Công thức tính khối lượng chất khí

Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được các chất cần dùng [nguyên liệu]. Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được [sản phẩm].

Bài viết này sẽ giúp các em biết các tính được khối lượng chất tham gia và sản phẩm, cũng như cách tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm theo phương trình hóah học.

Bạn đang xem: Cách tính khối lượng và thể tích chất khí tham gia và sản phẩm theo phương trình hóa học – Hóa 8 bài 22

1. Cách tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm

* Các bước thực hiện:

– Bước 1: Viết phương trình

– Bước 2: Tính số mol các chất

– Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học tính được số mol chất cần tìm

– Bước 4: Tính khối lượng.

* Ví dụ 1: Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic:

  CaCO3  CaO + CO2

Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50g CaCO3.

* Lời giải:

– Tính số mol CaCO3 tham gia phản ứng:

 nCaCO3 = m/M = 50/100 = 0,5[mol].

– Tính số mol CaO thu được sau khi nung

Theo phương trình hóa học ta có:

    1mol CaCO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được 1mol CaO

Vậy 0,5mol CaCO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được 0,5mol CaO

– Tính khối lượng vôi sống CaO thu được:

 mCaO = n.MCaO = 0,5.56 = 28[g].

* Ví dụ 2: Cho 4g NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu[OH]2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4

* Lời giải:

Các bước tiến hành

– Viết phương trình hóa học và cân bằng

 2NaOH + CuSO4 → Cu[OH]2↓ + Na2SO4

– Tính số mol NaOH tham gia phản ứng

 nNaOH =n/M = 4/40 = 0,1 mol

– Tính số mol Na2SO4 thu được

Theo PTHH: 1 mol NaOH phản ứng thu được 0,5 mol Na2SO4

Vậy: 0,1 mol NaOH phản ứng thu được 0,05 mol Na2SO4

– Tính khối lượng Na2SO4 thu được:

 mNa2SO4 = n.M = 0,05.142 = 7,1g

2. Cách tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm

* Các bước thực hiện:

– Bước 1: Viết phương trình hóa học

– Bước 2: Tìm số mol khí

– Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học, tìm số mol chất cần tính

– Bước 4: Tính thể tích khí

* Ví dụ: Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính thể tích SO2 [đktc] sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng.

* Lời giải:

– Viết PTHH

  S + O2 → SO2

– Tính số mol O2 tham gia phản ứng:

nO2= m/M = 4/32 = 0,125 mol

– Tính số mol SO2 sinh ra sau phản ứng

Theo PTHH: 1 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2

Vậy :    0,125 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 0,125 mol SO2

– Tính thể tích khí SO2[đktc] sinh ra sau phản ứng

VSO2 = n.22,4 = 2,24[l]

* Các em cần ghi nhớ các bước khi tính theo PTHH:

– Bước 1: Viết phương trình hóa học

– Bước 2: Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất

– Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.

– Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng [m = n.M] hoặc thể tích khí ở ĐKTC [V = 22,4.n].

Trên đây Sài Gòn Tiếp Thị đã giới thiệu với các em về Cách tính khối lượng và thể tích chất khí tham gia và sản phẩm theo phương trình hóa học. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 8

Làm sao để biết được chất khí nào đó có những tính chất gì? Làm thế nào để chúng ta biết được chất khí đó nhẹ hay nặng hơn khí Hidro H2, khí Oxi O2 hay không khí. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tỉ khối chất khí là gì? Tỉ khối của không khí? Công thức nào được áp dụng để tính tỉ khối của chất khí? Làm sao tính được tỉ khối so với không khí, với khí Oxi hay so với khí Hidro? Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài sau.

Tỉ khối của chất khí

Định nghĩa tỉ khối của chất khí

Khái niệm tỉ khối chỉ sử dụng cho chất khí. Tỉ khối của chất khí là công thức giúp xác định phân tử khối của khí A so với khí B, để biết chất khí A nhẹ hay nặng hơn chất khí B bao nhiêu lần. Cách so sánh đó là khối lượng mol của hai chất khí đó với nhau MA và MB.

Công thức tính

Trong đó: 

  • dA/B là tỉ khối giữa khí A với khí B
  • MA là khối lượng mol khí A
  • MB là khối lượng mol khí B

Tỉ khối của chất khí

>> Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Toppy

Khí A nhẹ hay nặng hơn khí B

Công thức xác định khí A nhẹ hay nặng hơn khí B

Khí A nhẹ hay nặng hơn khí B

Lưu ý

  • Nếu dA/B < 1 suy ra khí A nhẹ hơn khí B
  • Nếu dA/B = 1 suy ra khí A bằng hơn khí B
  • Nếu dA/B > 1 suy ra khí A lớn hơn khí B

Khí A nhẹ hay nặng hơn không khí

Không khí trong thực tế là hỗn hợp của nhiều khí khác nhau, để đơn giản trong tính toán, ta xem không khí gồm 20% khí oxi và 80% khí nito. Khối lượng mol không khí [tức 1 mol không khí] được tính như sau: 

Khối lượng của 0,2 mol khí oxi + 0,8 mol khí nitơ 

MKK = [32 x 0,2] + [28 x 0,8] = 28,8 [g/mol] làm tròn thành 29 [g/mol]

Do đó, để biết khí A này nhẹ hay nặng hơn không khí mấy lần, ta sẽ tiến hành so sánh khối lượng mol của khí A [MA] đối với khối lượng mol không khí [Mkk = 29 g/mol]

Công thức tính tỉ khối chất khí A so với không khí: 

Công thức tính tỉ khối chất khí A so với không khí

Trong đó: 

  • dA/KK là tỉ khối giữa khí A với không khí
  • MA là khối lượng mol của khí A
  • 29 là khối lượng mol của không khí 

Khí A nhẹ hay nặng hơn không khí

Ví dụ: Khí Hidro [H2] nhẹ hay nặng hơn không khí mấy lần?

