Covid ủ bệnh trong bao lâu

Thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể khác nhau tùy thể trạng, sức khỏe mỗi cá người và tùy vào chủng của virus Sars-CoV-2 (virus gây ra dịch COVID-19).

Covid ủ bệnh trong bao lâu
Thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể khác nhau tùy mỗi cá nhân.

Thời gian ủ bệnh được hiểu là khoảng thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên với virus Sars-CoV-2 (virus gây ra dịch COVID-19) cho đến khi cơ thể có những triệu chứng khởi phát. Thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và tùy vào chủng virus Sars-CoV-2.

Vậy thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu?

Theo CDC Mỹ, các triệu chứng Covid-19 thường xuất hiện từ ngày thứ 2 – 14 sau khi nhiễm virus tùy thuộc vào từng cá thể, trung bình là 5 ngày. Riêng với biến thể Delta, thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ khoảng 2 – 4 ngày. Trong thời gian này, virus vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Nghiên cứu  được thực hiện bởi Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho thấy, trong số 10.000 đối tượng bị nhiễm Covid-19 thì có khoảng 101 trường hợp xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau 14 ngày.

Covid-19 có thể lây nhiễm ngay cả trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Do đó, việc tiếp xúc với người không có biểu hiện bệnh không có nghĩa là an toàn.

Các triệu chứng nhiễm COVID-19

Các triệu chứng thường gặp nhất:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Mệt mỏi

Các triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đau nhức
  • Đau họng
  • Tiêu chảy
  • Viêm kết mạc
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc khứu giác
  • Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái

Các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực
  • Mất khả năng nói hoặc cử động

Bạn cần đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Luôn gọi điện trước khi gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế.

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn: CDC, WHO, ECDC.

Virus Corona chủng mới (nCoV) gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid – 19 có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, virus nCoV có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày.

Trong thời gian ủ bệnh, người nhiễm virus vẫn có thể lây bệnh cho người khác nên việc tiếp xúc với người không có biểu hiện bệnh không có nghĩa là an toàn. Sự lây nhiễm Covid – 19 có thể xảy ra trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

1. Thời gian ủ bệnh của virus SARS-CoV-2

Covid – 19 ủ bệnh từ 2 – 14 ngày, trung bình 5 ngày trong cơ thể người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo rằng một hoặc tất cả các triệu chứng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2 – 14 ngày sau khi con người tiếp xúc với virus corona chủng mới.

Cụ thể các triệu chứng khởi phát điển hình và sớm nhất để phát hiện bệnh là:

2. Nhận biết các triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2

2.1. Triệu chứng khởi phát điển hình khi nhiễm virus SARS-CoV-2

  • Sốt: đây là dấu hiệu nhận biết covid – 19 đầu tiên. Tình trạng sốt khi nhiệt độ vượt mức 38 độ C ở hầu hết trẻ em và người lớn.

    Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh nhân không nên dựa vào nhiệt độ đo buổi sáng vì sốt do virus sẽ khiến thân nhiệt tăng vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối.

  • Ho khan: covid – 19 có triệu chứng sớm và phổ biến nhất là ho. Không thể dùng thuốc ho thông thường để điều trị dứt điểm ho do covid – 19.
  • Mệt mỏi: covid – 19 có biểu hiện sớm là mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể. Có khoảng 40% trong số gần 6.000 người mắc bệnh trải qua giai đoạn mệt mỏi theo nghiên cứu của WHO.

    Triệu chứng này còn kéo dài ngay cả khi covid kết thúc một tuần.

2.2. Triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2 qua từng ngày

Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày sẽ khác nhau tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi cá thể nhưng các triệu chứng đều biểu hiện rõ từ 2 – 14 ngày. 

Ngày 1 đến ngày 3

  • Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.
  • Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.
  • Ăn uống và hoạt động bình thường.

Ngày 4:

  • Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.
  • Bắt đầu khan tiếng.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
  • Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.
  • Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

  • Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

  • - Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.
  • - Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.
  • - Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.
  • - Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
  • - Tiêu chảy, có thể nôn ói.
  • - Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

Ngày 7:

  • Sốt cao dưới 38 độ C
  • Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
  • Toàn thân đau nhức.
  • Khó thở.
  • Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

  • Sốt khoảng trên dưới 38o.
  • Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.
  • Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
  • Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

  • Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

3. Các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng

Nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng là người mang mầm bệnh Covid – 19 trong cơ thể nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh hoặc đã bị nhiễm mầm bệnh nhưng không xuất hiện bất kì dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào.

