Cung ứng dịch vụ ngoại hối là gì

Hoạt động ngoại hối là một trong các hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và cần phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động.

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 21/2014/TT-NHNN

Thông tư 28/2016/TT-NHNN

1.Phạm vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng

– Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

– Hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép là hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép với người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối bao gồm hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế và hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

– Kinh doanh ngoại hối là việc tổ chức tín dụng được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng được phép đó.

– Cung ứng dịch vụ ngoại hối là việc tổ chức tín dụng được phép cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngoại hối đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.Nguyên tắc hoạt động ngoại hối

– Đối với hoạt động ngoại hối cơ bản:

a] Sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận dưới hình thức cấp mới/cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép trong đó có nội dung kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và/hoặc trên thị trường quốc tế trong phạm vi do Ngân hàng Nhà nước quy định;

b] Đối với các hoạt động phái sinh liên quan đến ngoại hối và hoạt động ngoại hối khác ngoài các hoạt động ngoại hối:

[i] Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép được thực hiện hoạt động phái sinh liên quan đến ngoại hối mà không phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận bổ sung hoạt động ngoại hối khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn và ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động phái sinh đó bằng đồng Việt Nam;

[ii] Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép được thực hiện hoạt động ngoại hối khác mà không phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận bổ sung hoạt động ngoại hối khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn đối với hoạt động ngoại hối đó;

c] Ngân hàng chính sách được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

– Đối với hoạt động ngoại hối khác:

a] Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho phép thực hiện có thời hạn đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, tổ chức tín dụng được phép được thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế;

b] Khi hết thời hạn thực hiện các hoạt động ngoại hối tại văn bản chấp thuận có thời hạn, tổ chức tín dụng được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép gia hạn tại văn bản gia hạn văn bản chấp thuận có thời hạn. Thời gian gia hạn từng lần không được vượt quá thời hạn cho phép thực hiện hoạt động ngoại hối tại văn bản chấp thuận có thời hạn.

– Trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm thường xuyên rà soát, theo dõi, đánh giá về các đối tác nước ngoài để có điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng được phép.

>>>Xem thêm Bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là gì?

Hoạt động ngoại hối là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động và cần tuân thủ về phạm vi ngoại hối.

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 21/2014/TT-NHNN

– Thông tư 28/2016/TT-NHNN

1.Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của ngân hàng thương mại

– Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay.

Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.

– Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng.

– Bao thanh toán và bảo lãnh bằng ngoại tệ.

– Phát hành, đại lý phát hành thẻ ngân hàng quốc tế, thanh toán, đại lý thanh toán thẻ ngân hàng quốc tế.

– Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.

– Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ.

– Giao cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.

– Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ.

– Đại lý phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.

– Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

– Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối.

-Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác, tổ chức tài chính trong nước.

– Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.

Mở tài khoản thanh toán cho tổ chức tín dụng nước ngoài.

– Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ tổ chức tín dụng nước ngoài.

– Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường trong nước.

>>>Xem thêm Các loại hình ủy thác của từng tổ chức tín dụng hiện nay

2. Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại

– Mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.

– Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế.

– Bao thanh toán quốc tế và bảo lãnh bằng ngoại tệ.

– Cho vay ra nước ngoài.

– Phát hành trái phiếu ở nước ngoài.

– Gửi ngoại tệ ở nước ngoài [bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn].

3. Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế

-Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép ngân hàng thương mại thực hiện có thời hạn các hoạt động trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm:

a] Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b] Hoạt động ngoại hối phái sinh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế;

c] Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngoài các hoạt động ngoại hối.

>>>Xem thêm Bên nhận ủy thác và bên ủy thác trong ủy thác của tổ chức tín dụng

Ngoại hối là gì đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đó là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong các giao dịch quốc tế. Bài viết sau dịch vụ kế toán tphcm bePro.vn sẽ phân tích và làm rõ khái niệm ngoại hối. 

Ngoại hối là gì?

Một điều chắc chắn khi nhắc đến ngoại hối, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến giao dịch ngoại tệ. [đồng tiền của một quốc gia khác]. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, thực tế ngoại hối có ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều.

Ngoại hối là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tất cả các phương tiện có giá trị. Được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Nói cách khác ngoại hối dùng để thanh toán các sản phẩm, dịch vụ được mua bán, trao đổi giữa các quốc gia. Bao gồm:

– Ngoại tệ: là tiền của quốc gia khác được lưu thông trong một nước.

– Phương tiện thanh toán ngoại hối:

Séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng…các công cụ này khi đến hạn sẽ được thanh toán bằng tiền nước ngoài.

