Công ty tex gây ô nhiễm môi trường thanh hóa

[CATP] Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X HĐND tỉnh Long An chuyển đến UBND tỉnh nhiều ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri huyện Thạnh Hóa đối với Công ty TNHH An Hưng Nông nhiều lần bị xử lý hành vi vi phạm về môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước kênh Kháng Chiến và kênh La Khoa. Đến nay tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.

3 lần bị phạt vẫn tiếp tục vi phạm

Ngày 23/7, thông tin từ UBND tỉnh Long An cho biết: Công ty TNHH An Hưng Nông tọa lạc xã Tân Đông [huyện Thạnh Hóa] quá trình hoạt động đã nhiều lần vi phạm về bảo vệ môi trường, một số ngành, địa phương kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. Song người dân gần nơi sản xuất của Công ty vẫn tiếp tục cầu cứu.

Cụ thể, ngày 30/8/2019, UBND tỉnh Long An ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH An Hưng Nông, số tiền phạt 360 triệu đồng, do không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường. Tiếp đến, ngày 31/5/2021, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Long An ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH An Hưng Nông với các hành vi: không cung cấp một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, số tiền xử phạt 70 triệu đồng. Công ty đã hoàn thành việc nộp phạt.

Đầu năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Long An có văn bản nghiêm cấm Công ty TNHH An Hưng Nông xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn quy định ra môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân.

Trụ sở Công ty TNHH An Hưng Nông

Từ tháng 10/2022 - 01/2023, UBND xã Tân Đông 7 lần trực tiếp kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy sản xuất phân bón, nhà máy chế biến thực phẩm, cùng tiến độ việc vận hành các công trình xử lý chất thải của Công ty Công ty TNHH An Hưng Nông. Qua kiểm tra, phía Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải có công suất thiết kế 150m3/ngày đêm để xử lý nước thải phát sinh tại nhà máy.

Tuy nhiên, 2 tháng sau đó [tháng 02 và 3/2023], UBND xã Tân Đông kiểm tra, phát hiện đơn vị này tiếp tục xả thải không đúng quy định nên đã trình UBND huyện Thạnh Hóa xem xét, xử phạt. Ngày 20/3, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH An Hưng Nông số tiền phạt 45 triệu đồng.

Theo UBND tỉnh Long An, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường, UBND huyện Thạnh Hóa, UBND xã Tân Đông theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động của Công ty TNHH An Hưng Nông.

Chính quyền cần giải quyết dứt điểm

Chiều 22/7, chúng tôi trở lại nơi đây để tìm hiểu thêm thì được biết, người dân sinh sống bao đời ở vùng đất này vẫn còn nhiều nỗi lo từ nhà máy tọa lạc trên địa bàn. "Trước đây, dòng nước từ kênh Kháng Chiến nối liền kênh La Khoa trong xanh, rất sạch, tắm giặt vô tư, cá sinh sôi nảy nở. Từ lúc công ty sản xuất xả thải ra môi trường đã làm cho nước bị ô nhiễm, dân địa phương chúng tôi không còn dám sử dụng nước dưới kênh để sinh hoạt hay trồng trọt, giờ chỉ sử dụng nước giếng khoan", bà Nguyễn Thị Ba [SN 1966, ngụ ấp 2, xã Tân Đông] bức xúc.

Ông Huỳnh Tấn Phát [SN 1968, ngụ cùng ấp] nhớ lại, khoảng 2, 3 năm trước, nguồn nước xả thải làm dòng kênh La Khoa chuyển màu đen, gây ô nhiễm, cá chết, thiệt hại lúa màu. Lúc đó, chúng tôi đề nghị ngành chức năng cần có biện pháp xử lý. Công ty đã phải chịu chi phí về thiệt hại vụ mùa và phun vôi để cho bớt ô nhiễm.

Bí thư Chi bộ ấp 2, xã Tân Đông Huỳnh Văn Tựu cho biết, cách công ty khoảng 100m trở đi, mùi hôi bốc lên rất khó chịu, ngộp thở đến chóng mặt, môi trường kênh rạch cũng bị ô nhiễm trầm trọng. Gần 100 hộ dân của 3 ấp [ấp 2, ấp 3, ấp 4] sống trong khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề, kỳ họp nào người dân cũng lên tiếng về việc Công ty này gây ô nhiễm môi trường.

Cử tri đề nghị các ngành chức năng tỉnh Long An cần mạnh tay xử lý đối với các vi phạm của Công ty TNHH An Hưng Nông, trả lại cuộc sống yên bình cho người dân.

Tại phường Ba Đình, TX Bỉm Sơn, Thanh Hóa: Để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép tràn lan, "quan phường" vẫn được "cất nhắc"

Bỉm Sơn - Thanh Hóa: Dân "khốn khổ" vì nhà máy luyện than cốc gây ô nhiễm môi trường

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, nhận được phản ánh của người dân phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn bức xúc về tình trạng nhà máy sản xuất than cốc đóng trên địa bàn hoạt động nhiều năm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo đó, chất thải, khói bụi, mùi đốt than không được xử lý triệt để ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân xung quanh.

Theo địa chỉ phản ánh, chúng tôi đến gặp ông T.C.Đ trú tại khu vực quanh đền Chín Giếng, phường Bắc Sơn. Ông Đ bức xúc: “Cách đây khoảng 3 tháng, chúng tôi phát hiện thấy mùi lạ lan tỏa khắp khu vực chúng tôi tưởng rằng đó là mùi đốt rác thải của hộ nào đó quanh đây thế nhưng sau khi kiểm tra thì đó là mùi đốt mà Công ty Sản xuất Than cốc đốt ở phía sau khu vực chúng tôi đang sinh sống".