Lý do là bởi cơ thể có sức đề kháng mạnh mẽ đã ức chế sự phát triển và nhân lên của virus hoặc số lượng vi sinh vật xâm nhập cơ thể chưa đủ lớn để gây bệnh vì vậy không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

Người nhiễm virus chưa phát dấu hiệu bệnh trong trường hợp này nhưng nếu vì một lý do nào đó khiến sức đề kháng suy giảm, cơ thể sẽ nhanh chóng bị virus tấn công và gây bệnh.

Trường hợp người khỏe mạnh mang mầm bệnh không có triệu chứng hết sức nguy hiểm vì chúng có thể đào thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài, làm lây lan ra cho những người khác, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch.

  • Trên toàn thế giới có 192.848.716 ca nhiễm, 4.142.770 ca tử vong.

    5 quốc gia hiện đứng trên đỉnh dịch Covid – 19 theo thứ tự lần lượt là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Pháp.

  • Tại Việt Nam, số ca nhiễm hiện tại là 57.566 ca nhiễm, 245 ca tử vong.

4. 13 biến chứng nguy hiểm do Covid – 19 gây ra

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, đại dịch Covid – 19 được coi như là thảm họa mang lại thiệt hại nặng nề nhất cho nhân loại. Sau hơn 1 năm kể từ thời điểm Covid – 19 bùng lên tại Trung Quốc, dịch bệnh vẫn có những biến đổi khôn lường, tiếp tục gia tăng và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.

Tính đến ngày 22/07/2021, theo thống kê của Bộ Y tế:

Virus Covid – 19 đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người nhiễm, biến chứng của Covid – 19 cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới hệ hô hấp mà còn làm nhiễm độc các cơ quan nội tạng khác.

4.1. Viêm phổi cấp

Theo các dữ liệu phân tích, biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất của Covid – 19 ở người bệnh là viêm phổi cấp.

Phổi như môi trường trú ngụ và phát triển yêu thích nhất của chủng virus gây dịch bệnh Covid – 19. Giáo sư Matthew B. Frieman – chuyên gia về virus của Đại học Maryland (Hoa Kỳ) cho biết, virus gây bệnh Covid – 19 tấn công phổi theo trình tự 3 giai đoạn như SARS:

  • Giai đoạn 1: khi mới nhiễm bệnh trong những ngày đầu, virus sẽ vượt hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp xâm nhập vào phổi và hình thành ổ virus.

    Có nhiều bệnh nhân mắc Covid – 19 gặp tình trạng viêm cả hai lá phổi và đi kèm triệu chứng khó thở.

  • Giai đoạn 2: cơ thể con người đứng trước sự xâm nhập ồ ạt của virus sẽ tự bảo vệ bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch tới phổi. Tình trạng viêm giới hạn ở bộ phận nhiễm virus có thể kiểm soát được nếu các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

    Nhưng nếu bệnh nhân miễn dịch quá mức, tế bào miễn dịch tấn công cả tế bào lành sẽ làm tình trạng bệnh thêm xấu đi (phi công người Anh nhiễm Covid – 19 được điều trị ở nước ta là ví dụ điển hình cho trường hợp này).

  • Giai đoạn 3: người bệnh bị suy hô hấp cấp tính và tử vong do tổn thương ở phổi tiếp tục lan rộng. Người bệnh nếu được cứu sống vẫn sẽ phải chịu những tổn thương nặng nề ở phổi và khó có thể thể hồi phục như ban đầu.

Thực tế điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tính rất khó khăn, bệnh nhân phải mang máy oxy bên mình mọi lúc mọi nơi và trong một số trường hợp cần tiến hành mở khí quản để hỗ trợ hô hấp. 