– Các chứng từ khác có giá bằng ngoại tệ:

Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, kỳ phiếu…

– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối của nhà nước

Trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú. Vàng dưới dạng thỏi, miếng, hạt khi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia.

– Đồng tiền của một quốc gia [nội tệ]

Trong trường hợp được chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi lãnh thổ của quốc gia đó. Hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Ngoại hối là gì và đối tượng giao dịch trên thị trường

Giao dịch ngoại hối là gì?

Giao dịch ngoại hối là việc bạn dự đoán xu hướng tăng và giảm của thị trường. Sau đó thực hiện giao dịch [mua/bán] một cặp tiền tệ và kiếm lời từ việc chênh lệch tỷ giá. 

Để dễ hiểu, giống như bạn mua 1 khối lượng USD ở giá thấp. Và sau đó bán ra ở mức giá cao hơn nhằm kiếm tiền chênh lệch. Mỗi loại tiền tệ đều có giá trị khác nhau, người ta sẽ “mua giá thấp – bán giá cao”. Để hưởng chênh lệch tỷ giá và tạo ra lợi nhuận.

Ở thị trường ngoại hối, bạn sẽ thực hiện giao dịch trên các cặp tiền tệ được niêm yết theo quy định chung toàn cầu. Quan trọng là bạn phải có tầm nhìn sâu, về tiềm năng phát triển của cặp này để có chiến lược giao dịch phù hợp.

Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối

Pháp lệnh ngoại hối 2005 được ban hành để quy định về quản lý ngoại hối. Nội dung của pháp lệnh là:

– Giải quyết các vấn đề trong hệ thống quy định về quản lý ngoại hối.

– Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối. Và đảm bảo hiểm lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.

– Quy định một số biện pháp hạn chế hoặc bắt buộc về ngoại hối. Được áp dụng tạm thời trong điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

Khái niệm ngoại hối và đối tượng giao dịch trên thị trường

Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối [Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ] là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn.

Nếu bạn so sánh với thị trường chứng khoán New York 25 tỷ USD giao dịch mỗi ngày. Bạn sẽ tưởng tượng được thị trường này khổng lồ đến mức nào. So với thị trường chứng khoán thì Forex có quy mô lớn hơn rất nhiều. 

Đối tượng có thể giao dịch trên thị trường ngoại hối

Các đối tượng có thể tham gia đầu tư ngoại hối là gì? Ở giai đoạn trước thì chỉ các tổ chức tài chính lớn hoặc cá nhân có giá trị ròng cao. Mới có thể giao dịch các phương tiện tiền tệ ngoại hối.

Nhưng với sự phát triển chung của những năm gần đây. Thì lượng đối tượng người có thể tham gia vào thị trường ngoại hối ngày càng cao hơn. Đặc biệt là việc giao dịch trên nền tảng online đảm bảo bảo mật và sự an toàn. 

Dưới đây là một số các đối tượng tiêu biểu có thể tham gia thị trường ngoại hối:

Ngoại hối là gì và đối tượng giao dịch trên thị trường

Chính phủ các Ngân hàng Trung ương

Hiện nay các chính phủ của các quốc gia và những ngân hàng trung ương. Bao gồm là cục dự trữ liên bang, Ngân hàng Trung ương Anh Quốc và Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Đó là những đối tượng tham gia vào thị trường ngoại hối lớn nhất trên thế giới hiện nay. Họ có mức giao dịch khủng bố khó tưởng tượng được. 

Các ngân hàng lớn

Các ngân hàng lớn trên thế giới tham gia vào thị trường ngoại hối có thể kể đến đó là Goldman Sachs, Deutsche Bank và Citibank. Những ngân hàng này có mức giao dịch cực khổng lồ. Và là những ngân hàng có liên kết cả với những tổng công ty lớn. Hay các cơ quan chính phủ cũng như các cá nhân có giá trị ròng cao. 

Các nhà môi giới ngoại hối

Tiếp đến là đối tượng các nhà môi giới. Họ là những người giúp các khách hàng tiếp cận với thị trường tiền tệ, ngoại hối cao hơn. Trên quy mô lớn và được liên kết thông qua các sàn giao dịch online hiện nay. 

Các nhà đầu tư

⅓ số giao dịch ngoại hối hằng ngày thuộc về các nhà đầu tư lẻ. Các cá nhân này tiếp cận với thị trường ngoại hối. Thông qua các nhà môi giới và họ giao dịch khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la mỗi ngày. 

Kết luận:

Vừa rồi là chia sẻ về ngoại hối là gì và đối tượng giao dịch trên thị trường. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.

Video liên quan

Chủ Đề