Đánh giá tư duy Bách khoa đăng ký

Đại học Bách khoa Hà Nội vừa mở cổng đăng ký thi thử bài thi đánh giá tư duy đợt hai trong thời gian từ ngày 7-21/3. Kỳ thi thử sẽ diễn ra vào ngày 3/4. 

Thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Đại học Công nghệ Giao thông vận tải bằng phương thức xét kết quả đánh giá tư duy của Trường ĐHBK Hà Nội, mời các em tham gia kỳ thi thử sau:

* Từ 14h00 ngày 07/3/2022, hệ thống thi đánh giá tư duy trực tuyến TSA sẽ chính thức mở lại. Thí sinh có nguyện vọng thi thử Bài thi Đánh giá tư duy do ĐHBK Hà Nội chủ trì có thể truy cập và đăng ký đến hết ngày 21/3/2022.

Thí sinh đã tham gia thi thử đợt 1 Bài thi Đánh giá tư duy có thể tiếp tục tham gia đợt thi thử lần này và sẽ đăng ký lại từ đầu.

* Như thông tin đã đưa, cấu trúc của Bài thi thử đánh giá tư duy giống như cấu trúc của bài thi thật, bao gồm các phần: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên [KHTN] và Tiếng Anh. Trong đó, Toán và Đọc hiểu là phần thi bắt buộc, KHTN và Tiếng Anh là phần thi tự chọn. Thí sinh có thể chọn 1 trong 2 phần tự chọn đó, hoặc chọn cả hai.

* Ở lần thi thử đợt 2 này, Nhà trường sẽ chấm cả phần thi tự luận. Sau khi nộp bài thi, thí sinh sẽ biết ngay điểm số của mình đạt được cho phần thi Trắc nghiệm. Với phần thi Tự luận, hệ thống sẽ hiển thị kết quả khi quá trình chấm hoàn thành.

* Thời gian thí sinh tham gia là bài thi thử đợt 2 là từ 08h00 đến 16h00 ngày Chủ Nhật, 03/4/2022, link đăng ký: //tsa.hust.edu.vn/r/2

Trường Đại học Công Nghệ GTVT

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố phổ điểm bài thi đánh giá tư duy

Phổ điểm các tổ hợp điểm thi bài thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho thấy cả 3 tổ hợp không có thí sinh đạt điểm tối đa. Điểm cao nhất là 27,35, ở tổ hợp K01.

1 thí sinh là thủ khoa cả 3 tổ hợp

Hôm nay, 24/7, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố kết quả thi kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức ngày 15/7 vừa qua. Đây là kỳ thi được Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sử dụng làm căn cứ xét tuyển ĐH, với khoảng 50-60% chỉ tiêu [tổng chỉ tiêu là 7.990 sinh viên]. Ngoài ra, có hơn 20 trường ĐH khác cũng sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển ĐH.

Kỳ thi có 6.271 thí sinh dự thi phần thi toán và đọc hiểu; 5.158 thí sinh dự thi phần thi khoa học tự nhiên và 2.608 thí sinh dự thi tiếng Anh.

Kết quả, có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần toán [15/15 điểm], 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu [5/5 điểm]. Hai phần còn lại không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối. Phần tiếng Anh có 1 em điểm cao nhất, đạt 9,34/10 điểm; phần khoa học tự nhiên cũng có 1 em điểm cao nhất, đạt 8,89/10 điểm.

Ngay sau khi công bố kết quả thi, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã cho phân tích phổ điểm. 

Theo đó, cả 3 tổ hợp không có tổ hợp nào có thí sinh đạt điểm tối đa. Tổ hợp có kết quả cao nhất là K01 [toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên] cũng chỉ có 1 em đạt 27,35 điểm với thang điểm 30. Tổ hợp K00 [toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên, tiếng Anh] có 1 em đạt 35,49 điểm với thang điểm 40. Khi xét tuyển, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ quy về thang điểm 30 để xét.

Đặc biệt, thủ khoa cả 3 tổ hợp của kỳ thi đánh giá tư duy đều thuộc về em Đỗ Đức Tú - học sinh chuyên toán Trường THPT chuyên Bắc Giang - với điểm thi 3 tổ hợp là: K00 đạt 26,61, K01 là 27,37 và K02 là 27,05.

Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp điểm mình có lợi thế nhất

Ông Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận xét phổ điểm phù hợp đối với một kỳ thi để tuyển sinh ĐH cho các trường nhóm trên và nhóm giữa, thể hiện ở chỗ đề thi có tính phân loại cao và không hề dễ dàng đạt kết quả tổng 3 môn trên 15 điểm. Cả 3 nội dung thi [toán - đọc hiểu, tiếng Anh, khoa học tự nhiên] tương quan tốt với nhau về độ khó và tính bao trùm kiến thức THPT.

Theo ông Vũ Duy Hải, Phó Trưởng Phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, phổ điểm các tổ hợp điểm thi đều tiệm cận mức chuẩn, có tính phân loại cao, đạt các mục tiêu đã đề ra của kỳ thi đánh giá tư duy. 

Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp điểm mình có lợi thế nhất để đăng ký xét tuyển vào các chương trình mà mình mong muốn được học.

Phương Liên


Kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức mở đăng ký tại địa chỉ //tsa.hust.edu.vn/dk từ 25/5 đến 17h ngày 15/6. Kỳ thi diễn ra trong một ngày, vào 15/7, một tuần sau khi kết thúc thi tốt nghiệp THPT.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh từ nhiều vùng, trường tổ chức ở năm tỉnh, thành gồm Hà Nội [tại Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận], Hải Phòng [Đại học Hàng hải Việt Nam], Nghệ An [Đại học Vinh], Tuyên Quang [Đại học Tân Trào] và Đà Nẵng [Đại học Bách khoa Đà Nẵng].

Bài thi đánh giá tư duy diễn ra trong 270 phút, gồm một phần bắt buộc và hai phần tự chọn. Trong đó, thí sinh làm phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu trong 120 phút. Phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên [Lý, Hóa, Sinh] thi trong 90 phút. Phần tự chọn 2 là Tiếng Anh thi trong 60 phút hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Thí sinh bắt buộc làm phần thi Toán - Đọc hiểu trong buổi sáng và chọn làm một trong hai phần tự chọn hoặc cả hai vào chiều 15/7.

Quảng cáo

Thí sinh làm bài trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi tốt nghiệp THPT. Riêng môn Toán và Tiếng Anh có phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày. Việc đưa tự luận vào môn Tiếng Anh là điểm mới so với kỳ thi năm 2020 và mới so với thông báo trước đó của trường.

PGS Nguyễn Phong Điền, hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết quá trình xây dựng đề thi đánh giá tư duy được trường thực hiện công phu và phức tạp. Bên cạnh đội ngũ ra đề giàu kinh nghiệm và giỏi nghiệp vụ, cùng quy trình tổ chức nghiêm ngặt, nhà trường sử dụng đơn vị độc lập có chuyên môn đo lường giáo dục để đánh giá và hiệu chỉnh chất lượng đề thi sao cho bám sát chương trình THPT.

Quảng cáo

Để học sinh làm quen với dạng đề và có phương án ôn thi phù hợp, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hai buổi thi thử vào tháng 1 và 3 với độ khó và phân loại học sinh tương đương đề thi thật.

Thí sinh dự thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: Dương Tâm

Chỉ tiêu xét tuyển của trường dựa trên kỳ thi đánh giá tư duy chiếm 50-60% trong tổng 7.990 chỉ tiêu năm 2022. Ngoài ra, 20 trường đại học khác cũng sẽ sử dụng kết quả của bài thi này để xét tuyển.

Ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, hiện cả nước có ba kỳ thi có kết quả được áp dụng rộng rãi trong xét tuyển đại học gồm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM và thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Danh sách 20 trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy: Đại học Bách khoa Hà Nội, Công nghệ Giao thông vận tải, Giao thông vận tải, Mỏ - Địa chất, Thăng Long, Thủy lợi, Xây dựng Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp, Phenikaa, Bách khoa Đà Nẵng, Công nghiệp Hà Nội, Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Công nghệ Đông Á, Kinh tế Nghệ An, Sư phạm kỹ thuật Vinh, Mