Cốt cách nhà nho Nguyễn Công Trứ

Bài làm

Phân tích phong cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng – Bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" của nhà thơ Nguyễn Công Trứ được ông sáng tác năm 1848 sau khi ông đã cáo quan về vườn, nghỉ hưu vui thú với tuổi  già của mình. Bài thơ thể hiện một triết lý sống, cốt cách trong nhân phẩm nho học vô cùng thanh liêm của một người có kiến thức, có suy nghĩ sâu sắc. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện khí phách ngang tàng, cũng như thói chơi chữ rất "ngông" của tác giả Nguyễn Công Trứ. Thể hiện tài hoa thiên bẩm của ông trong từng câu từng lời của bài thơ.

Trong khi cả xã hội đang điên đảo bởi công danh, hư vinh, bởi những những công danh trong thi cử, khoa bảng làm mờ ý chí thì tác giả lại thể hiện một cuộc sống vô cùng phóng túng, không cần những điều đó. Thái độ khinh bạc của tác giả đó là do ông đã đem hết sức lực cũng như tài năng của mình ra để cứu đời. Nhưng do xã hội xưa là một xã hội phong kiến nhiều hủ tục lạc hậu, với những suy nghĩ cổ hủ khiến cho tác giả Nguyễn Công Trứ cảm thấy mình thật như một con chim bị nhốt trong lồng, với những trói buộc mất tự do. Là một người được xuất thân nho học, được học cao hiểu rộng, hiểu biết lễ nghĩa đạo đức trong cuộc sống nên tác giả đã sáng tác bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" để nói lên nỗi lòng của mình trước thời cuộc lúc đó.

“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Trong những câu thơ này tác giả Nguyễn Công Trứ đã nhắc lại những thành tích huy hoàng mà mình từng đạt được, ông là người văn võ song toàn, có nhiều công trạng trọng sự nghiệp xây dựng đất nước từng lập nhiều công trạng hiển hách giúp ích cho dân cho nước lúc bấy giờ.

“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”

Trong câu thơ này thể hiện một sự "ngất ngưởng" đó chính là đỉnh cao danh vọng, đỉnh vinh quang của mỗi con người khi lên tới tận cùng cảm thấy vô cùng lâng lâng một cảm giác giống như người say "ngất ngưởng". 

Đồng thời nó cũng là một thái độ sống, thể hiện cốt cách nhân phẩm tính cách của tác giả khi làm quan cho một triều đình phong kiến, một chế độ đang tàn lụi, giữa một bầy đàn quan lại chỉ nhăm nhe vinh hoa phú quý cho mình, tìm cách mua quan bán tước để trục lợi. Trong lúc đó tác giả Nguyễn Công Trứ cảm thấy ngột ngạt như bị giam cầm trong một cái "lồng".

Phong cách nhà nho chân chính trong "Bài ca ngất ngưởng"

Trong một xã hội như vậy thái độ sống "ngất ngưỡng" của tác giả thể hiện một tâm trạng vô cùng bất mãn, xuyên suốt cuộc đời của tác giả. Bởi Nguyễn Công Trứ luôn sống đàng hoàng, dù trong xã hội vô cùng rối ren đó nhưng bản thân tác giả luôn giữ cho mình một phong cách sống riêng biệt, độc lập không xu nịnh, hay vì những lợi ích công danh, tiền bạc mà hạ thấp mình xuống "ngất ngưởng" sống đúng với con người ngay thẳng chính trực của mình chính là cốt cách xuyên suốt bài thơ. Cũng chính vì "Ngất ngưởng" và tính cách thích "ngông" mà Nguyễn Công Trứ sẵn sàng từ quan về quê, sống thanh bạch không màng thói đời nhỏ nhen, bon chen quyền vị.

“Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…”

Trong những câu thơ này thể hiện lại quá trình mà tác giả đã cáo quan về làm dân thường, cởi mũ áo tước vị, không còn sống cảnh ô dù võng lọng cưỡi ngựa nữa mà ông chỉ cột mo cau sau đuôi con bò để sống. Với nhiều người tham lam thì hành động của Nguyễn Công Trứ vô cùng ngu ngốc, hoặc là khác người.

Nhưng với tác giả thì đó là một hành động thể hiện đúng cốt cách nhân phẩm của mình. Bởi từ nay ông được sống đúng là mình thể hiện phong cách "ngất ngưỡng" phiêu du tự tại, không còn phải ưu phiền những gì đang xảy ra chốn quan trường nhiễu nhương kia nữa.

“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng"

Tác giả viết những câu thơ thể hiện sự trào phúng rõ nét, khi vào chùa mà còn dắt theo gái thì chỉ có ở Nguyễn Công Trứ mà thôi, xưa nay chưa ai có. Sự thành thật của tác giả khiến cho bụt cũng phải bật cười, bởi ông sống vô cùng phong lưu, phóng khoáng.

Trong một xã hội phong kiến mà những gì khác biệt luôn bị người đời rèm pha, tìm cách triệt tiêu bắt con người phải biến mình thành người khác, không được sống ngay thẳng, chân thật với cá tính của mình Thì bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" thể hiện một tinh thần nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện một cái nhìn mới mẻ, đi trước thời đại của tác giả.

Từ đầu cho tới cuối bài thơ người đọc đều cảm nhận được rõ nét phong thái "ngất ngưởng" trong từng câu từng chữ của tác giả. Ông sống vô cùng khác người, vứt bỏ những trói buộc của thời thế, thể hiện một cá nhân riêng biệt không bị hòa lẫn vào ai, không bị trói buộc bởi những phong tục tập quán hủ tục lạc hậu của thời đại.

Chính điều này là thành công của tác giả, khi tạo ra phong cách riêng biệt của mình, phê phán một xã hội lạc hậu luôn biến người khác thành nô lệ bởi những trói buộc không đáng có, bắt người khác phải sống cong lưng uốn gối không còn được là chính mình nữa.

Đồng thời chính tác phẩm "Bài ca ngất ngưởng" còn thể hiện sự thoát tục của tác giả Nguyễn Công Trứ cho thấy một cốt cách nho giáo vô cùng uy thâm sâu sắc trong con người của tác giả.

“Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. Không Phật, không tiên, không vướng tục Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú. Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Trong những câu thơ này cốt cách của một nhà nho học thể hiện trong từng câu chữ của bài thơ. Đó chính là một cốt cách không tham lam, không sân si dù là ở trên đỉnh vinh quang của danh lợi hay lúc không còn gì chỉ là một người bình thường, thì với tác giả Nguyễn Công Trứ được mất cũng giống như việc tái ông trong câu chuyện xưa bị mất ngựa vậy. Lúc được chưa chắc là may mắn và khi mất cũng không phải là không may, việc đời vô cùng khó đoán được mất ở đời đôi khi chỉ là phù vân, công danh tiền bạc chỉ là vật ngoài thân tựa mây bay mà thôi.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Những sự khen chê, vinh quang tung hô ở đời hôm nay có thể khi còn trên đỉnh vinh quang trăm người bợ đỡ, xu nịnh, tìm cách lạy lục người khác, luồn cúi để tìm kiếm hư vinh, lợi lộc. Ngày mai khi bạn chẳng còn gì trong tay thì những người hầu kẻ hạ, những kẻ xu nịnh bợ đỡ cũng dần dần bỏ bạn mà đi. Đó chính là một triết lý sống vô cùng đúng đắn thể hiện suy nghĩ của một nhà nho học có suy nghĩ sâu sắc.

Nhưng dù là khi được hay mất, khi được tôn vinh khen hay chê thì Nguyễn Công Trứ vẫn luôn là chính mình, luôn sống đúng với bản chất "ngất ngưởng" cá tính đặc biệt của mình không thay đổi.

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. Không Phật, không tiên, không vướng tục, Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông?"

Trong những câu thơ kết của bài thơ này tác giả Nguyễn Công Trứ đã nói lên tâm tư tình cảm của mình. Tác giả luôn hướng lòng mình tớ lý tưởng trung quân ái quốc của nho đạo, tức là cả cuộc đời mình trung hiếu với vua, và yêu nước. Dù ông có làm gì thì trái tim của tác giả Nguyễn Công Trứ vẫn canh cánh hướng về vua, về những người dân khốn khổ lầm than, muốn cho dân giàu nước mạnh.

