Đăng ký giao dịch bảo đảm quả bưu điện

Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với các lô đất thuê trả tiền hàng năm (lô đất thuê gồm nhiều lô đất, thuộc nhiều thửa đất). Theo Giấy chứng nhận đầu tư, các tài sản gắn liền với đất này là cơ sở hạ tầng khu công nghiệp: hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông… Tài sản trên được đăng ký thế chấp ở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hay Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm? Thủ tục, hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ thì “Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch”. Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/2/2011 của Bộ Tư pháp thì những trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp là các tài sản gắn liền với đất không thuộc thẩm quyền đăng ký của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như: “tài sản gắn liền với đất được xây dựng trên nhiều thửa đất (tài sản liên tuyến); nhà ở, công trình xây dựng làm bằng các vật liệu tạm thời (tranh, tre, nứa, lá, đất); các công trình phụ trợ như nhà để xe, nhà bếp, nhà thép tiền chế, khung nhà xưởng, nhà kho; giếng nước; giếng khoan; giàn khoan; bể nước; sân; tường rào; cột điện; trạm điện; trạm bơm, hệ thống phát, tải điện; hệ thống hoặc đường ống cấp thoát nước sinh hoạt; đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác.”

Đối chiếu trường hợp bạn nêu với quy định trên thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/2/2011 và Điều 13 Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26/02/2014 của Bộ Tư pháp), cụ thể như sau: Người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bản đơn yêu cầu đăng ký được kê khai đầy đủ thông tin theo hướng dẫn kê khai hoặc kê khai thông tin trên giao diện đăng ký trực tuyến nếu sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến đến một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm theo các phương thức trực tiếp, bưu điện kèm theo lệ phí đăng ký (nếu là khách hàng không thường xuyên), trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử, trực tuyến (nếu là khách hàng thường xuyên).

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Đăng nhập

Thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo? Đăng ký ở đâu? Đăng ký như thế nào? Trình tự thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm mới nhất?

Tóm tắt câu hỏi:

Thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo hợp đồng hợp đồng thế chấp tài sản là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất gồm những hồ sơ gì? Đăng ký ở đâu? Có cần thành lập hợp đồng đảm bảo riêng không mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với trường hợp thế chấp tài sản là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất được thực hiện như sau:

1. Thẩm quyền đăng ký: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

2. Thủ tục, hồ sơ: Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm gửi hồ sơ yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đến cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và không phải lập hợp đồng bảo đảm riêng như bạn nói.

 a. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây (theo Điều 16 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm):

– Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký;

– Gửi qua đường bưu điện;

Xem thêm: Thẩm quyền và các nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm

– Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

– Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

b. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng gồm có:

* Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

Việc kê khai đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

– Thông tin về bên bảo đảm được kê khai như sau:

+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức; tên của tổ chức được thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài mà tên này đã được đăng ký tại cơ quan nước ngoài có thẩm quyền;

+ Số chứng minh nhân dân đối với cá nhân là công dân Việt Nam; số hộ chiếu đối với cá nhân là người nước ngoài; số thẻ thường trú đối với cá nhân là người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam;

Xem thêm: Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

+ Mã số thuế đối với tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam có đăng ký kinh doanh. Nếu tổ chức không có đăng ký kinh doanh thì kê khai tên đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Thông tin về bên nhận bảo đảm được kê khai như sau:

+ Tên, địa chỉ của bên nhận bảo đảm;

+ Mã số khách hàng thường xuyên của bên nhận bảo đảm, nếu có.

– Mô tả tài sản bảo đảm:

+ Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản. Việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp quy định dưới đây:

+ Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.

* Hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm;

Xem thêm: Thế chấp tài sản nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm

* Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, trừ các trường hợp sau đây:

– Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký;

– Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký;

– Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

c. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy định tại Điều 11 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và nhập thông tin về giao dịch bảo đảm vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Đăng ký giao dịch bảo đảm quả bưu điện

Đăng ký giao dịch bảo đảm...Đăng ký giao dịch bảo đảm là thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo...

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Kiến thức của bạn:

       Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật hiện hành.

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn!

Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

Nội dung kiến thức:

       Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Đăng ký giao dịch bảo đảm là thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các chủ thể.

Đăng ký giao dịch bảo đảm quả bưu điện

  • Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Hợp đồng bảo đảm
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
  • Văn bản ủy quyền nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền

     Theo điều 13 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì:

“Điều 13. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

1. Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

2. Nộp trực tiếp;

3. Qua đường bưu điện;

4. Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.”

  • Nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì giao dịch bảo đảm sẽ được đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên môi trường.
  • Nếu tài sản bảo đảm là tàu biển thì giao dịch bảo đảm sẽ được đăng ký tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Nếu tài sản bảo đảm là tàu bay thì giao dịch bảo đảm sẽ được đăng ký tại Cục Hàng không Việt Nam trược thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Các tài sản bảo đảm còn lại sẽ được đăng ký giao dịch tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

       Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký;
  • Gửi qua đường bưu điện;
  • Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
  • Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

       Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

       Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ngoài ra, bạn có thể tham khác các bài viết sau:

Để được tư vấn chi tiết về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.