn, nhẹ hơn. Trong định lượng vàng, có loại vàng 10K, 14K, 18K và 24K. Các nhà kim hoàn chủ yếu sử dụng 3 định lượng đầu để chế tạo nhẫn và trang sức cưới.

– Bạch kim có độ tinh khiết lơn hơn, đắt nhưng bù lại, ít bị xước cũng như ít hao mòn hơn vàng. Nếu cùng kiểu dáng, nhẫn bạch kim thường nặng hơn nhẫn vàng nhiều.
2. Biết rõ địa chỉ mua

Trước khi đi tìm mua trang sức, bạn nên tìm kiếm các thông tin về nhà cung cấp qua người thân, bạn bè hay tìm hiểu trên mạng Internet. Nhiều đôi uyên ương lựa chọn các thương hiệu trang sức trong nước, một số khác lại chuộng các mẫu trang sức cưới nước ngoài. Những thương hiệu lớn chủ yếu tập trung tại các trung tâm thương mại lớn nên nếu không có nhiều thời gian thì nên đi dạo một vòng các trung tâm thương mại và tham khảo, so sánh giá cả, hình thức các mẫu trang sức cưới.

Khi quyết định được nơi mua, cô dâu chú rể cũng cần lưu ý tới những chế độ khuyến mại, bảo hành sản phẩm sau này. Bạn nên chọn những nơi có dịch vụ nhiệt tình, đưa ra nhiều ưu đãi để khi cần sửa chữa, sẽ không mất nhiều chi phí hay thời gian.

3. Hiểu rõ về kim cương

Ở thị trường Việt Nam, không phải nhà cung cấp nào cũng đảm bảo có kim cương nguyên chất, đúng giá trị. Ngoài ra, hiện nay cũng có một số loại kim cương nhân tạo, khó phân biệt thật giả nên cô dâu chú rể cần chú ý khi mua loại đá quý này.

– Độ lấp lánh: Nếu đặt kim cương với các loại đá trắng khác, kim cương sẽ có độ lấp lánh hơn hẳn. Kim cương thật cũng có độ phản sáng rất cao nên khi chiếu đèn vào, nó sẽ trong và như có hàng trăm mảnh vụn óng ảnh ở giữa.

– Đường cắt: Đường cắt viên kim cương rõ rệt, thẳng, sắc sảo, không có những đường cắt ngang bên trong.

Nếu cảm thấy không yên tâm, các cô dâu chú rể có thể chọn kim cương nhân tạo bởi, nếu nhìn xa, không phải ai cũng phân biệt được kim cương và kim cương nhân tạo.
4. Chọn trang sức phù hợp với vóc dáng, màu da

Trang sức cưới quan trọng nhất là phải phù hợp với vóc dáng từng người. Cô dâu mảnh mai nên chọn những bộ trang sức nhỏ nhắn, thanh thoát, không đồ sộ đến mức nuốt người. Ngược lại, cô dâu tròn trịa hay cao lớn sẽ có nhiều lựa chọn với các bộ trang sức to bản.

Màu da từng người cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới trang sức cưới. Người có làn da sáng, trắng có thể đeo trang sức vàng hay trắng hoặc các loại đá màu đều được, trong khi đó, cô dâu có làn da nâu khỏe mạnh nên chọn nhẫn màu trắng, tránh nhẫn vàng vì chúng sẽ làm tối da hơn.

5. Đo size nhẫn cẩn thận

Riêng với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, cô dâu chú rể cần lưu ý khi đo size. Để tránh nhầm lẫn, bạn nên yêu cầu nhân viên bán hàng đo 2 – 3 lần và ghi size trước mặt bạn. Không ít cô dâu chú rể “dở khóc dở cười” khi lấy nhẫn lại nhận được sản phẩm chật hoặc rộng hơn tay và mất thời gian sửa chữa.

Hy vọng với những lưu ý này, các cô dâu chú rể sẽ chọn được bộ trang sức ưng ý cho mình hay cho người bạn đời, để những chiếc nhẫn, chiếc dây chuyền yêu thương sẽ luôn theo bạn trọn đời và nhắc nhớ về ngày cưới trọng đại.

lavender studio , dịch vụ chụp hình quay phim cưới hỏi, chụp album cưới đẹp, chụp ảnh nghệ thuật, chụp ảnh gia đình

[st]

Video liên quan

Chủ Đề