Đặc điểm sinh học của côn trùng

Căn cứ vào sự khác nhau về hình thái và đặc điểm sinh học người ta có thể chia quá trình phát dục của côn trùng thành 3 hoặc 4 thời kỳ lớn tùy thuộc vào biến thái của côn trùng.

1. Biến thái của côn trùng

Biến thái là sự thay đổi về mặt hình thái. Côn trùng có hai loại biến thái là biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn.

- Biến thái không hòan toàn: là loại biến thái không triệt để. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của mình không có sự thay đổi lớn về mặt hình thái giữa sâu non và trưởng thành. Những côn trùng thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, quá trình sinh trưởng, phát triển chỉ trải qua ba giai đoạn: Trứng - sâu non - trưởng thành.

- Biến thái hoàn toàn: Đặc điểm của kiểu biến thái này là sâu non và trưởng thành khác nhau hoàn toàn về mặt hình thái cũng như các tổ chức bên trong cơ thể dẫn đến môi trường sống và đặc điểm sinh học cũng hoàn toàn khác nhau. Quá trình sinh trưởng, phát triển trải qua 4 giai đoạn: trứng - sâu non - nhộng - trưởng thành.

2. Thời kỳ trứng

Thời kỳ này được tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi trứng nở ra sâu non. Trứng có thể phát dục trong cơ thể mẹ, ngoài cơ thể mẹ hoặc cả trong và  ngoài cơ thể mẹ.

* Phương thức đẻ trứng: Phương thức đẻ trứng của côn trùng đa dạng và phong phú: đẻ rải rác từng quả, đẻ thành từng cụm, từng bọc, từng ổ; đẻ trứng trên lá, trên thân cây, trong đốt, trong kẽ lá, trong nước, trên cạn…

3. Thời kỳ sâu non

Ở những côn trùng thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, thời kỳ sâu non được tính từ lúc trứng nở cho đến lúc côn trùng lột xác để chuyển vào giai đoạn nhộng.

Ở những côn trùng thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, thời kỳ sâu non được tính từ lúc trứng nở cho đến lúc côn trùng lột xác thành trưởng thành.

* Đặc điểm của thời kỳ sâu non

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn sâu non là côn trùng ăn rất mạnh và lớn lên rất nhanh, nên người ta thường gọi giai đoạn này là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng. Đa số các loài côn trùng đã tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn sâu non.

Vì vậy sâu non ăn nhiều, lớn lên nhanh nhưng lớp biểu bì da của côn trùng không thể lớn lên được cho nên chỉ sau một thời gian sự mâu thuẫn giữa sự lớn lên của cơ thể và sự không lớn lên của da côn trùng đã dẫn đến hiện tượng lột xác để bỏ lớp da cũ chật hẹp, hình thành lớp da mới thích hợp hơn. Khi mới lột xác thì cơ thể côn trùng thường mềm yếu vì lớp biểu bì ngoài hình thành chưa hoàn chỉnh và lớp sáp, lớp men của biểu bì chưa có. Đây là lúc dùng thuốc tiếp xúc có hiệu quả.

Sau mỗi lần lột xác sâu non lớn lên rất nhanh chóng. Số làn lột xác phụ thuộc vào từng loài côn trùng: Bộ cánh tơ một lần, bộ cánh cứng 5 lần, bộ cánh vảy 2-9 lần.

Căn cứ vào số lần lột xác, người ta có thể tính được tuổi của côn trùng ở giai đoạn sâu non. Theo quy định sâu non mới nở từ trứng ra là 1 tuổi, sau lần lột xác thứ nhất là tuổi 2, sau lần lột xác thứ 2 là tuổi 3…

Tuổi sâu = số lần lột xác + 1

4. Thời kỳ nhộng

Thời kỳ nhộng chỉ có ở các côn trùng thuộc nhóm biến thái hoàn toàn và được tính từ khi côn trùng lột xác hóa nhộng cho đến khi côn trùng lột xác hóa trưởng thành.

* Đặc điểm giai đoạn nhộng

Trong giai đoạn nhộng côn trùng không ăn, không hoạt động [trừ một số loài như muỗi chỉ hồng, sâu năn], khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh rất lớn.

Mỗi loài côn trùng có một vị trí hóa nhộng tương đối ổn định và thường ở nơi kín đáo.

5. Thời kỳ trưởng thành

Trưởng thành là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát dục cơ thể ở côn trùng. Thời kỳ này được tính từ khi trưởng thành xuất hiện cho đến khi trưởng thành chết sinh lý. Thực chất của thời kỳ trưởng thành ở côn trùng là thời kỳ sinh sản. Đây là kết quả của sự sinh trưởng, phát dục trong quá trình sinh sống.

* Đặc điểm nổi bật của thời kỳ trưởng thành

Côn trùng đã ổn định về mặt hình thái, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, có thể phân biệt được đực cái một cách dễ dàng. Đa số côn trùng không ăn và không lột xác ở giai đoạn trưởng thành. Sau lần lột xác cuối cùng đa số côn trùng tiến hành giao phối và đẻ trứng ngay rồi chết sau một thời gian rất ngắn. Những loại côn trùng này không ăn thêm, trưởng thành không có hại đối với cây trồng, trứng đẻ ra thường tập trung, sâu non xuất hiện thành lứa rõ rệt.

Một số loài sau khi hóa trưởng thành phải có một thời gian ăn thêm để bổ sung dinh dưỡng cho trứng phát triển đầy đủ sau đó côn trùng mới tiến hành giao phối và đẻ trứng. Thời gian ăn thêm tùy thuộc vào loài: có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng và có khi đến hàng năm như bọ hà hại khoai lang. Trưởng thành của những loại côn trùng này có thể gây hại trực tiếp đối với cây trồng, thời gian đẻ trứng kéo dài sâu non nở ra không tập trung./.

Bạn có biết rằng côn trùng là nhóm chiếm số lượng lớn nhất trong thế giới động vật. Ước tính hiện nay trên hành tinh của chúng ta có hơn 1 triệu loài côn trùng. Vậy côn trùng là gì? Chúng có đặc điểm nhận dạng như thế nào và vai trò cũng như tác hại của chúng đối với con người, thiên nhiên như thế nào? Mời bạn cùng VPC theo dõi ngay trong bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu ngay

Côn trùng là gì?

Côn trùng có tên tiếng Anh là Insecta là loài động vật thân mềm ngành không xương sống, có cấu tạo xương ngoài bằng kitin. Côn trùng có thể sống trong mọi điều kiện môi trường khác nhau từ ao hồ, sông, suối, cây cối, đất, sa mạc, rừng, biển,…

Hiện nay, có hơn 1 triệu loài côn trùng trên hành tinh của chúng ta, chiếm gần 78% tổng số loài trong thế giới động vật đã biết. Tuy nhiên chỉ có khoảng 0,1% các loài côn trùng có lợi cho con người. Còn lại là các côn trùng nguy hiểm, chúng là vật trung gian truyền bệnh, phá hoại mùa màng, tài sản con người cực kỳ nguy hiểm.

Côn trùng có kích thước nhỏ bé, một số loài sở hữu đôi chân linh hoạt, di chuyển cực nhanh và một số loài có cánh và có thể bay từ nơi này đến nơi khác thật dễ dàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, thêm nguyên nhân khiến các loài côn trùng chiếm số lượng đông đảo chính là chúng rất mắn đẻ, tốc độ sinh sản nhanh với số lượng nhiều đã giúp chúng chiếm số lượng nhiều nhất trong loài động vật.

Đặc điểm của côn trùng

Những loài động vật nào sẽ được xếp vào nhóm côn trùng, cần phải dựa vào đặc điểm nhận dạng của chúng. Cơ thể của côn trùng được chia làm 3 phần: Phần đầu, ngực và bụng. Kích thước cơ thể của côn trùng khá nhỏ bé chỉ dài từ 1mm –  18mm. Kích thước cơ thể nhỏ, lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể cũng ít chính vì thế chúng có thể tồn tại thuận lợi cho mọi điều kiện môi trường khác nhau.

Đặc điểm phần đầu của côn trùng là gì:

Phần đầu:

Phần đầu nằm ở vị trí phía trước của cơ thể. Phần đầu bao gồm mắt, miệng và râu.

  • Phần mắt: Gồm có mắt đơn và mắt kép. Mắt đơn dùng để phân biệt sáng và tối. Trong khi mắt kép được cấu tạo từ hàng triệu thấu kính nhỏ, giúp chúng có thể quan sát rõ nét và 360 độ khiến chúng trở thành loài động vật có thị giác tốt nhất trong tất cả các loài.
  • Phần miệng: Phức tạp tùy thuộc vào từng loại côn trùng. Chúng có thể có thêm những công cụ khác nhau để giúp chúng tiếp cận thức ăn. Ví dụ như loài muỗi, bọ xít phần miệng của chúng là chiếc ống hút dài có thể đâm thủng thân cây, da động vật để hút chất dinh dưỡng.
  • Phần râu: Được phân chia thành các đoạn rõ ràng. Râu của côn trùng có chức năng xác định âm tanh, rung động xung quanh môi trường.

Phần ngực

Phần ngực nằm vị trí ở giữa cơ thể. Phần ngực côn trùng gồm có cánh, chân và các cơ.

  • Phần cánh: Cánh của côn trùng có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Ví dụ như loài bướm sẽ sởhữu đôi cánh sặc sỡ với nhiều màu sắc. Một số loài côn trùng khác sở hữu đôi cánh mỏng, nhẹ, trong suốt giúp chúng bay nhanh hơn.
  • Phần chân: Chân của côn trùng có cấu tạo đa dạng tùy theo đặc điểm của từng loài giúp chúng thích nghi với môi trường sống. Ví dụ như loài châu chấu có đôi chân mạnh khỏe giúp chúng bậc nhảy thật dễ dàng, gián có đôi chân có độ ma sát cao nên chúng có thể bò trên tường, ong có đôi chân gắn với chiếc giỏ giúp chúng giữ phấn hoa.

Phần bụng

Phần bụng nằm ở vị trí cuối cùng của cơ thể chứa nội tạng là các cơ quan quan trọng của cơ thể như cơ quan tiêu hóa [dạ dày, ruột], cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Côn trùng sở hữu cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh, chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể tạo điều kiện sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt. Cơ quan sinh sản của côn trùng cũng là điều đặc biệt, chúng có khả năng sinh sản cao, côn trùng đẻ trứng với số lượng lớn. Trứng sẽ thành ấu trùng sau đó thành nhộng và cuối cùng là thành côn trùng.

Vai trò của côn trùng là gì

Côn trùng chiếm số lượng lớn trong thế giới động vật chính vì thế chúng giữ vai trò cực kỳ lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái. Ngoài ra, 0.1% số loài côn trùng là có ích cho con người, trong khi hầu hết chúng đều có hại gây ra dịch bệnh, phá hoại mùa màng, tài sản của con người.

Tác hại của côn trùng

Côn trùng chiếm số lượng lớn và thường sống theo bầy đàn chính vì thế chúng có thể tàn phá mùa màng gây mất mùa, thất thoát lương thực rất lớn. Hằng năm, ngành công nghiệp luôn đưa ra các giải pháp để chống lại tác hại của côn trùng, ngăn chặn sự tấn công của sâu, bọ, rầy nâu. Nhưng chúng thật sự rất khó trị, vì tốc độ sinh sản rất nhanh, khó có thể tiêu diệt tận gốc, chúng có thể quay lại vào mùa màng tiếp theo. Chính vì thế cần có giải pháp diệt côn trùng tận gốc hiệu quả lâu dài nhưng cũng cần đảm bảo an toàn sức khỏe và sự trong lành của môi trường.

Một số loài côn trùng chính là tác nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc tính sống của loài côn trùng thích nơi ẩm thấp, dơ bẩn, hôi thối khi chúng di chuyển bám vào thức ăn, đồ dùng của con người sẽ mang theo mầm bệnh. Các bệnh truyền nhiễm do côn trùng gây ra phổ biến là tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phổi, ho, sốt, phát ban,…

Tác hại của côn trùng gây ra chưa dừng lại ở mùa màng và sức khỏe của con người. Tài sản của con người cũng bị côn trùng phá hoại nghiêm trọng. Đơn cử là mối mọt, chúng có sở thích ăn gỗ nên có thể phá hủy công trình, nhà cửa, nội thất cực kỳ nghiêm trọng do đó việc diệt mối tận gốc tại nhà là điều vô cùng cần thiết.

Lợi ích của côn trùng

Tạo ra những sản phẩm có lợi cho sức khỏe

Một số loài côn trùng mang lại lợi ích cho con người đặc biệt là ngành nông nghiệp, chính vì không biết rõ về côn trùng nên rất nhiều người đã bỏ qua những lợi ích mà côn trùng mang lại cho cuộc sống. Các loài như: Ong, bướm khi lấy mật sẽ tạo ra quá trình giao phấn tự nhiên, giúp cây kết trái, tăng năng suất hơn. Trong quá trình lấy mật ở hoa đực, phấn hoa đực sẽ bám vào chân chúng. Khi lấy mật ở hoa cái, phấn của hoa đực sẽ rơi bào hoa cái từ đó hình thành quả một cách tự nhiên.

Các sản phẩm từ côn trùng tạo ra mang giá trị lớn. Có thể kể đến như mật ong, sáp hay tơ tằm. Mật ong là loại thực phẩm dinh dưỡng rất có giá trị, ngoài ra còn có sữa ong chúa được chế biến thành thuốc hay thực phẩm chức năng. Tơ tằm cũng là sản phẩm mang lại giá trị thương mại cao, các loại tơ lụa chiếm giá trị cao trong thị trường vải vóc do đó mang lợi lợi ích kinh tế rất lớn cho ngành nuôi dệt tơ tằm.

Tiêu diệt các loài côn trùng có hại

Một số loài côn trùng là thiên địch chống lại các loại côn trùng gây hại cho mùa màng như bọ rùa, chuồn cỏ, bọ ngựa,… thức ăn của chúng là trứng côn trùng hay sâu non. Loài ong mắt đỏ, ong kén có tập tính đẻ trứng vào trứng của sâu hay cơ thể sâu non. Sau khi ong non nở sẽ ăn luôn trứng hay sâu non đó. Nhờ có các loại côn trùng có lợi, bạn có thể tiêu diệt côn trùng gây hại mà không cần dùng đến thuốc hóa học, đảm bảo lương thực xanh sạch, môi trường trong lành hơn.

Tham khảo các bài viết tương tự:

Tổng Kết

Côn trùng thực sự là loài động vật thú vị, chiếm số lượng lớn góp phần làm đa dạng sinh học. Ngoài những loài côn trùng gây hại cần tiêu diệt thì các loài côn trùng có ích vẫn mang lại lợi ích rất lớn cho con người. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn thêm hiểu hơn về các loại côn trùng là gì, chúc các bạn luôn vui!

Công ty Kiểm Soát Côn Trùng Việt Nam [VPC]

  • TpHCM: Tầng 24, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
  • Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Đà Nẵng: Tòa nhà Indochina Riverside Tower , 74 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Tổng đài: 1900 3447 – Hotline: 0907 568 123
  • Email:
  • Website: //kiemsoatcontrung.com.vn/
  • Fanpage: //www.facebook.com/kiemsoatcontrungvietnamVPC/

Video liên quan

Chủ Đề