Con cao và tổ ong đọc hiệu phong cách ngôn ngữ

Bởi Jeremy Heimans, Henry Timms

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Jeremy Heimans, Henry Timms

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Stephen R. Covey, Breck England

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

                                     CON CÁO VÀ TỔ ONG                                                                           

Tổ ong lủng lẳng trên cành

Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay.

Cáo già nhè nhẹ lên cây

Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.

Ong thấy Cáo muốn cướp con,

Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta.

Châm đầu, châm mắt Cáo già

Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.

Ong kia yêu giống yêu nòi

Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi                                                                                            Câu 1 : Hãy chỉ ra vần của bài thơ trên                                                                        Câu 2 : Cho biết thể thơ của đoạn trích trên                                                                  Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì ?                                                           Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Cáo già nhè nhẹ lên cây

Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn

Các câu hỏi tương tự

Ở một khu rừng nọ, có Gấu mẹ và hai chú Gấu con sống với nhau rất vui vẻ. Một hôm, hai Gấu con thưa với mẹ: Chúng con đã khôn lớn, xin mẹ cho chúng con tự đi kiếm ăn ạ.

Gấu mẹ ôm lấy hai con ân cần dặn dò. Hai chú Gấu từ biệt mẹ ra đi.

– “Hai anh em đi cẩn thận. Nhớ phải nhường nhịn nhau đấy nhé!”

– “Vâng, chúng con biết rồi ạ.”

– “Đi nhanh lên em!”

– “Chờ em nào!”

Chúng đi mãi, bụng đã đói meo mà chẳng tìm được gì để ăn. Bỗng hai chú Gấu tìm được một miếng pho mát lớn. Chúng sung sướng định chia nhau nhưng ai cũng muốn tự chia vì sợ mình được phần ít hơn.Hai chú Gấu đã quên lời mẹ dặn phải nhường nhịn nhau nên đã tranh giành nhau kịch liệt. Vừa lúc đó, một con cáo già đi tới.

– “Để đấy anh chia cho.”

– “Không, để em. Anh chia toàn giành phần hơn.”

Cáo già hỏi thì hai chú Gấu kể lại rằng hai anh em đang tranh nhau chia miếng pho mát .

Cáo già nói: Chuyện đấy có gì mà rắc rối. Đưa đây, tôi chia cho thật đều nhau.

Hai anh em Gấu mừng rỡ nghe theo.

– “Tưởng gì chứ chia pho mát thì dễ hơn ăn kẹo! Yên tâm đi! Tôi chia là công bằng nhất!”

Cáo cố ý bẻ miếng bánh thành hai phần to, nhỏ khác nhau rõ rệt. Hai chú Gấu vội vàng kêu lên: Miếng này to hơn rồi!

Cáo già bình thản đáp: Không vấn đề gì. Tôi sẽ sửa lại ngay. Nói rồi Cáo đưa phần to lên mồm cắn một miếng rõ to, nhai ngấu nghiến. Phần to trở thành phần nhỏ, hai Gấu con lại kêu lên: Hai phần này lại không bằng nhau!

Cáo già liếc mắt nhìn hai chú ra vẻ thương cảm: Không sao, tôi sửa một chút là đều ngay ấy mà.

Cáo lại ngoạm một miếng ở phần to, phần to lại hóa nhỏ hơn. Hai Gấu con hậm hực: Vẫn không đều!

Cáo liếm mép, an ủi hai chú Gấu con: Được rồi, được rồi, chỉ cần sửa lại một tí là hai phần đều nhau thôi!

Cứ thế, cứ thế, Cáo chén hết miếng này đến miếng khác. Hai Gấu con thèm nhỏ dãi, cứ hếch mũi lên xem phần nào to hơn, phần nào nhỏ hơn. Cáo chén no bụng rồi mới chia cho hai phần đều nhau. Và lúc bấy giờ thì mỗi phần chỉ còn lại là một mẩu bé tí tẹo.Cáo già đã no liền vẫy đuôi bỏ đi.

Câu 1: Nêu nội dung câu chuyện

Câu 2: Câu chuyện đem đến cho ta bài học gì? Viết đoạn văn [Khoảng 100 từ] trình bày suy nghĩ của em về bài học đó

Câu 3: Em hãy tưởng tượng thêm phần kế tiếp của hai chú gấu con sau khi cáo già bỏ đi...

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” [Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3] 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Nội dung của đoạn văn là gì? 3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:"Chú bé loắt choắt..."Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” [Trích Ngữ văn 6, tập 2]

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là [ gạch chân và chỉ rõ]. 

I. Đọc hiểu [5.0 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tổ ong lủng lẳng trên cành,

Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!

Cáo già nhè nhẹ lên cây,

Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn.

Ong thấy cáo muốn cướp con,

Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.

Châm đầu, châm mắt cáo già,

Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.

Ong kia yêu giống yêu nòi,

Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi…

[Trích “Con cáo và tổ ong”- Hồ Chí Minh]

Câu 1 [0.5 điểm]: Đoạn thơ trên có nhắc đến những nhân vật nào?

Câu 2 [1.0 điểm]: Chỉ ra các từ láy có trong những câu thơ sau:

Tổ ong lủng lẳng trên cành,

Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!

Cáo già nhè nhẹ lên cây,

Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn.

Câu 3 [0.5 điểm]: Theo đoạn thơ, bầy ong đã làm gì để khiến cáo già từ bỏ ý định của mình?

Câu 4 [1.0 điểm]: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu sau:

Ong kia yêu giống yêu nòi,

Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi…

Câu 5 [1.0 điểm]: Giải thích nghĩa của thành ngữ “đồng tâm hiệp lực” và đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó.

Câu 6 [1.0 điểm]: Từ chiến thắng của bầy ong, đoạn thơ nhắn nhủ đến em bài học gì? [Viết khoảng 3 câu]

Video liên quan

Chủ Đề