Công việc chính của nhà quản trị cấp trung

Đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp không thể nào thiếu được nhà quản trị. Đây là những người giữ vai trò đưa tổ chức đạt tới một thành công nhất định như kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Vậy nhà quản trị là gì? Các cấp của nhà quản trị trong tổ chức như thế nào? Để có câu trả lời hãy cùng Luận Văn Quản Trị theo dõi bài viết dưới đây.

Nhà quản trị là gì?

Xem thêm:

Phong cách lãnh đạo là gì? Phân loại và các yếu tố ảnh hưởng

Tầm hạn quản trị là gì? Đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng

Nhà quản trị là những người trực tiếp tham gia vào việc chỉ huy trong bộ máy điều hành của tổ chức, doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của quản trị trong phạm vi đã được phân công, giao nhiệm vụ để điều khiển công việc của người khác và là người chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đã được giao công việc.

Bên cạnh đó nhà quản trị còn là những người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra về con người, tài chính, cơ sở vật chất và các nguồn thông tin có trong tổ chức nhằm đảm bảo mang tới hiệu quả giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu.

Các cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức

Đối với các nhà quản trị sẽ có những cấp bậc khác nhau. Nó phụ thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách,… Dưới đây là 3 cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức.

Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cao là những người hoạt động ở bậc cao nhất trong 1 tổ chức. Đồng thời là người chịu trách nhiệm về các kết quả cuối cùng của một tổ chức. Nhà quản trị cấp cao sẽ có nhiệm vụ đưa ra những chiến lược và tổ chức việc thực hiện các chiến lược đó để duy trì và phát triển tổ chức.

Nhà quản trị cấp cao có thể là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, các ủy viên ban hội đồng quản trị, tổng, phó  tổng giám đốc hay các giám đốc, phó giám đốc của tổ chức…

Nhà quản trị cấp trung gian

Nhà quản trị này hoạt động ở dưới các nhà quản trị cấp cao và trên nhà quản trị cấp cơ sở.

Họ sẽ có nhiệm vụ đưa ra các chiến thuật và thực hiện các kế hoạch, chính sách đề ra của tổ chức. Đồng thời phối hợp với các hoạt động, công việc để có thể hoàn thành được mục tiêu chung. Hỗ trợ rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của các nhân viên ở cấp dưới.

Chúc danh của nhà quản trị cấp trung gian thường là các trường phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc,…

Nhà quản trị cấp trung gian

Đây chính là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng của một hệ thống cấp bậc nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

Những nhà quản trị cấp cơ sở sẽ có nhiệm vụ đưa ra các quyết định có liên quan tới tác nghiệp nhằm thúc đẩy, hướng dẫn và điều khiển công nhân viên cấp dưới của mình trong việc sản xuất kinh doanh, thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu chung đề ra.

Các nhà quản trị cấp cơ sở thường là tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng bán hàng, trường ca, đốc công,…

Vai trò của nhà quản trị

Mỗi cấp bậc của các nhà quản trị sẽ có những nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn khác nhau. Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ có vai trò vô cùng quan trọng. Nó được thể hiện thông qua những mặt sau:

Vai trò quan hệ với con người

Nhà quản trị phải đóng vai trò đại diện cho tổ chức của họ. Xét trong mối tương quan giữa con người ở trong và ngoài doanh nghiệp thì vai trò của nhà quản trị sẽ giúp thể hiện được hình ảnh của doanh nghiệp mà họ quản trị ở một mức nhất định nào đó. Đồng thời cũng giúp thể hiện được những nét cơ bản của doanh nghiệp.

Ngoài ra nhà quản trị cũng có vai trò phối hợp kiểm tra công việc với nhân viên cấp dưới qua hình thức quản trị trực tiếp hoặc gián tiếp. Thêm vào đó, các nhà quản trị cũng giữ vai trò liên lạc với người trong hoặc ngoài doanh nghiệp để có thể hoàn thành được công việc đã được giao.