Một góc nhà máy than cốc của Công ty TNHH Việt Hà

"Sau khi chúng tôi phát hiện ra mùi khó chịu này người dân chúng tôi đã lập tức kiến nghị lên cấp chính quyền địa phương, đồng thời đã báo cáo lên Chủ tịch phường Bắc Sơn để làm rõ. Sau đó thì phường và công an môi trường đã lập tức kiểm tra được một thời gian khoảng một tháng sau thì thấy Công ty đã dừng hoạt động không đốt lò nữa nhưng mùi khét vẫn không hề thuyên giảm" - ông Đ chia sẻ thêm.

Nhức đầu, khó thở, cảm thấy ngột ngạt... là cảm nhận chung của rất nhiều người dân sinh sống quanh vùng sản xuất của Công ty này. Theo Bà N.T.M cũng trú tại khu vực này cho biết, nhà bà cách lò đốt than cốc hơn 1km, cũng cùng khu vực này có hàng trăm hộ dân sinh sống cứ mỗi đợt gió thổi đúng hướng là cả nhà không chịu được, ăn cơm cũng không ngon. Nhất là về đêm, không khí trở nên càng ngột ngạt, khiến mọi người vô cùng khó chịu.

Hệ thống máy móc cũ của công ty đã không đảm bảo để đưa vào sử dụng, nay buộc phải đầu tư lắp đặt hệ thống mới tránh gây ô nhiễm môi trường

Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân nơi đây, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trực tiếp ghi nhận tại trụ sở nhà máy luyện than cốc thuộc Công ty TNHH Việt Hà.

Theo ghi nhận thì những gì người dân đã phản ánh là hoàn toàn có cơ sở, tại thời điểm ghi nhận chúng tôi nhận thấy môi trường sản xuất của nhà máy này dường như không được xử lý triệt để. Mặc dù đứng cách xa, nhưng phóng viên cảm thấy có mùi khét rất khó chịu của quá trình đốt lò để sản xuất.

Trước cổng nhà máy này là những đống đất màu trắng đục nghi là chất thải xỉ của nhà máy đã đổ ra,. Khu vực phía trong khuôn viên của nhà máy có diện tích rộng khoảng gần 2ha, dây chuyền sản xuất tạm bợ, các hệ thống để xử lý mùi, khói bụi, nước thải... đang còn dang dở chưa được lắp đặt theo đúng quy định.

Để có cái nhìn khách quan về sự việc này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Điện Biên - Phó Giám đốc Công ty TNHH Việt Hà.

Ông Biên cho biết: “Nhà máy này đã được cấp phép hoạt động và đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2009 với dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện than cốc tại đây”.

Theo ông Biên thì trước kia từ thời điểm được cấp phép, nhà máy này đã hoạt động được một thời gian, cũng vì năng xuất sản xuất kém, đồng thời vì một số lý do nên nhà máy này đã dừng hoạt động. Sau đó chúng tôi đã mua lại nhà máy này để tiếp tục sản xuất và mới hoạt động chạy thử lại được vài tháng.

"Sau khi hoạt động chạy thử thì do quá trình đốt lò cũng như các hệ thống xử lý mùi và khói bụi đã cũ chưa được đầu tư thêm nên đã xảy ra việc lan tỏa mùi khét gây khó chịu cho nhân dân. Lập tức chúng tôi đã mời đại diện của cư dân cũng như chính quyền địa phương trực tiếp tham quan nhà máy để khắc phục và ổn định nhân dân" - ông Biên cho biết thêm.

Thắc mắc về việc tại sao sau khi tiếp quản mua lại nhà máy để hoạt động trở lại tại sao Công ty không báo cáo với chính quyền địa phương để đầu tư bài bản về hệ thống xử lý môi trường tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như gây hệ lụy cho nhân dân thì ông Biên cho rằng: “Chúng tôi muốn chạy thử xem quá trình hoạt động trở lại của Công ty có năng suất hay không thì mới đầu tư và mua lại toàn bộ nhà máy, lúc đó chúng tôi mới đầu tư bài bản.

Cũng tại buổi làm việc phóng viên đã yêu cầu ông Biên cung cấp một số hồ sơ liên quan như, giấy phép xả thải, giấy phép tận thu nguồn nước, hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại, hồ sơ nghiệm thu về công tác phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung sau khi nhà máy đã bổ sung thêm một số hạng mục mới... thì ông Biên thừa nhận rằng Công ty vẫn chưa có và sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian tới.

Liên quan đến sự việc trên, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có buổi làm việc với ông Võ Văn Hiếu - Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn, ông Hiếu cho biết, sau khi báo chí phản ánh cùng với các kiến nghị của người dân thì Công ty TNHH Việt Hà đã lập tức dừng hoạt động để tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ và thủ tục pháp lý liên quan.

"Công ty này hiện nay đang lắp đặt đầu tư thêm một số hạng mục lọc khí thải cùng các hệ thống máy móc mới tránh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến người dân, dự tính khoảng hai tháng nữa là sẽ hoàn thiện tất cả và đi vào hoạt động, UBND phường sẽ giám sát chặt chẽ về việc này" - ông Hiếu cho biết.

Cũng liên quan đến việc Công ty TNHH Việt Hà đang đầu tư lắp đặt hệ thống công nghệ mới, xây dựng các hạng mục mới để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất thì có cần phải bổ sung vào đề án bảo vệ môi trường hay không, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đặt lịch làm việc với UBND thị xã Bỉm Sơn nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

Chủ Đề