Có bao nhiêu chủ thể tham gia tư vấn cho học sinh

Bởi Emmanuel Macron

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Emmanuel Macron

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy phân tích giúp tôi về chủ thể của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là ai? Đối tượng của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là gì?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Mở đầu vấn đề

Giáo dục và đào tạo pháp luật là một quá trình phức tạp, là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có chủ thể và đối tượng của giáo dục và đào tạo pháp luật.

Quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật là sự thống nhất biện chứng của hai yếu tố cơ bản trong quá trình dạy học pháp luật: hoạt động dạy pháp luật và hoạt động học pháp luật. Dạy pháp luật và học pháp luật là hai hoạt động tác động và phối hợp với nhau, nếu thiếu một trong hai hoạt động đó thì quá trình dạy học pháp luật không diễn ra. Hoạt động dạy pháp luật do giáo viên - chủ thê’ giáo dục và đào tạo pháp luật tiến hành. Hoạt động học pháp luật do người học - đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật tiến hành.

Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật cần phải được xây dựng và thực hiện để phát huy được tất cả các tiềm năng, khả năng của chủ thể và đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật trong quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật.

2. Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật

Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là một trong những hình thức của thực hiện chính sách pháp luật, gắn liền chặt chẽ, tác động tương hỗ vói các hình thức khác của thực hiện chính sách pháp luật.

Giáo dục và đào tạo pháp luật là đối tượng mà chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật hướng đến. Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là phương thức, cách thức hoàn thiện hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật, làm tối ưu hóa hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật. Đầy là loại chính sách được hình thành để xây dựng nên quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật nhằm bảo đảm sự thống nhất bên trong, mang tính nhất quán, có tính hệ thống, tính kế hoạch. Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là hoạt động gắn liền với việc trợ giúp cho quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật, với việc xây dựng các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện có kết quả, chất lượng của quá trình đó. Ngoài ra, chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật tác động đến cả văn hóa giáo dục và đào tạo pháp luật của những chủ thê’ tương ứng.

Bản chất của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật thể hiện ở hoạt động được lập luận về khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và các chủ thể có liên quan để xây dựng và thực hiện chiến lược, sách lược giáo dục và đào tạo pháp luật.

Quan niệm nói trên về bản chất của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật phản ánh được mô hình tổng quát mang tính lý tưởng về chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật, bao gồm bộ phận tình [các tư tưởng] và bộ phận động [hoạt động] của chính sách giáo dục pháp luật, cho phép cân nhắc được nhiều vẩn đề của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách đó trong thực tiễn. Quan niệm này cũng đặt ra nhiệm vụ cho các nhà khoa học trong việc tiếp tục nghiên cứu lý luận về những vấn đề của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật.

Nội dung cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là xác định nội dung của giáo dục và đào tạo pháp luật. Các nền tảng tư tưởng mang tính quan niệm, các quan điểm về sự phát triển giáo dục và đào tạo pháp luật, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo pháp luật được thể hiện trong chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật.

Từ phân tích trên có thể hiểu Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là hoạt động được lập luận về khoa học, nhất quán và hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phỉ nhà nước để xác định chiêh lược, sách lược giáo dục và đào tạo pháp luật, tạo ra các đỉêu kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay cần xây dựng một quan niệm chung, hay gọi cách khác, là mô hình tổng thể về chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật, vì đây là vấn đề rất cấp thiết. Quan niệm tổng thể đó bao gồm các phương thức hoàn thiện hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật. Quan niệm tổng thê’ về chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là một hệ thống các luận điểm lý luận phản ánh các quan điểm về bản chất, nội dung, các mục tiêu, các nguyên tắc, các tru tiên, các cơ chế và các phương thức tối ưu hóa chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật.

Quan niệm tổng thể về chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là tài liệu học thuyết mang tính lý luận ứng dụng, là định hướng cho các chủ thể của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật của quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật.

3. Chủ thể của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật

Chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật. Hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật do các chủ thể khác nhau tiến hành. Chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật là những ai tiến hành giáo dục và đào tạo pháp luật. Các chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật, có thể được phân thành: chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật chuyên nghiệp và chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật không chuyên nghiệp. Hai loại chủ thể này có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu trình độ và kỹ năng giáo dục và đào tạo pháp luật khác nhau.

Chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật chuyên nghiệp là những người có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục và đào tạo pháp luật [giảng viên pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật...].

Chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật không chuyên nghiệp là những người không có chức năng, nhiệm vụ chính là giáo dục và đào tạo pháp luật, nhưng một trong những chức năng, nhiệm vụ của họ là thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo pháp luật [cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức...].

Chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật rất đa dạng, phong phú, không chỉ là giảng viên, những người làm công tác giáo dục trong các cơ sở giáo dục chuyên luật, các cơ sở đào tạo ngành luật, mà bao gồm cả các giảng viên trong các cơ sở giáo dục khác có giảng dạy pháp luật, những người có chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu của giáo dục pháp luật.

Như vậy, nhìn chưng chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật có trình độ học vần, chuyên môn cao, có khả năng sư phạm tốt. Có thể coi các chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật vừa là người giảng dạy chuyên môn, vừa là người giáo dục nhân cách, đồng thời là người truyền đạt tri thức pháp luật. Chủ thể giáo dục và đào tạo pháp luật trực tiếp, chủ yếu và có tác động lớn nhất đối với người học - đối tượng giáo dục pháp luật là các giảng viên giảng dạy pháp luật trong các cơ sở giáo dục.

4. Đối tượng của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật

Đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật vừa là đối tượng chịu sự tác động dạy của chủ thể - giáo viên giảng dạy pháp luật, với tư cách này người học pháp luật chịu sự tác động sư phạm; vừa là chủ thể nhận thức, với tư cách này, quá trình nhận thức của người học pháp luật là quá trình phản ánh thế giói pháp luật vào ý thức. Đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật rất rộng lớn, đa dạng, phong phú.

Căn cứ vào bậc giáo dục, các đặc điểm về nghê nghiệp, lứa tuổi, có thể phân đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật thành các nhóm sau đây:

- Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh luật trong các cơ sở giáo dục chuyên luật [các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học về luật, các trường trung cấp pháp lý].-

- Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh trong các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường trung cấp nghề.

- Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong các trường thuộc hệ thống tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế.

- Học sinh trong các trường phổ thông.

- Mọi người trong xã hội.

Mặc dù có những đặc điểm, khả năng riêng, nhưng đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh có những hoạt động chung, cơ bản sau đây:

- Hoạt động học tập pháp luật nhằm chiếm lĩnh tri thức, năng lực, kỹ năng cũng như các phương thức hoạt động dựa trên pháp luật. Hoạt động này không mang tính phổ thông mà mang tính chất chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc hơn nhằm hình thành nên đội ngũ chuyên gia pháp luật, đội ngũ tri thức trong tất cả các ngành cho đất nước. Bởi vậy, cách dạy, cách học pháp luật ở đây khác vói cách dạy, cách học pháp luật trong các trường phổ thông.

- Do tính chất của đào tạo đại học, song song với hoạt động học tập, ở bậc đại học còn có một hoạt động rất đặc trưng đó là hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật. Hoạt động học pháp luật gắn liền chặt chẽ vói hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật của nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên.

Như vậy, trong hoạt động học tập pháp luật, các đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật cần phải lĩnh hội tri thức pháp luật, đồng thời nắm được các nguyên tắc, cách thức, chuẩn mực nghề nghiệp để trở thành chuyên gia pháp luật sau này. Đó là đặc điểm đặc trưng trong hoạt động học tập của những sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên luật hoặc không chuyên luật trong các trường đại học.

Ngoài các đặc điểm chung, các nhóm đối tượng gỉáo dục và đào tạo pháp luật nói trên còn có các đặc điểm riêng cần được cân nhắc trong giáo dục và đào tạo pháp luật. Đó là: đặc điểm về độ tuổi, đặc điểm về nghề nghiệp, đặc điểm về tâm, sinh lý, đặc điểm về trình độ học vấn, khả năng tiếp nhận giáo dục pháp luật của đối tượng giáo dục và các đặc điểm khác.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, đối tượng giáo dục pháp luật rất rộng lớn, đa dạng, phong phú, bao trùm toàn xã hội. Đốì tượng này có các đặc điểm chung và các đặc điểm riêng trên nhiều phương diện. Giáo dục và đào tạo pháp luật cần phải cân nhắc các đặc điểm đó đê’ tiến hành có hiệu quả.

Việc phân tích chủ thể và đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật là một trong những căn cứ quan trọng để các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục pháp luật thiết thực, hiệu quả, góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề