Công nghệ có thể thay thế giáo viên không

Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo [AI] cho phép người ta nghĩ rằng, trong một thời gian rất gần, robot có thể đứng lớp thay cho giáo viên.

Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ, mô hình giáo dục truyền thống được dự báo sẽ thay đổi trong 10 năm tới. Theo đó, nền giáo dục tự động hóa sẽ đóng vai trò chủ chốt. Giáo viên chỉ làm trợ giảng, hỗ trợ chuẩn bị dụng cụ cho buổi học. Việc truyền đạt kiến thức sẽ do robot đảm nhiệm.

Ngành giáo dục Phần Lan vừa đưa Elias vào trường tiểu học để dạy ngoại ngữ. Elias là robot hình người có thể nói và hiểu 23 ngôn ngữ. Đặc biệt, phần mềm cài đặt trong Elias cho phép hiểu những yêu cầu của học sinh để điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp và khuyến khích học sinh học tập.

Robot Pepper và hỗ trợ các giáo viên tại trường mẫu giáo ở Singapore.

Tuy nhiên, khác với giáo viên robot của Phần Lan, Hàn Quốc sử dụng tới hai loại robot để dạy ngoại ngữ. Một loại tự động với tính năng nhận dạng giọng nói. Loại kia được giáo viên điều khiển từ xa và trao đổi với học sinh thông qua camera và microphone.

 Ngoài lợi thế về sự kiên nhẫn, robot có khả năng chứa đựng lượng kiến thức khổng lồ hơn bất cứ giáo viên con người nào và tạo ra môi trường học tập chỉ một "thầy" và một trò.

Hơn thế, giáo viên robot còn giúp những học sinh có vấn đề về sức khỏe và sự phát triển, giảm bớt những bất lợi và khai thác thế mạnh để bù đắp khiếm khuyết. Robot cũng sẽ là giáo viên "công bằng" nhất. Tất cả học sinh đều có thể có được giáo viên giỏi nhất và một chương trình học hoàn toàn cá nhân hóa.

GS. Tony Wagner [Đại học Harvard] từng chia sẻ: “Thế giới ngày nay không quan tâm kiến thức của sinh viên là gì, mà quan trọng là sinh viên làm được gì với kiến thức đó”. Vì thế, vai trò của người giáo viên thời 4.0 không chỉ đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn giúp học trò trang bị các kỹ năng tương lai. Một nghiên cứu của tổ chức Economist Intelligence Unit năm 2017 đã chỉ ra rằng, để thành công trong môi trường đầy biến động trong tương lai, những kỹ năng mà người trẻ cần có là: kỹ năng liên ngành, sáng tạo và phân tích, kinh doanh, lãnh đạo, kỹ năng số và kỹ thuật, nhận thức toàn cầu, ý thức công dân.

Thời đại 4.0 đặt ra bao nhiêu thách thức và cơ hội cho người trẻ là bấy nhiêu thách thức và cơ hội cho người thầy. Thế nên, giáo viên trong thời đại 4.0 cần chủ động mở rộng tầm nhìn, tư duy và phát triển bản thân, đây là những điều kiện tiên quyết để đào tạo nên những công dân toàn cầu.

Long Ngọc

Hay nhất

Nhận định về những việc mà một robot làm tốt hơn GV, chuyên gia giáo dục Ngô Thành Nam đến từ TPHCM cho biết: Trong khi GV cố gắng để truyền tải một lượng kiến thức học tập với khía cạnh vận hành lớp học thì robot có thể mang lại sự phù hợp trong việc học, đánh giá cẩn thận mọi phản hồi để hiệu chỉnh khi nào nên tiếp tục với đề tài hiện tại và khi nào nên chuyển sang phần tiếp theo.

Những HS với khả năng học tập tốt hơn có thể được giao thêm bài tập, trong khi những HS cần trợ giúp sẽ nhận được sự hỗ trợ và tất cả đều diễn ra trong cùng một lớp học. Trí tuệ nhân tạo cung cấp cho robot các khả năng gần như không giới hạn về mặt xác định điểm mạnh và sở thích của HS, sau đó xây dựng và phát triển dựa trên thông tin có được.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, dù người máy có thông minh, hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế được con người. Người máy hay robot đóng vai trò quan trọng trong ngành GD vì giúp HS học tốt hơn, nhưng sẽ không bao giờ thay thế được GV. Robot có thể đẩy nhanh tiến độ giảng dạy nhưng sẽ không linh hoạt, tùy vào thực tế của lớp học nếu không được lập trình tốt.