4.2. Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)

Khi phổi của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng bởi những cuộc tấn công của virus sẽ làm tích tụ dịch trong túi khí, cản trở oxy vào máu và bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng ARDS không đặc hiệu, bác sĩ chỉ có thể dựa vào những yếu tố sau đây để chẩn đoán bệnh từ đó xác định phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Khó thở tăng nhanh, tím môi và đầu chi
  • Đáp ứng kém với oxy liệu pháp
  • Tổn thương phế nang lan tỏa hai bên và tiến triển nặng dần (chụp X-quang ngực để xác định
  • Oxy máu giảm PaO2/FiO2 ≤ 300 mmHg với PEEP ≥ 5 cmH2O
  • Tình trạng bệnh sử của bệnh nhân
  • Khám thực thể để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý hô hấp khác

4.3. Tổn thương gan cấp tính

Có đến 54% bệnh nhân nhiễm Covid – 19 gặp phải tiến tiển bất thường về men gan – Theo thống kê của Reuters Health cho biết.

Các nhà nghiên cứu của Khoa Y - Đại học Hồng Kông cũng đã tiến hành kiểm tra trên 1.000 bệnh nhân Coid – 19 và nhận được kết quả khoảng 20% bị tổn thương gan.

Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu với mục đích xác định các tổn thương gan có liên quan đến virus gây Covid – 19 hay không?

Nhưng cần công nhận một điều rằng, người có bệnh lý nền gồm bệnh lý về gan sẽ có nguy cơ cao nhiễm Covid – 19 và bệnh tiến triển cũng nặng hơn các bệnh nhân khác nếu không được điều trị và kiểm soát tốt.

4.4. Tổn thương tim cấp tính

Các biến chứng tim mạch đã gia tăng đáng kể trong dịch Covid – 19, tương tự như biến chứng ở bệnh nhân nhiễm SARS, MERS và cúm.

Báo cáo của Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ đã cho thấy trong số 138 bệnh nhân nhiễm Covid – 19 nhập viện, có tới 16,7% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng rối loạn nhịp tim; 7,2% bệnh nhân bị tổn thương tim cấp tính (suy tim cấp tính, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngừng tim); 70% người bệnh tim mạch bị tổn thương cơ tim nhiễm Covid – 19 đã tử vong.

Các chuyên gia Y tế cho biết, virus gây Covid – 19 làm ức chế hệ miễn dịch của cơ thể dẫn đến các biến chứng tim mạch, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm hàm lượng oxy trong máu, gây rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, sự tấn công của virus lạ sẽ tạo kích thích miễn dịch, gây “báo động giả” làm hoạt động thần kinh bị kích thích và làm huyết áp tăng, nhịp tim tăng.

4.6. Nhiễm trùng thứ phát

Nhiễm trùng trên cơ thể đang bị suy yếu do nhiễm trùng khác được xác định là nhiễm trùng thứ phát. Nhiễm trùng thứ phát không hề liên quan đến nguyên nhân đầu tiên người bệnh gặp phải.

Tụ cầu khuẩn và liên cầu là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng thứ phát, tình trạng bệnh nhân Covid – 19 bị nhiễm trùng thứ phát có thể có nhưng không phổ biến.

  • Nhiễm trùng máu: nhiễm trùng lan đến máu và lan đến đến cơ thể
  • Nhiễm trùng máu nghiêm trọng ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác
  • Huyết áp giảm đến mức báo động do sốc nhiễm trùng dẫn đến suy hô hấp, suy tim hay tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.

4.7. Sốc nhiễm trùng

Khi tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể làm huyết áp hạ thấp đến mức báo động được gọi là sốc nhiễm trùng (hay sốc nhiễm trùng máu). Tình trạng này là biến chứng phức tạp và nguy hiểm của nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

3 giai đoạn của sốc nhiễm trùng gồm:

4.8. Đông máu rải rác nội mạch

Trong thời gian gần đây, một biến chứng của Covid – 19 được phát hiện là đông máu. Ở bệnh nhân Covid – 19, các cục máu đông sẽ xuất hiện ở các ống thông động mạch và bộ lọc cho bệnh nhân suy thận.

Các cục máu đông sẽ cản trở lượng máu lưu thông trong phổi, gây khó thở, sức khỏe suy kiệt nhanh, gia tăng nguy cơ tử vong nếu không được điều trị. Các cục máu đông cũng xuất hiện ở một số vị trí khác trong cơ thể làm tổn hại tim, thận và cơ quan khác.