Vai trò thông tin

Vai trò thông tin của nhà quản trị được thể hiện thông qua những điều sau:

  • Thu thập và tiếp nhận thông tin: Nhà quản trị sẽ có nhiệm vụ xem xét và phân tích về bối cảnh xung quanh của tổ chức nhằm thu thập về các thông tin hay sự kiện có ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức đó.
  • Vai trò phổ biến thông tin: Nhà quản trị sẽ phổ biến những thông tin cần thiết đối với công việc của nhân viên.
  • Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt cho tổ chức để có thể đưa thông tin ra bên ngoài với những mục đích có lợi cho doanh nghiệp.
Nhà quản trị giữ vai trò cung cấp thông tin

Nhà quản trị có vai trò quyết định được thể hiện trong:

  • Vai trò doanh nhân.
  • Vai trò giải quyết các xáo trộn.
  • Vai trò người phân phối tài nguyên.
  • Vai trò đàm phán.

Kỹ năng của nhà quản trị

Đối với một nhà quản trị, để có thể làm tốt được công việc, nhiệm vụ của mình cần phải có những kỹ năng cơ bản như sau:

Kỹ năng nhận thức

Kỹ năng nhận thức là khả năng am hiểu nhìn nhận về tổ chức dưới một góc độ tổng thể và thể hiện về mối quan hệ giữa các bộ phận.

Kỹ năng nhận thức sẽ bao gồm khả năng tư duy với một tầm nhìn dài hạn và bao quát, xử lý được các thông tin. Đồng thời là người phải nắm được những mức độ phức tạp của hoàn cảnh và biết cách làm giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được.

Kỹ năng nhận thức là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với những nhà quản trị cấp cao.

Kỹ năng nhân sự

Đó là kỹ năng của nhà quản trị khi làm việc với người khác một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm khả năng để động viên, tạo điều kiện thuận lợi, lãnh đạo, điều phối, giải quyết các mâu thuẫn.

Đồng thời tạo cho cấp dưới cơ hội được phát biểu về ý kiến mà không phải sợ hãi. Nhà quản trị cũng luôn quan tâm tới đời sống của nhân viên và đặc biệt là tin tưởng, tôn trọng nhân viên của mình.

Kỹ năng nhân sự

Tham khảo:

Hành vi tổ chức là gì? Thông tin thú vị về hành vi tổ chức

Quyết định quản trị là gì? Nguyên tắc ra quyết định quản trị

Kỹ năng chuyên môn thể hiện ở chỗ am hiểu và thành tạo khi thực hiện những công việc cụ thể. Đó chính là sự tinh thông về các phương pháp, kỹ thuật và những thiết bị có liên quan tới những chức năng cụ thể. Ngoài ra kỹ năng chuyên môn còn bao gồm các kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và sử dụng những công cụ kỹ thuật để giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực nào đó.

Với những thông tin mà Luận Văn Quản Trị chia sẻ trên chắc hẳn đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi nhà quản trị là gì và có cái nhìn sâu hơn về nhà quản trị. Hy vọng bài viết sẽ mang tới các kiến thức hữu ích giúp bạn áp dụng hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn: Luanvanquantri.com

Tôi là Phương Tâm, dù học quản trị kinh doanh nhưng tôi lại yêu thích viết lách, tôi đã theo đuổi nó hơn 5 năm và thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, tôi là người lên kế hoạch và chịu trách nhiệm về mặt nội dung của website Luận văn Quản trị.

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.ngoài ra còn phải có kiến thức sâu rộng về phong cách quản lí linh hoạt, xử lí thông minh trong mọi tình huống để đưa tổ chức đến một thành công đã đặt ra như kế hoạch..

Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
  • Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

Quản trị viên cấp trung gian

Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo [quản trị viên cao cấp] nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới.
  • Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...

Quản trị viên cấp cơ sở

Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

  • Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, đièu khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.
  • Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

  1. Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.
    1. Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
    2. Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
    3. Vai trò liên kết: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.
  2. Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
    1. Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.
    2. Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.
    3. Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
  3. Vai trò quyết định:
    1. Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
    2. Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
    3. Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
    4. Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như không thể nào

Theo Robert L. Katz, nhà quản trị cần có 3 kỹ năng:

  1. Kỹ năng kỹ thuật [kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ]: là năng lực áp dụng các phương pháp, quy trình và kỹ thuật cụ thể trong 1 lĩnh vực, chuyên môn nào đó; là khả năng thực hiện 1 công việc nhất định thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
  2. Kỹ năng nhân sự: liên quan đến khả năng tổ chức, động viên và điều khiển nhân sự; là năng lực đặc biệt của nhà quản trị trong mối quan hệ với những người ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung.
  3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy: nhà quản trị cần xây dựng phương pháp tư duy chiến lược để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn với những bất trắc, de dọa từ môi trường kinh doanh.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_quản_trị&oldid=67104258”

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề