Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh THPT

Bước sang lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, các em có cơ hội nắm được một khối lượng kiến thức lớn. Đặc điểm của tài liệu lĩnh hội vừa đòi hỏi hoạt động nhận thức và tư duy phát triển cao hơn, vừa đòi hỏi học sinh phải nắm được phương thức hành động đối với từng môn khoa học, thí dụ, hệ thống công thức, ký hiệu trong môn hóa đòi hỏi học sinh cách tiếp cận khác với môn lý… Các loại tư duy lý luận, phân tích, tư duy hình thức phát triển từ đầu cấp học và hoàn thiện vào năm 17 – 18 tuổi. Piaget gọi đây là giai đoạn trí tuệ thao tác hình thức. Kiểu tư duy này có đặc điểm là dựa vào những đặc điểm có tính chất tượng trưng, dựa vào hệ thống ký hiệu qui ước như ngôn ngữ, hệ thống ký hiệu toán học, lý học… để suy luận, phân tích và rút ra kết luận. Trình độ trí tuệ này đòi hỏi cách lập luận, kết luận đều diễn tả bằng lời, thoát khỏi mối liên hệ trực tiếp với vật thật hoặc mô hình thay thế. Nét đặc trưng của trình độ tư duy ở lứa tuổi này là học sinh ý thức được các thao tác trí tuệ của bản thân và kiểm soát được chúng. Đặc điểm này cũng là đặc điểm của các hiện tượng tâm lý khác, thí dụ, ngôn ngữ luôn được kiểm soát sao cho lời nói có ấn tượng, thú vị và hàm chứa…

Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh

Sự phân chia môn học theo từng lĩnh vực cũng tạo ra sự phân hóa trong học sinh về năng lực và hứng thú ở lĩnh vực khoa học. Nhìn chung, vào đầu cấp 2, học sinh thường gặp khó khăn đối với các môn tự nhiên, nguyên nhân là do học sinh chưa biết biến đổi các dữ kiện của bài toán hoặc do chưa nhận ra sự khác biệt giữa định luật và định lý, qui tắc. Việc lĩnh hội các môn khoa học xã hội thường ít gặp khó khăn hơn. Học sinh có xu hướng ghi nhớ theo kiểu học thuộc lòng hơn là nhớ ngữ nghĩa. Nếu dạy và học theo kiểu này lặp đi lặp lại thì sẽ tạo ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở diễn ra không đồng đều ở tất cả các em học cùng một chương trình. Sự phân hóa này diễn ra mạnh hơn ở lứa tuổi này so với lứa tuổi trước. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do sự thay đổi tính chất của hoạt động học tập, do sự sai sót của phương pháp học tập và dạy học. Nếu ở tiểu học, một vài thiếu sót nào đó chỉ gây cản trở phần nào đến kết quả học tập của các em thì lên cấp hai, sự thiếu sót có thể trở thành khó khăn rõ nét và thực sự trở thành rào cản cho học sinh trong học tập môn học nào đó. Điều này dẫn đến những “lỗ hổng” trong kiến thức của học sinh và nếu không bù đắp kịp thời thì dẫn đến nhiều biến đổi tâm lý và hành vi của trẻ theo hướng không có lợi.

Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh

Một số nét cơ bản trong sự phát triển tâm lý nhận thức của học sinh trung học cơ sở:

Sự phát triển cảm giác, tri giác

Sang tuổi trung học cơ sở, tri giác có chủ định phát triển hơn, khối lượng tri giác tăng lên nhiều. Các em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác. Tri giác có trình tự và toàn diện hơn. Vì tri giác có chủ định phát triển nên nó tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực quan sát ở học sinh. Học sinh ở độ tuổi này đã có những khả năng quan sát khá tinh tế những hiện tượng xung quanh, từ sự thay đổi của thiên nhiên cho đến cảm xúc trên gương mặt của mẹ… Thí dụ:

“Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” – Thơ Trần Đăng Khoa

 Bên cạnh đó tri giác không chủ định vẫn phát triển nên các em dễ bị lôi cuốn bởi ấn tượng bên ngoài, dễ bị hấp dẫn bởi cái mới lạ. Đồ dùng dạy học phù hợp là yếu tố quan trọng để phát triển cảm giác và tri giác cho học sinh.

Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh

Sự phát triển trí nhớ

Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.

Học sinh trung học cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Đối với học sinh tiểu học thì ghi nhớ từng câu, từng chữ là việc làm đương nhiên, nhưng với thiếu niên các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.

Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh

Vì vậy, giáo viên cần chú ý:

  • Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ logic, nghĩa là dạy cho các em biết cách phân loại, tách các ý, biết dựa vào điểm tựa, lập dàn bài để ghi nhớ…
  • Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật. Ở đây phải chỉ rõ cho các em thấy, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa.
  • Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
  • Chỉ cho các em, khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được sự hiệu quả của sự ghi nhớ. [Thường thiếu niên hay sử dụng sự nhận lại].
  • Giáo viên cần hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý.
  • Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.

Sự phát triển chú ý

Sự chú ý của học sinh trung học cơ sở diễn ra rất phức tạp, khả năng chú ý tăng lên rõ rệt. Một mặt, chú ý có chủ định phát triển nhưng mặt khác do các ấn tượng, những rung động mạnh mẽ của lứa tuổi thường dẫn đến sự chú ý không bền vững. Sự phát triển chú ý còn phụ thuộc vào tài liệu học tập, tâm trạng, thái độ, hứng thú của các em… Có những giờ học học sinh rất tập trung chú ý nhưng có những giờ học khác lại lơ đãng… cho nên cách tốt nhất để tổ chức chú ý của thiếu niên cần phải tổ chức hoạt động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi, giờ học nên tạo hứng thú để các em chú ý lâu hơn, tăng khả năng làm việc… Chính vì vậy, giáo viên vẫn luôn cần biết cách làm mới các học sinh đường dẫn học sinh đến với kiến thức nhằm tạo ra sự chú ý và duy trì sự chú ý ở học sinh. Không có sự chú ý, việc dạy và học không thể đạt được mục tiêu của mình. Từ sự chú ý có chủ định của học sinh, qua sự nỗ lực của ý chí, chú ý của các em ngày càng dễ chuyển sang chú ý sau chủ định.

Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh

Sự phát triển tư duy

Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản: Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng tư duy hình tượng – cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy.

Tư duy khái quát, độc lập của học sinh trung học cơ sở được phát triển mạnh thông qua việc phán đoán, chứng minh, lý giải một cách logic chặt chẽ, giải quyết vấn đề của các môn học đặc biệt là môn toán, hình học… Tư duy trừu tượng dần chiếm ưu thế, phát triển mạnh mẽ và giữ một vai trò quan trọng trong học tập của các em thông qua các môn học. Tuy nhiên, các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Để hiểu khái niệm các em có khi lại thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.

Tư duy phê phán đã phát triển ở lứa tuổi này. Nếu ở tuổi nhi đồng, các em tin tưởng một cách tuyệt đối vào thầy cô giáo, thì đến tuổi thiếu niên các em biết so sánh, đánh giá những thông tin giáo viên cung cấp, cũng như đánh giá chính người giáo viên. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học nếu học sinh có tranh cãi bướng bỉnh… thì người giáo viên nên chỉ ra sự vô lý, thiếu căn cứ trong cách lập luận của các em, chỉ cho các em biện pháp, hình thức phát triển tính phê phán của tư duy.

Tư duy sáng tạo độc lập là một đặc điểm quan trọng của thiếu niên, các em biết tìm ra học sinh đường giải bài tập theo cách riêng của mình, có nhiều em thích sáng chế, phát minh…

Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần lưu ý:

  • Giáo viên cần thiết kế các phương pháp dạy học kích thích tư duy độc lập sáng tạo ở học sinh.
  • Giáo viên cần tổ chức giảng dạy để tạo được tình huống khiến học sinh phải độc lập tư duy.
  • Giáo viên cần phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh trung học cơ sở để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập.
  • Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập

Sự phát triển ngôn ngữ

Vốn từ của học sinh trung học cơ sở được mở rộng cùng với việc mở rộng các khái niệm, đặc biệt là thuật ngữ khoa học. Việc học tập môn văn, đặc biệt là văn nghị luận đã giúp cho thiếu niên phát triển ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng. Nhiều học sinh thích sáng tác, làm thơ…

Ngôn ngữ bên trong của các em được phát triển và được biểu hiện dưới dạng độc thoại vì nhiều khi thiếu niên muốn “lắng xuống” để phân tích thế giới nội tâm của mình.

Hạn chế ở ngôn ngữ của các em là nhiều em thích sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, không khoa học, bắt chước ngôn ngữ người lớn mà không hiểu hết ý nghĩa của chúng.

Gia sư Thanh Hóa

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Gia sư Thanh Hóa sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc ấn vào nút gọi điện trên website này mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Tagged cách dạy con giỏi, Gia Sư Thanh Hóa, phát triển trí tuệ

Video liên quan

Chủ Đề