Công ty cổ phần hùng vương lên sàn khi nào năm 2024

Nhằm huy động vốn để thanh toán, xử lý triệt để các khoản nợ vay, cá tra Hùng Vương đã đưa ra các biện pháp thoái toàn bộ vốn tại 4 công ty thành viên.

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hùng Vương [HVG] vừa công bố thông tin liên quan đến việc lấy ý kiến cổ đông văn bản về chủ trương tái cơ cấu nợ của công ty. Cụ thể, Hùng Vương đã trình cổ đông thoái vốn toàn bộ tại 4 công ty thành viên nhằm mục đích huy động vốn để thanh toán, xử lý triệt để các khoản nợ vay của công ty.

Theo đó, công ty dự kiến thoái toàn bộ 79,58% vốn điều lệ đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang [Agifish; UPCoM: AGF]. Vốn điều lệ của Agifish đạt hơn 281 tỷ đồng.

Tại Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng, Hùng Vương đang nắm giữ 50,38% vốn. Đây cũng là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong 4 công ty thành viên của Hùng Vương với 1.045 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ dành cho việc xử lý nợ của Hùng Vương.

Đồng thời, Hùng Vương dự định bán hết 89,99% vốn tại Công ty Cổ phần Thức ăn Thủy sản Hùng Vương Vĩnh Long và 85% vốn tại Công ty TNHH Hùng Vương Châu Á.

Thông tin thêm về công ty, thành lập từ năm 2003, đến năm 2011, Hùng Vương đã trở thành doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, basa. Đây cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Trong khoảng thời gian 2008 - 2014, Hùng Vương khi doanh thu bứt tốc, tăng trưởng qua các năm, lợi nhuận có lúc đạt gần 500 tỷ đồng, gấp đôi chỉ sau một năm.

Tuy nhiên, sang năm 2015, ngành cá tra có nhiều biến động, giá cá tra giảm sâu dẫn đến lợi nhuận của Hùng Vương bắt đầu đi lùi. Hệ quả là công ty chìm dần trong thua lỗ, đỉnh điểm năm 2019 Hùng Vương ghi nhận lỗ sau thuế 1.123 tỷ đồng.

Qua báo cáo tài chính vào 31/12/2019 có thể thấy Hùng Vương vẫn ngập trong khó khăn khi khoản lỗ ròng lên đến hơn 1.120 tỷ đồng và lỗ lũy kế hơn 1.740 tỷ đồng. Theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này còn chưa đến 660 tỷ đồng. Trong khi đó khoản nợ phải trả gấp hơn 10 lần vốn chủ sở hữu, lên đến 7.100 tỷ đồng,

Được biết, thương vụ đầu tư của Thaco vào Hùng Vương thông qua công ty con Thadi là để “giải cứu” công ty thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ triền miên. Theo thỏa thuận, Thadi và những cổ đông liên quan sở hữu 35% cổ phần và tham gia quản trị, cử đại diện giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Tài chính và các chuyên gia phụ trách kỹ thuật, bán hàng. Hai bên lập liên doanh phát triển mảng sản xuất heo giống với quy mô 45.000 con, trong đó Thadi nắm 65% tương ứng giá trị đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dưới sự điều hành của nhân sự và vốn tài chính từ phía Thaco, tình hình kinh doanh của HVG vẫn không khởi sắc hơn. Thậm chí kết quả kinh doanh bết bát khiến HVG bị buộc huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM vào tháng 8/2020.

Cà phê Thắng Lợi: Lãi không đủ trả nợ

Thứ 6, 26/01/2024 | 15:30

Dù tăng gấp 3 lần nhưng lợi nhuận sau thuế của Cà phê Thắng Lợi chỉ dừng ở mức 2,2 tỷ đồng; trong khi nợ vay của công ty tăng đến mức 142 tỷ đồng tại cuối năm 2023.

Lợi nhuận Thủy sản Nam Việt chạm đáy 6 năm

Thứ 5, 25/01/2024 | 15:51

Năm 2023, doanh thu thuần của Thủy sản Nam Việt đạt 4.439 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 42 tỷ đồng; giảm lần lượt 9% và 94% so với cùng kỳ năm trước.

HĐQT CTCP Hùng Vương [UPCoM: HVG] vừa thông qua nghị quyết chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến bằng văn bản về chủ trương tái cơ cấu nợ của Công ty. Ngày đăng ký cuối cùng là 05/03. Thời gian gửi văn bản và nhận phản hồi từ cổ đông từ 11/03-11/04. Thời gian thực hiện kiểm phiếu và công bố kết quả từ 12-19/04.

HĐQT sẽ trình cổ đông phương án tổng quát thoái toàn bộ vốn góp tại 4 công ty thành viên nhằm huy động nguồn vốn để thanh toán, xử lý triệt để các khoản nợ vay của Công ty.

Theo đó, HVG sẽ tìm đối tác phù hợp để bán toàn bộ cổ phần tại CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang [AGF]. Công ty con này có vốn điều lệ hơn 281 tỷ đồng, trong đó HVG nắm 79.58%.

Công ty cũng sẽ bán toàn bộ 50.38% cổ phần sở hữu tại CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng [VTF] và dùng toàn bộ số tiền thu được cho việc xử lý nợ. VTF có vốn điều lệ hơn 1,045 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, HVG cũng lên phương án bán hết 89.99% vốn tại CTCP Thức ăn Thủy sản Hùng Vương Vĩnh Long [vốn điều lệ 80 tỷ đồng]. Trong đó, HVG sở hữu trực tiếp 39% và sở hữu gián tiếp 50.99% qua công ty con là CTCP Nuôi trồng Thủy sản Hùng Vương Miền Tây [HVG nắm 99.98%].

Cuối cùng, về phương thức thoái vốn tại Công ty TNHH Hùng Vương Châu Á [vốn điều lệ 360 tỷ đồng, HVG nắm 85%], Hùng Vương sẽ bán toàn bộ công ty hoặc kho lạnh là tài chính thuộc sở hữu của Công ty.

Nhìn lại kết quả kinh doanh, từ 2008-2014 là giai đoạn tăng tốc của HVG khi doanh thu tăng liên tục từ 2,985 tỷ đồng lên 14,902 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong năm 2011, HVG bứt phá khi ghi nhận lãi ròng kỷ lục 418 tỷ đồng, gấp đôi năm trước và doanh thu cũng tăng mạnh 73% lên 7,689 tỷ đồng.

Song, năm 2016, kết quả kinh doanh của Công ty lao dốc, lỗ ròng gần 49 tỷ đồng, dù doanh thu vẫn tăng so với năm trước. Đến năm 2017, "vua cá tra" lỗ ròng 713 tỷ đồng và doanh thu bắt đầu sụt giảm; và chứng kiến mức lỗ hơn ngàn tỷ đồng vào 2 năm sau đó [năm 2019 lỗ ròng 1,075 tỷ đồng].

Chủ Đề