Nguyễn Công Trứ thật sự là một vị quan văn võ song toàn lại có tinh thần trung vua ái nước. Một vị quan như vậy xưa nay khó kiếm. Nhưng bên cạnh đó ông còn là một người có tinh thần sống khác biệt, không bị những thói xấu của xã hội nhiễm bẩn nhân cách của mình, luôn sống với cá tính thật "ngất ngưỡng" không xu nịnh, bon chen ham vinh hoa phú quý.

Bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" thể hiện một tính cách ngang tàng, chơi ngông chọc trời đạp nước của tác giả Nguyễn Công Trứ, thể hiện một con người tai năng tinh hoa xuất chúng nhưng có khí khái anh hùng của một nhà nho yêu nước. Dù trong hoàn cảnh nào thì tác giả cũng luôn là người trung vua, ái nước không bao giờ đánh mất nhân phẩm của mình. Tác giả coi công danh chức vụ không phải là điều gì đó quá quan trọng, mà chỉ là phù du.

Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo 1. Khác với phần đông các danh nhân dưới thời phong kiến, Nguyễn Công Trứ [1778-1859] thành danh khá muộn màng. Vốn là người thông minh, hiếu học song sau nhiều lần thi trượt, phải đến năm Kỷ Mão [1819], khi đã ngoài bốn mươi tuổi, lứa tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" đã từng trải trường đời và định hình chí hướng, ông mới thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Điều đó cũng có nghĩa qua suốt bốn chục năm sống ở quê nhà, ông đã nghiệm sinh sâu sắc đời sống thôn dã, hấp thụ đầy đủ truyền thống văn hoá, bản chất và cốt cách người dân đất cổ Giang Đình. Trong cuộc đời, ông quả là con người lắm tài mà cũng nhiều tật. Cái tài của ông bộc lộ qua việc ông được thăng thưởng, trọng dùng, từng trị nhậm khắp vùng Hải Dương - Quảng Yên, Sơn - Hưng - Tuyên cho đến xứ An Giang - Hà Tiên, từng góp công khai khẩn đất hoang hoá ở các vùng Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Yên ; hoặc có khi làm việc ở Quốc sử quán và chủ khảo trường thi, có khi lại làm việc ở Bộ Binh, Bộ Hình và trực tiếp tham gia chiến trận. Còn cái "tật" thực chất chính là tài năng, bản lĩnh và cốt cách con người ông có nhiều mặt không chịu dung hoà với qui phạm lễ giáo phong kiến, thường xuyên tiềm tàng vượt lên "vòng cương toả", "vòng danh lợi" Cái việc từng được thăng thưởng đến chức Tổng đốc, Tham tri, rồi có lúc lại bị "trảm giam hậu" và bị cách chức, bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy Quảng Ngãi; qua hai mươi tám năm làm quan bị giáng chức và cách chức tới năm lần đủ thấy bản lĩnh con người cá nhân Nguyễn Công Trứ cao cường đến như thế nào[1]! Vốn là nhà nho - một nhà nho hành đạo điển hình - nói chung Nguyễn Công Trứ không mặn mà với giáo lý và tư tưởng Phật giáo. Những cảm nhận của ông về Phật giáo nằm trong qui luật “dĩ Nho nhập Thích” của số đông các nhà nho, thể hiện một cách hình dung về cuộc đời có phần tương đồng với Nho giáo và chủ yếu diễn ra ở chặng cuối cuộc đời. 2. Vốn là nhà nho hành đạo thuần thành, trước sau Nguyễn Công Trứ vẫn trung thành với lý tưởng Nho giáo, với khuôn thước và vốn tri thức nơi cửa Khổng sân Trình đã cung cấp và qui định cho ông: - Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung[2]. [Bài