4.9. Hội chứng tiêu cơ vân

Hội chứng chỉ tình trạng các tế bào cơ vân bị tổn thương và hủy hoại làm giải phóng các chất trong tế bào cơ vào máu như kali, axit uric, axit lactic, myoglobin hay enzym dẫn đến rối loạn điện giải, toàn chuyển hóa chậm, suy thận cấp, suy hô hấp tiến triển, đông máu rải rác trong lòng mạch…

Biến chứng tiêu cơ vân do Covid – 19 cực kỳ hiếm gặp, nếu phát hiện biến chứng này cần theo dõi sát sao để ngăn ngừa tiến triển và nguy cơ tử vong.

4.10. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS – C)

Tình trạng viêm các bộ phận khác nhau trong cơ thể (tim, phổi, thận, não, cơ quan tiêu hóa…) được xác định là hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em. Hội chứng này gây diễn biến nguy kịch, thậm chí tử vong.

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em nhưng lại phát hiện được hội chứng này ở những trẻ em mắc Covid – 19 hoặc tiếp xúc gần với người nhiếm Covid – 19.

4.11. Bệnh da liễu: phát ban, rụng tóc

Ngoài các triệu chứng cơ bản của bệnh nhân Covid – 19 đã được phân loại trước đó, các nhà khoa học còn khám phá ra một triệu chứng mới xảy ra ở người nhiễm Coivd – 19 là rụng tóc và các vấn đề da liễu như phát ban.

4.12. Vấn đề thần kinh: khứu giác, vị giác, khó ngủ, khó tập trung, vấn đề trí nhớ

Hơn 80% bệnh nhân Covid – 9 gặp phải rối loạn chức năng thần kinh với các biểu hiện đặc trung như ảnh hưởng khứu giác, vị giác, khó ngủ, mất tập trung, trí nhớ kém… hoặc tử vong như trường hợp bệnh nhân Chad Dorrill – 19 tuổi ở Mỹ. 

4.13. Triệu chứng tâm thần: trầm cảm, lo lắng, thay đổi tâm trạng

Dịch Covid – 19 không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn cả tinh thần, cụ thể Covid – 19 gây mất oxy máu – tác động đến hành vi, mất vị giác – ảnh hưởng tới ăn uống, sức khỏe người nhiễm; các biện pháp chống dịch gây cảm giác lo lắng – cô đơn – mất ngủ ở người dân hay tăng bạo lực gia đình.

Covid – 19 đang là đại dịch xảy ra trên toàn cầu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe con người và tỷ lệ tử vong cao.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hàng nghìn ca lây nhiễm trong cộng đồng mỗi ngày, ngay khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi… nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, cá nhân mỗi người cần thực hiện ngay xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) để xác định chính xác có nhiễm virus hay không.

Để đáp ứng nhu cầu này, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã triển khai thực hiện xét nghiệm realtime PCR giúp chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2. Đăng ký xét nghiệm tại bệnh viện, khách hàng sẽ được:

  • Khám sàng lọc kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi lấy mẫu xét nghiệm
  • Khu vực khách hàng đăng ký lấy mẫu xét nghiệm Covid – 19 được phân luồng riêng biệt với khu vực dành cho khách hàng đến khám thông thường, đảm bảo an toàn mùa dịch theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đội ngũ nhân viên y tế được trang bị đầy đủ bảo hộ, dụng cụ lẫy mẫu và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm.
  • Tất cả 7 cơ sở của Hồng Ngọc đều có thể thực hiện xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR. 4 cơ sở thực hiện test nhanh Covid-19 gồm BV Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh, Yên Ninh, Keangnam và Savico. Tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình di chuyển.
  • Hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, cho kết quả chẩn đoán chính xác
  • Giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 đúng chuẩn yêu cầu
  • Lấy mẫu 24/24, tất cả các ngày trong tuần (kể cả Thứ 7, Chủ nhật).

4.5. Tổn thương thận cấp tính (AKI)

Thận cũng là bộ phận bị thổn thương do virus SARS-CoV-2. Dù không có tiền sử bệnh thân trước đó vẫn có thể bị tổn thương thận cấp tính (AKI), tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh thận mạn tính ở bệnh nhân Covid – 19.

 Có đến 15% bệnh nhân Covid – 19 nhập viện bị tổn thương thận cấp tính và nhiều ca cần lọc máu, hoặc nghiêm trọng hơn cần phải được Chăm sóc đặc biệt (ICU). Tình trạng này đã gây áp lực nặng nề lên các cơ sở y tế và nguồn nhân lực y bác sĩ.