đã bao nhiêu ngày kể từ ngày 7/5/2007

Biên phòng - Ngày 7-5-2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế năm 1965 [gọi tắt là Công ước FAL 65] của Tổ chức Hàng hải quốc tế [IMO] nhằm mục đích tạo thuận lợi giao thông vận tải hàng hải bằng việc đơn giản hóa và giảm thiểu các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế. Trải qua 15 năm triển khai thực hiện, có thể thấy được hiệu quả rõ rệt thông qua lượng tàu đến các cảng biển Việt Nam tăng nhanh, đều đặn qua từng năm và lượng hàng qua cảng cũng tăng theo.

  • Gạo Việt chinh phục thế giới
  • Xuất khẩu khởi sắc - Tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế
  • Ấn tượng Việt Nam sau 35 năm đổi mới
Cảng Sài Gòn là cảng biển lớn nhất Việt Nam, năm 2015 đã vinh dự được đứng trong top 25 cảng container của thế giới, đóng vai trò chủ chốt kết nối vận tải hàng hải của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: PVA

Hướng đến mục tiêu thuận tiện và minh bạch

Ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết: Kể từ khi thực hiện Công ước FAL 65, từ chỗ các đơn vị làm thủ tục hành chính thành lập đoàn 10-15 người xuống tàu làm thủ tục, đã chuyển thành làm thủ tục tại trụ sở cảng vụ. Tất cả đầu mối tập trung vào một phòng ở cảng vụ, đại lý tàu chỉ cần đến đó là làm được toàn bộ thủ tục. Chúng tôi đang cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển phối hợp kiểm tra, giám sát, giải quyết các công việc liên quan, bảo đảm trật tự kỷ cương của luật pháp, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, phát huy thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ 4, hướng đến mục tiêu thuận tiện và minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước về hàng hải.

Được biết, kể từ năm 2016 đến nay, Cục Hàng hải đã tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10-5-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải; Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời, triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia đối với 3 thủ tục hành chính cho tàu biển Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh tại 9 khu vực cảng biển là thành phố Hồ Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi và Đồng Nai.

Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Tư lệnh BĐBP và Tổng cục Hải quan triển khai mô hình cung cấp dịch vụ công đối với thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển có sự phối hợp, trao đổi, xử lý thông tin hoàn toàn trên môi trường mạng Internet; việc tiếp nhận và trả kết quả cho người làm thủ tục cũng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Thực hiện FAL 65 tại cảng biển Việt Nam không chỉ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mà ngay cả các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cũng được hưởng lợi. Đơn cử như tại cảng Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một ngày có khoảng trên 100 lượt tàu biển, 1.000 lượt phương tiện thủy nội địa ra vào nhưng việc đăng ký tàu biển, thuyền viên rất thuận lợi, thời gian chờ đợi gần như không có. Theo nhận định của Cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện cải cách hành chính theo Công ước FAL65 tại các cảng Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Ninh... đã đạt ngang tầm với một số nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới, được các doanh nghiệp, chủ tàu trong nước và quốc tế ủng hộ.

Xây dựng cảng biển an ninh và an toàn hàng hải

Năm 2016, Công ước FAL 65 sửa đổi được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-7-2017 với nhiều nội dung được cập nhật mới nhằm đảm bảo rằng, các quy định của Công ước FAL đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của ngành công nghiệp hàng hải, đáp ứng hài hòa về yêu cầu của phục vụ tạo thuận lợi về xúc tiến giao thông hàng hải quốc tế cũng như góp phần đảm bảo an ninh và an toàn Hàng hải. Một số thủ tục dẫn chiếu đến các phần liên quan tại Bộ luật quốc tế an ninh tàu biển và cảng biển [ISPS Code] cũng được thể hiện.

Trao đổi với chúng tôi trong dịp Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình kiểm tra công tác cải cách hành chính và chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Hải Phòng tháng 7-2020, ông Nguyễn Kiên Giang, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, việc sử dụng hệ thống một cửa hàng hải cho phép hợp lý hóa các tài liệu, thủ tục và giấy tờ thông qua trao đổi dữ liệu điện tử, giúp cung cấp thông tin đến việc đến, đi và làm hàng của tàu, dữ liệu về thuyền viên, hành khách, hàng hóa và hành lý theo yêu cầu của Công ước FAL 65.

Năm 2020, các loại hình vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thua lỗ do đại dịch Covid-19. Song, duy nhất lĩnh vực hàng hải và vận tải biển lại có tăng trưởng dương. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong năm 2020 ước đạt 689,07 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2019. Khối lượng hàng container thông qua cảng biển năm 2020 ước đạt 22,14 triệu Teus, tăng 13% so với năm 2019.

Đại tá Bùi Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Cửa khẩu BĐBP khẳng định, việc thực hiện thủ tục điện tử cho tàu thuyền chỉ thực sự hiệu quả khi có đầy đủ cơ sở dữ liệu điện tử của các cơ quan liên quan cấp các loại giấy tờ, giấy chứng nhận về tàu thuyền, thuyền viên phục vụ công tác đối chiếu, kiểm tra để người làm thủ tục không phải xuất trình trực tiếp tại trụ sở của cảng vụ hàng hải hoặc trạm kiểm soát của BĐBP.

Từ năm 2017 đến nay, hoạt động cấp giấy phép rời cảng, quá cảnh điện tử đối với tàu xuất cảnh, quá cảnh tại một số cảng biển của Việt Nam được thực hiện hết sức hiệu quả. Hàng tháng, cán bộ chuyên trách làm thủ tục của các cơ quan Cảng vụ, Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật... tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp công tác để thống nhất biện pháp thực hiện.

Có thể nói, sau 15 năm tham gia Công ước FAL 65, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, tạo thành một mạng lưới quy mô, đồng bộ có thể kết nối các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và ra thế giới. Với 45 cảng biển đang hoạt động, Việt Nam đã tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các tỉnh ven biển nói riêng, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển.

Phạm Vân Anh

Video liên quan

Chủ Đề