ca ngất ngưởng] - Nặng nề thay đôi chữ quân thân, Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ… [Nợ nam nhi] Ngay cả khi gián cách, ly tâm với chính thống, ông chỉ có thể phản tỉnh thoáng qua chứ không đặt vấn đề nghi ngờ, chỉnh sửa, đối lập và càng không nghĩ đến một cuộc đổi thay. Lăn lộn và vật lộn trong chốn quan trường, công danh, hưởng lạc, Nguyễn Công Trứ thức nhận ra mặt trái của Tình cảnh làm quan gắn với những Vinh nhục, Ích kỷ hại nhân, Cảnh ở đời, Trách người đời, Thói đời, Thế tình bạc bẽo… Đối diện với công danh và cường quyền, có lúc Nguyễn Công Trứ cảm thấy bất lực, buông xuôi và tìm lấy một trong ba sáu chước - “chước chuồn là hơn”: Gớm chết nhân tình thế thái, Lạt nồng coi chiếc túi đầy vơi. Trông tốt màu lựa ý theo hơi, Giọng thù phụng ngọt ngào đủ mực. Khi giở quẻ sa mày nặng mặt, Thói đảo điên khủng khỉnh không dời. Nghe ra thời cũng buồn cười, Nghĩ lại từ đây phải chạy… [Nhân tình thế thái] Nghiệm sinh trong trường đời và rồi chính thực tế cuộc đời đã đưa ông đến gần hơn với Phật giáo, chấp nhận và xác định những giá trị nhân văn của Phật giáo. Đó là cả một quá trình nhận thức lâu dài, không thể coi là dễ dàng với một nhà nho gạo cội như Nguyễn Công Trứ. Trong nhiều bài thơ viết về một thời “hoạn hải ba đào”, Nguyễn Công Trứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm nhận thức, suy tư, suy xét, xét đoán trước lý tưởng hành đạo và chí hướng lập công danh, trước những sự đời - thói đời - người đời - cảnh ở đời - nghĩa ở đời - thế tình - nhân tình thế thái - danh lợi - tạo hóa - tạo vật… Gián cách với quá khứ, có lúc Nguyễn Công Trứ cũng bàng hoàng như Nguyễn Gia Thiều một thủa: Mồi phú quý dử làng xa mã/ Bả vinh hoa lừa gã công khanh… Bừng con mắt dậy thấy mình tay không [Cung oán ngâm khúc]. Đo nhìn lại cuộc đời, ông thấy mình phạm nhiều lầm lạc, lỡ bước, lựa chọn sai lý tưởng hành đạo: - Đám phồn hoa trót bước chân vào… [Thoát vòng danh lợi] - Trót đa mang một tiếng anh hào… [Người và tạo vật] - Cũng rắp điền viên vui thú vị, Trót đem thân thế hẹn tang bồng. [Nợ tang bồng] - Thôi cũng muốn Nam vô Di đà Phật, Trót dở đem thân thế hẹn tang bồng. [Nhàn nhân với quý nhân] Trong từng đoạn đời, từng cảnh đời, nhà nho hành đạo Nguyễn Công Trứ cũng có lúc nhìn lại, ngoái lại, trông ngang, liếc xéo và chiêm nghiệm đã hay, cho hay, mới hay; dám nghĩ, nghĩ mình, nghĩ lại, nghĩ đâu, nghĩ xa gần, nghĩ trong thế cục; hãy xem, những xem, thử xem, đã xem từng; nghe ra, thấy, Mới hay thiên địa đa tình… Cách nhìn đó giúp Nguyễn Công Trứ tự phản tỉnh, giác ngộ được mặt trái và cả những hệ lụy phiền toái của chữ tình: - Thôi thôi chơi cũng là chơi vậy! Nợ nhà tình vay một trả mười. Duyên hội ngộ cũng lừa ba lọc bảy… Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười… [Trong trần mấy mặt làng chơi] - Khéo quấy người một cái tinh ma, Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy Càng tài tình càng ngốc càng si… [Vịnh chữ tình] - Càng tài tử càng nhiều tính ái, Cái sầu kia theo hình ấy mà ra. Mua sầu tại kẻ hào hoa… [Vịnh sầu tình]

Video liên quan

Chủ Đề