Tỉ khối của chất khí H2 so với không khí là:

Tỉ khối của chất khí H2 so với không khí

Kết luận: khí Hidro [H2] nhẹ hơn không khí 0,069 lần.

Tỉ khối của hỗn hợp các khí

Tỉ khối của hỗn hợp các khí

Tổng kết kiến thức

Qua phần lý thuyết mol tỉ khối của chất khí trên, bạn cần nắm được nội dung sau:

1/ Cách xác định khí A nhẹ hay nặng hơn khí B bao nhiêu lần, công thức tỉ khối giữa khí A và khí B

2/ Cách xác định khí A nhẹ hay nặng hơn không khí bao nhiêu lần, công thức tỉ khối giữa khí A và không khí 

3/ Các công thức tính tỉ khối liên quan 

Sơ đồ tỉ khối của chất khí

>> Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Các dạng bài tập hay gặp

Dạng 1: Xác định tỉ khối hỗn hợp khí

Một vài lưu ý cần nhớ:

Bước 1: Trong hỗn hợp khí tính khối lượng mol trung bình

Bước 2: Xác định tỉ khối hỗn hợp khí

Ví dụ 1: Tỉ khối hỗn hợp chứa 7g khí etilen [C2H4] và 4g khí metan [CH4] so với không khí là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Số mol của CH4 là:  

Số mol của C2H4 là: 

Suy ra hỗn hợp khí có khối lượng trung bình là: 

Khối lượng trung bình hỗn hợp khí

Tỉ khối hỗn hợp và không khí

Ví dụ 2: Một hỗn hợp X gồm O2 và H2 [điều kiện không có phản ứng xảy ra], hỗn hợp có tỉ khối đối với không khí là 0,3276. Tính phần trăm theo số mol của H2 trong hỗn hợp.

Hướng dẫn:

Gọi số mol của khí  H2 và O2 trong hỗn hợp X lần lượt là x [mol] và y [mol]

Tỉ khối của hỗn hợp X so với không khí là:

Tỉ khối của hỗn hợp X so với không khí

Khối lượng trung bình hỗn hợp

Suy ra 2x + 32y = 9,5x + 9,5y Suy ra 7,5x = 22,5 => x = 3y

% số mol khí H2 là:  

% số mol khí hidro [H2]

Ví dụ 3: Tính tỉ khối hỗn hợp có chứa khí N2 và khí O3 có tỉ lệ tương ứng là 1 : 2 so với không khí.

Hướng dẫn:

Gọi số mol của khí N2 là a mol suy ra số mol của khí O3 là 2a mol

Hỗn hợp khí cần tìm có khối lượng trung bình là:

Khối lượng trung bình hỗn hợp khí cần tìm

Suy ra tỉ khối hỗn hợp trên so với không khí là:  

Tỉ khối giữa hỗn hợp và không khí

Dạng 2: Tính tỉ khối chất khí

Một vài lưu ý cần nhớ: 

Lưu ý công thức tỉ khối chất khí

Ví dụ 1: Tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối khí B đối với oxi là 0,5. Tính khối lượng mol của khí A.

Hướng dẫn:

Ta có:

Suy ra MB = 32 x 0,5 = 16

Mặt khác:

Suy ra MA = 2,125 x 16 = 34

Kết luận: khối lượng mol của khí A là 34 g/mol

>> Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Toppy

Ví dụ 2: Khí X2 có tỉ khối so với khí axetilen [C2H2] là 2,731 g/mol. Tìm khí X2 

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức tỉ khối

Mà = 2 x MX = 71 suy ra MX = 35,5

Vậy khí cần tìm là khí Cl2

Ví dụ 3: Khí A có dạng công thức phân tử là RO2, tỉ khối khí A so với H2 là 32. Tìm công thức phân tử của khí A.

Hướng dẫn:

Theo đầu bài ta có: tỉ khối khí A so với H2 là 32 

Tỉ khối khí A so với H2 là 32

A có công thức phân tử dạng RO2 suy ra M = MR + 2.MO = 64

=> MR = 64 – 2.16 = 32 vậy R là nguyên tố S

Kết luận: công thức phân tử của khí A là SO2

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về tỉ khối của chất khí, công thức tính cùng các dạng bài tập hay gặp. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn học tập và nghiên cứu được nhiều kiến thức. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo [Mock Test] có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập [tốc độ, điểm số] trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Video liên quan

Chủ Đề