Đặc điểm chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì

Thế giới đã trải quahai cuộc cách mạng kỹ thuật. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII
và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.Cuộc cách mạng kỹ thuậtlần thứ hai còn gọi làcuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đạiđã tạo nên sự thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể là:

Về tự động hóa: sử dụng ngày càng nhiều máy tự động quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số, rô bốt.

Về năng lượng: ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủyđiện) ngày nay đã và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ yếu vàcác dạng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, v.v..

Về vật liệu mới: chỉ chưa đầy 40 năm trở lại đây các vật liệu mới đã xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được. Ví dụ: vật liệu tổng hợp (composit); gốm Zincôn hoặc cácbuasilích chịu nhiệt cao

Về công nghệ sinh học:được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hóa chất, bảo vệ môi trường như công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào.

Về điện tử và tin học: đây là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hấp dẫn đang được loài người đặc biệt quan tâm, nhất là lĩnh vực máy tính diễn ra theo bốn hướng: nhanh (máy siêu tính); nhỏ (vi tính); máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân tạo); máy tính nói từ xa (viễn tin học).

Vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX,cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đạichuyển sang giai đoạn mới- giai đoạn đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau khi đặt tên gọi cho nó. Có người cho rằng đó là giai đoạn công nghiệp siêu dẫn; có ý kiến cho là giai đoạn vi điện tử; ý kiến khác lại cho là giai đoạn tin học hoá; các nhà tương lai học gọi là giai đoạn văn minh trí tuệ, và theo họ nền văn minh này diễn ra sau nền văn minh nông nghiệp và nền văn minh công nghiệp.

Mặc dù có thể còn có ý kiến khác nhau, song nhiều ý kiến nhất trí cho rằng,cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiên đạikể trên có hai đặc trưng chủ yếu:

Một là,khoa học công nghệđã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội -nhân văn) do con người tạo ra và thông qua con người tác động trở lại đời sống kinh tế, xã hội. Vì vậy, nó đòi hỏi cần phải có chính sách đầu tư chokhoa học công nghệ một cách thích ứng.

Hai là, thời gian cho một phát minh mới củakhoa học công nghệra đời thay thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng. Vì vậy, đòi hỏi cần được kết hợp chặt chẽ giữachiến lược khoa học công nghệvới chiến lược kinh tế xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay,khoa học và công nghệ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau:khoa họclà tiền đề trực tiếp của công nghệ vàcông nghệlại là kết quả trực tiếp của khoa học. Vì vậy ở nước ta hiện nay nâng cao năng lực và hiệu quảhoạt động của khoa học và công nghệlà tùng bước tạo tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời .