Cltn là gì

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

+ CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá thể, qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể; khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN cũng theo một hướng xác định.

+ Thực chất của CLTN là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

+ CLTN đóng vai trò sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định kiểu hình thích nghi làm cho quần thể thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.

+ CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa: nếu áp lực chọn lọc mạnh [tiêu diệt luôn, đặc biệt là chọn lọc chống lại gen trội] → tốc độ biến đổi nhanh. Áp lực chọn lọc yếu [chỉ làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển, chọn lọc chống lại alen lặn] → tốc độ biến đổi chậm. Nhưng biến đổi luôn có tính quy luật: tăng dần tần số alen thích nghi, giảm dần tần số alen không thích nghi.

→ Cá thể thích nghi nhất là những cá thể chuyển được một lượng gen lớn nhất cho thế hệ sau.

+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng loại cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể [tác động lên mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể].

→ Trong tự nhiên, chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra song song.

→ Cá thể thích nghi nhất là những cá thể chuyển được một lượng gen lớn nhất cho thế hệ sau.

+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng loại cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể [tác động lên mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể].

→ Trong tự nhiên, chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra song song.

Các phương thức tác động của chọn lọc tự nhiên

 HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA ĐÁCUYN

       Charles Robert Đácuyn [1809 - 1882] là nhà sinh học vĩ đại người Anh đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá. Lý thuyết tiến hoá của Đácuyn đề cập 3 vấn đề là:

  • Sự phát sinh biến dị và sự di truyền các biến dị là cơ sở, giải thích sự phân hoá đa dạng trong một loài.
  • Sự chọn lọc các biến dị có lợi, kết quả là sự sống sót và phát triển ưu thế của những dạng thích nghi hơn.
  • Sự phân ly dấu hiệu và sự cách ly dẫn tới hình thành loài mới.

1. Cơ sở của quá trình tiến hóa

        Biến dị và di truyền là cơ sở của quá trình tiến hóa. Nhờ cả hai đặc tính trên sinh vật mới có thể tiến hoá thành nhiều dạng phong phú, đồng thời vẫn giữ được những đặc điểm riêng của thứ và loài.

        Đácuyn gọi biến dị cá thể, đó là sự phát sinh những điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.

         Tính di truyền là cơ sở sự tích lũy biến dị nhỏ thành biến đổi lớn.

2. Nguồn gốc giống vật nuôi, cây trồng

        Mỗi loài vật nuôi cây trồng bao gồm nhiều giống rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, gà nhà có vài trăm giống khác nhau. Trên thế giới, có tới 400 giống bò, 350 giống chó, gần 1.000 giống nho.

         Mỗi giống vật nuôi, cây trồng trong từng loài đều thích nghi với nhu cầu nhất định của con người. Ví dụ, các giống ngựa thồ, ngựa kéo, ngựa đua,... các giống săn, chó giữ nhà, chó cảnh,...

         Nhân tố chính trong quá trình hình thành các giống vật nuôi, cây trồng là chọn lọc nhân tạo.

3. Chọn lọc nhân tạo

        Sinh vật không ngừng phát sinh biến dị theo nhiều hướng không xác định. Con người loại bỏ các cá thể mang biến dị không phù hợp, đồng thời giữ lại và ưu tiên cho sinh sản những cá thể nào mang biến dị có lợi. Quá trình này tiến hành qua nhiều thế hệ làm vật nuôi, cây trồng biến đổi sâu sắc Sự chọn lọc theo những mục đích khác nhau làm vật nuôi, cây trồng đã biến đổi theo những hướng khác nhau.

        Kết quả, từ một vài loài hoang dại, đã tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng thích nghi với nhu cầu nhất định của con người. Các giống vật nuôi, cây trồng trong phạm vi một loài đều có chung một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại. 

       Tính chất của chọn lọc nhân tạo là do con người tiến hành, vì lợi ích của người.

       Động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu kinh tế, thị hiếu, thẩm mỹ của con người. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong phạm vi một loài từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại.

4. Phân ly tính trạng

      Phân ly tính trạng là quá trình từ một dạng ban đầu dần dần biến đổi theo hướng ngày càng sai khác nhau.

       Nguyên nhân là sự chọn lọc tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng một đối tượng.

       Nội dung của phân ly tính trạng bao gồm hai mặt vừa đào thải những hướng biến đổi trung gian không đáng để ý, vừa có sự tích luỹ, tăng cường những hướng biến đổi đặc sắc nhất.

5. Chọn lọc tự nhiên

       CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. Đối tượng của CLTN là các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường.

        CLTN là cơ chế tiến hóa giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới.