Robot được theo dõi bởi trí tuệ nhân tạo, không gì khác ngoài sự thay thế các phản ứng cơ bản của con người - thứ mà robot đã bắt chước qua các giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Người máy có thể dạy tốt những môn không đòi hỏi hiểu biết rộng như dạy từ vựng và số nguyên tố. Tuy nhiên, robot có những giới hạn như khả năng hiểu tiếng nói và khả năng giao tiếp với con người sẽ khó không vượt qua được vai trò phụ giảng hay người dạy kèm trong tương lai gần.

Thầy Hà Văn Thắng - giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM chia sẻ: Khi không có công nghệ, mối quan hệ thầy trò trở nên tốt hơn, việc dạy học thoải mái, thời gian như dài hơn và có nhiều cơ hội để quan tâm đến HS, những ngày tháng trên bục giảng trở nên giàu cảm xúc. Thứ mà công nghệ không thể thay thế được là vai trò của người thầy trong việc truyền bá và lan tỏa những giá trị đến với học trò. Thầy Lê Hoàng Linh - Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: Robot có thể thay thế những giáo viên chỉ có thói quen truyền đạt và kiểm tra một cách cơ học. Nếu GV chỉ đơn thuần giảng dạy kiến thức từ SGK, giao bài tập và kiểm tra HS mà không khuyến khích việc tìm tòi, phản biện và tạo ra kiến thức mới thì robot có thể hoàn toàn thay thế.

Tuy nhiên, robot sẽ khó thay thế được GV nếu họ mang đến những giá trị không lượng hóa được bằng điểm số như động lực học tập, khả năng tư duy phản biện, tình yêu, sự cảm thông, cộng tác và tinh thần lao động kỉ luật. Chính những GV này đang góp phần hình thành các kĩ năng của thế kỉ 21, tạo nền tảng để các em trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.

Ngày nay, máy tính đã trổ hết tài năng trên nhiều lĩnh vực, hoàn thành suất sắc các loại công việc. Máy tính trợ giúp dạy học đã là một lĩnh vực ứng dụng quan trọng của máy tính. Bước thứ nhất việc máy tính trợ giúp dạy học là do các nhân viên thiết kế phần mềm máy tính thiết kế chương trình dạy học thành phần mềm máy tính. Máy tính cài đặt phần mềm này xong thì đã thành một “giáo viên” tri thức uyên bác rồi. Không thể có chỉ dạy cho học sinh tri thức liên quan bằng hình thức kênh hình và chữ phong phú, còn có thể đối thoại, giao lưu với học sinh; ra bài tập, chấm bài cho học sinh; lại còn kịp thời tiến hành tổng kết, tìm ra nhược điểm vấn đề và trả lời bài tập mà học sinh làm. Rồi lại còn cải tiến phương án cho học sinh nữa… Hệ thống trợ giúp dạy học bằng máy tính này đã ứng dụng tổng hợp các kỹ thuật máy tính như multimedia, siêu văn bản, trí tuệ nhân tạo và kho tri thức. Nó rút ngắn thời gian học tập rất hữu hiệu, nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả học tập. Nó có sự trợ giúp khá lớn cho việc học tập của học sinh.

Máy tính đã trợ giúp cho hiệu quả dạy học rất nhiều, vậy thì liệu nó có thể hoàn toàn lên lớp thay cho giáo viên không? Không thể.

Mọi người biết rằng trình độ văn minh của loài người không ngừng được nâng cao. Đó là do loài người thế hệ này truyền lại tri thức cho thế hệ sau và lớp người mới không ngừng đổi mới tri thức để phát triển lên.

Giáo viên đồng thời với việc truyền thụ tri thức văn hóa cho học sinh, còn dạy cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm các mặt khác mà họ đã nắm được. Giáo viên trong quá trình dạy học còn giao lưu tình cảm với học sinh. Học sinh có thể học được nhiều đạo lý xử thế làm người từ thầy cô giáo. Những điều này dĩ nhiên là máy tính không thể làm được.

Từ thực tiễn ta biết rằng ảnh hưởng của các giáo viên trung và tiểu học còn lớn hơn cả cha mẹ. Đủ thấy giáo viên đã có tác dụng không thể thiếu được trong sự phát triển của xã hội, phát triển của văn hóa. Bởi vậy, máy tính không thể lên lớp thay thế hoàn toàn cho giáo viên. Nhưng nó có thể trợ giúp giáo viên làm tốt công tác dạy học.

Twitter Facebook LinkedIn

Báo Giáo dục & Thời đại đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen quanh chủ đề này.

- Những thành tựu nổi bật của trí tuệ nhân tạo [AI] đã và đang được nhiều trường học áp dụng. PGS có thể cho biết thành tựu nổi bật của công nghệ này?

- Với giáo dục, AI được sử dụng nhiều trong giảng dạy tiếng Anh vì dữ liệu ngôn ngữ tiếng Anh hiện nay rất lớn và nhu cầu đối với các dịch vụ AI hỗ trợ học tiếng Anh cũng rất cao.

Thành tựu nổi bật nhất của công nghệ AI trong giảng dạy ngoại ngữ các năm gần đây là các hệ thống hỗ trợ dịch nói và dịch viết tự động. Công nghệ nhận dạng giọng nói cũng đã có những bước tiến dài và được tích hợp vào khá nhiều các ứng dụng dạy học ngoại ngữ hiện đại.

- Tại hội thảo về ứng dụng AI vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mới đây, nhiều học giả cho rằng; tương lai “trợ lý ảo” sẽ đóng vai trò lớn trong hỗ trợ giảng viên dạy học. PGS có thể cho biết ưu và nhược điểm của AI?

- Trong giảng dạy ngoại ngữ, các hệ thống AI giúp học viên nhận được nhiều phản hồi có giá trị cho việc học gần như tức thời. Từ đó, sự hứng thú của học viên và thời lượng tiếp nhận ngữ liệu ngoài giờ học truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, AI xét cho cùng cũng chỉ là các thuật toán xử lý dữ liệu nên không thể đưa ra đề xuất, đánh giá tốt cho mọi tình huống.

- Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới dạy và học, hướng đến việc học của học sinh, sinh viên không còn giới hạn và không gian. Nhưng nó cũng để lại nhiều lo ngại nơi đội ngũ giảng viên. Theo PGS “trợ lý ảo” có thể thay thế được giáo viên trong tương lai không?

- Thực tế, kiến thức và kĩ năng là kết quả của nhiều loại tương tác, như tương tác giữa người học với nhau, tương tác giữa giáo viên và học viên, tương tác giữa học viên với nhân viên, với trường, lớp, sách vở, thư viện... “Trợ lý ảo” hiện nay mới chỉ tăng cường tương tác giữa người học với máy tính và làm nền tảng giúp việc tương tác giữa người thật với nhau được nhanh, hiệu quả hơn. Vì vậy, trong tương lai gần, “trợ lý ảo” chưa thể thay thế giáo viên được.

- Không gian học thuật mở rộng, công nghệ tích hợp nhiều giải pháp giảng dạy mới, người giáo viên chắc chắn phải thay đổi. PGS có thể cho biết, khi áp dụng công nghệ AI sâu và mạnh vào việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần phải thay đổi gì?

- Như tôi đã nói, AI sẽ không thay thế giáo viên, nhưng giáo viên biết sử dụng các hệ thống AI sẽ thay thế những giáo viên không biết sử dụng chúng. Tôi nghĩ giáo viên cần làm quen với các công cụ AI và tìm cách ứng dụng trong công việc cụ thể của mình.

- Phương pháp giảng dạy thay đổi, môi trường và không gian học tập thay đổi, người học [HS-SV] có cần phải thích ứng và thay đổi theo không, thưa PGS?

- Người học nên theo dõi, cập nhật các tiến bộ của công nghệ để tránh rơi vào tình huống phải cạnh tranh việc làm trực tiếp với AI. Tôi nghĩ khả năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, khả năng cảm thụ nghệ thuật, rung động trước cái đẹp, kĩ năng giao tiếp là những yếu tố nhà tuyển dụng nào cũng cần mà AI hiện nay lại gần như không có.

- Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ!

01/08/2022 05:31

GD&TĐ - Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2018 diễn ra tại Bangkok, H’Hen Niê đã được xướng tên trong Top 5.

31/07/2022 22:11

GD&TĐ - “Ngày hội sống xanh” thu hút hàng trăm gia đình, phụ huynh và các em nhỏ tham gia phân loại và thu gom rác thải tại nguồn, thực hành thói quen “Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế” để bảo vệ môi trường.

31/07/2022 22:08

GD&TĐ - 20h ngày 31/7, Chương trình nghệ thuật “thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022 được khai mạc tại quảng trường Hòa Bình. Sự kiện thu hút hàng nghìn du khách thập phương tham gia, tạo nên một bầu không khí sôi động.

31/07/2022 21:57

GD&TĐ - “Tôi nghĩ VinFast đang có lựa chọn thông minh để có thể điều chỉnh từng sản phẩm hợp với từng thị trường”, Jean Francois - Giám đốc một công ty về tài chính tại Montreal, Canada nói sau chuyến trải nghiệm nhà máy và lái thử xe điện do hãng xe Việt tổ chức .

31/07/2022 21:30

GD&TĐ - Sau thành công rực rỡ từ lần tổ chức đầu tiên, ngày 31/7, vòng sơ tuyển đầu tiên của cuộc thi Hoa khôi Nam Bộ lần thứ 2 được tổ chức tại Trường đại học Nam Cần Thơ

31/07/2022 21:09

GD&TĐ - Theo thành viên Vladimir Rogov của Hội đồng Chính, thuộc Cục Quản lý Quân sự - Dân sự [CAA] khu vực Zaporizhzhia, nghị sĩ của 16 quốc gia thuộc EU và Bắc Mỹ đã sẵn sàng đóng vai trò quan sát viên tại cuộc trưng cầu dân ý của khu vực về việc gia nhập Nga.

31/07/2022 20:58

GD&TĐ - Sau khi cùng đồng phạm đục và trộm xăng dầu của Công ty xăng dầu B12, Ngô Tiến Nam đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. 31 năm sau đó, đối tượng bị bắt giữ.

31/07/2022 19:50

GD&TĐ - Trưởng thành từ gia đình nghèo khó, Quyền Linh phải trải qua nhiều vất vả để gây dựng sự nghiệp và có được thành quả hôm nay nên có cách dạy con đặc biệt, khác với những nghệ sĩ có điều kiện muốn những điều đẳng cấp nhất cho con mình.

31/07/2022 19:11

GD&TĐ - Mưa lũ vừa xảy ra đã cuốn trôi 9 con bò của người dân huyện miền núi Phù Yên [Sơn La], gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

31/07/2022 18:32

GD&TĐ - Hôm nay [31/7], Tổng thống Nga Putin đã phê duyệt Học thuyết Hải quân sửa đổi, có tính đến ‘sự thay đổi tình hình địa chính trị và quân sự - chiến lược trên thế giới’.

31/07/2022 18:31

GD&TĐ - Ngày 31/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết đơn vị này đã thi hành quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 3 bị can về hành vi Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

31/07/2022 18:29

GD&TĐ - Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 31/7 của Bộ Y tế cho biết có 1.477 ca Covid-19, giảm gần 200 ca so với ngày trước đó. Trong ngày có gần 8.000 ca khỏi và tiếp tục không có trường hợp nào tử vong.

31/07/2022 17:46

GD&TĐ - Hôm nay [31/7], trong bài phát biểu nhân Ngày Hải quân ở St. Petersburg, Tổng thống Nga Putin cho biết hệ thống tên lửa Zircon sẽ bắt đầu được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga trong những tháng tới. Khu vực triển khai của chúng sẽ được lựa chọn dựa trên lợi ích an ninh của Nga.

31/07/2022 17:45

GD&TĐ - Ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên về tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là việc triển khai Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên [Tisco 2].

31/07/2022 17:36

GD&TĐ - Tối hôm xem xong điểm em đã không ngủ được, và vui sướng hơn khi mình giành được điểm tuyệt đối môn Giáo dục công dân, dẫu trước đó, thi xong về tính điểm em đã biết được khả năng mình sẽ giành điểm cao môn này.

31/07/2022 17:21

GD&TĐ - Mới đây, TAND Hải Phòng mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Hải [SN trú tại thôn 3, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên] về tội Giết người.

31/07/2022 17:19

GD&TĐ - Thống đốc Sevastopol Mikhail Razvozhaev cho biết, theo dữ liệu sơ bộ, quân đội Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công vào sân trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, Crimea.

31/07/2022 16:50

GD&TĐ - Trường đại học, ngoài cung cấp kỹ năng cứng là kiến thức chuyên ngành, còn đưa thêm kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo. Thay vì chỉ chú trọng bằng cấp, công thức tuyển dụng nhân sự của các tập đoàn hiện nay đã thay bằng kiến thức + kỹ năng và thái độ.

31/07/2022 16:03

GD&TĐ -  Cụm thi đua số 1 [gồm các Sở GD&ĐT 5 thành phố trực thuộc Trung ương: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng] đã họp tổng kết năm học 2021-2022. Theo báo cáo của cụm, đại diện các Sở đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển GD&ĐT trong năm học mới [2022-2023].

31/07/2022 15:39

GD&TĐ - Một nghi phạm cực kỳ manh động đã dùng súng AK tấn công tiệm vàng ở chợ Đông Ba, TP Huế và lấy đi nhiều túi vàng bỏ trốn.

Video liên quan

Chủ Đề