        Nội dung của chọn lọc tự nhiên bao gồm hai quá trình song song là đào thải những biến dị có hại, và tích luỹ những biến bị có lợi cho bản thân sinh vật, là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất.

        Cơ sở của chọn lọc tự nhiên [CLTN] dựa trên hai đặc tính cơ bản của sinh vật là biến dị và di truyền.

        Động lực của CLTN là quá trình đấu tranh sinh tồn hiểu theo nghĩa rộng. Cạnh tranh cùng loài là động lực chủ yếu trong sự tiến hoá của loài làm cho loài được chọn lọc theo hướng ngày càng thích nghi với điều kiện sống.

        Kết quả của CLTN là sự tồn tại những sinh vật thích nghi với điều kiện sống.

6. Sự hình thành đặc điểm thích nghi

        Chọn lọc tự nhiên có vai trò sáng tạo các đặc điểm thích nghi.

       Đácuyn quan niệm mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chỉ hợp lý một cách tương đối, nghĩa là có giá trị đến một mức độ nhất định trong những điều kiện nhất định. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có lợi cho sinh vật trong hoàn cảnh đã sinh ra nó.

        Khi hoàn cảnh sống thay đổi, đặc điểm thích nghi có lợi trong hoàn cảnh cũ, nhưng có thể bất lợi trong hoàn cảnh mới. Lúc này tính chất hợp lý không còn nữa. Khi đó, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng mới, tích luỹ biến dị theo hoàn cảnh mới và khi điều kiện sống ít thay đổi thì chọn lọc tự nhiên vẫn diễn ra.

7. Sự hình thành loài mới

        Loài mới được hình thành dần dần, liên tục qua nhiều dạng trung gian theo con đường phân ly tính chất dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

8. Chiều hướng tiến hoá của sinh giới

Sinh giới tiến hoá theo 3 chiều hướng chính là:

[1] - Ngày càng đa dạng, phong phú được biểu hiện số loài ngày càng nhiều, sự phân hoá nội bộ trong từng nhóm phân loại ngày càng sâu sắc.

[2] - Trình độ tổ chức ngày càng cao thể hiện trong cơ thể có sự phân hoá về cấu tạo, sự chuyên hoá về chức phận, đồng thời tăng cường sự thống nhất giữa các bộ phận.

[3] - Thích nghi ngày càng hoàn thiện: trong mỗi hướng chọn lọc các dạng ra đời sau thích nghi hợp lý hơn những dạng ra đời trước.

9. Cống hiến và tồn tại của học thuyết Đácuyn

a] Cống hiến

        Đácuyn đã giải đáp vấn đề nguồn gốc các loài trên quan điểm duy vật và theo phương pháp lịch sử. Loài là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. Các loài biến đổi theo thời gian và không gian. Mỗi loài có một lịch sử phát sinh phát triển và diệt vong trong những điều kiện nhất định. Các loài ngày nay đều xuất phát từ một nguồn gốc chung.

b]Tồn tại

- Đácuyn chưa đưa ra khái niệm “Loài”.

- Chưa đi sâu vào quá trình cụ thể của sự hình thành loài mới.

- Hạn chế trong quan niệm của Đácuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Chọn lọc tự nhiên là gì? Nội dung thuyết chọn lọc tự nhiên? Chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại như nào? So sánh chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của đacuyn và quan điểm hiện đại?… Đây là những câu hỏi được quan tâm rất nhiều trên các trang tìm kiếm và mạng xã hội. Vậy chọn lọc tự nhiên là gì? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Khái niệm chọn lọc tự nhiên là gì?

  • Chọn lọc tự nhiên là gì? Chọn lọc tự nhiên là sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi có lợi. Hay là sự đào thải những sai dị cá thể và những biến đổi có hại thì được gọi là chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên có tính chất là tự phát, không có mục đích định trước. Nhưng dần đi đến kết quả làm cho các loài ngày một thích nghi với điều kiện sống.
  • Nội dung của chọn lọc tự nhiên: Bao gồm hai quá trình song song. Đó là đào thải những biến dị có hại, đồng thời tích luỹ những biến bị có lợi. Và là quá trình sống sót của những sinh vật thích nghi nhất.
  • Cơ sở của chọn lọc tự nhiên: Được dựa trên hai đặc tính cơ bản là biến dị và di truyền. Động lực của chọn lọc tự nhiên là một quá trình đấu tranh sinh tồn theo nghĩa rộng. Kết quả là sự tồn tại của những sinh vật thích nghi với điều kiện sống.
  • Vai trò của chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc tự nhiên có vai trò là nhân tố chính trong quá trình tiến hoá của các loài. Làm cho các loài biến đổi theo hướng có lợi, thích nghi với điều kiện sống của chúng.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về chọn lọc tự nhiên là gì? Hãy tiếp tục theo dõi để tìm hiểu cơ chế hoạt động của chọn lọc tự nhiên.

Tìm hiểu khái niệm chọn lọc tự nhiên

Cơ chế hoạt động của chọn lọc tự nhiên

Sau khi đã tìm hiểu về chọn lọc tự nhiên là gì? Hãy tiếp tục cùng bài viết xem qua cơ chế hoạt động của chọn lọc tự nhiên nhé.

Chọn lọc tự nhiên sẽ tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể, từ đó thông qua tác động lên kiểu gen. Chọn lọc tự nhiên còn tác động trên kiểu hình của từng cá thể qua nhiều thế hệ. Và chọn lọc tự nhiên sẽ dẫn đến hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số tương đối có lợi sẽ được tăng lên trong quần thể.

Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen riêng rẽ, mà nó sẽ tác động với toàn bộ kiểu gen. Trong đó có các gen tương tác thống nhất. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra song song:

  • Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi trong nội bộ quần thể.
  • Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, sinh sản, tự vệ. Nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất.

Chọn lọc tự nhiên thường hướng đến sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể. Nhất là khi có những mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể, được thông qua sự xuất hiện biến dị di truyền.

Nói tóm lại thì chọn lọc tự nhiên sẽ không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà đối với toàn bộ kiểu gen. Nó không chỉ tác động đối với từng cá thể mà tác động lên cả một quần thể. Trong bảng dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn chọn lọc tự nhiên là gì cũng như biết được các so sánh về sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen riêng rẽ

Những hình thức của chọn lọc tự nhiên

Bên cạnh những thắc mắc về chọn lọc tự nhiên là gì thì những hình thức của chọn lọc tự nhiên cũng được nhiều người đọc quan tâm.

Chọn lọc ổn định

Là sự chọn lọc để bảo tồn những cá thể được mang tính trạng trung bình. Và để đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa với mức trung bình. Chọn lọc ổn định được diễn ra trong điều kiện sống kiên định và không thay đổi qua nhiều thế hệ.

Trong tiến hóa, thì sự kiên định những đặc điểm thích nghi cũng có ý nghĩa quan trọng không kém với sự phát sinh những đặc điểm thích nghi mới.  

Chọn lọc vận động

Chọn lọc vận động đem đến một kết quả là các đặc điểm thích nghi cũ sẽ dần được thay thế bằng một đặc điểm thích nghi mới. Sự biến đổi được diễn ra theo hướng tăng cường lên hoặc giảm bớt đi. Chọn lọc vận động sẽ diễn ra khi hoàn cảnh sống được thay đổi theo hướng xác định.

Chọn lọc vận động sẽ có sự thay đổi mức phản ứng của tính trạng. Việc thay thế một gen hoặc tổ hợp gen bằng một gen hay tổ hợp gen khác, giúp đảm bảo sự thích nghi với điều kiện sống mới. Chọn lọc vận động nhằm giải thích quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi mới.  

Chọn lọc phân hóa

Chọn lọc phân hóa sẽ diễn ra khi điều kiện sống thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất. Hầu hết những cá thể ở mức trung bình sẽ rơi vào điều kiện bất lợi và sau đó bị đào thải.

Chọn lọc diễn ra theo một số hướng, mỗi hướng sẽ hình thành nhóm cá thể thích nghi với hướng chọn lọc. Mỗi nhóm sẽ chịu tác động của chọn lọc ổn định. Quần thể cuối cùng bị phân hóa thành nhiều dạng và không có dạng nào giữ ưu thế tuyệt đối trước các dạng khác.

Chọn lọc tự nhiên có ba hình thức cơ bản

Chọn lọc tự nhiên là gì? Nội dung thuyết chọn lọc tự nhiên? Chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại như nào? So sánh chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của đacuyn và quan điểm hiện đại? Cơ chế hoạt động cũng như các hình thức của chọn lọc tự nhiên đã vừa được DINHNGHIA.VN cung cấp đến bạn đọc.

Hy vọng với những nội dung mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề chọn lọc tự nhiên là gì, hãy để lại câu hỏi bên dưới để chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé!

Tu khoa

  • cơ sở của chọn lọc tự nhiên
  • chọn lọc tự nhiên ở con người
  • khái niệm chọn lọc tự nhiên là gì? 
  • chọn lọc tự nhiên là quá trình gì?
  • chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội
  • đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là gì
  • nội dung của chọn lọc tự nhiên là gì?
  • chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
  • theo đacuyn chọn lọc tự nhiên có vai trò
  • chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại
  • chọn lọc tự nhiên theo đacuyn và quan điểm hiện đại

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề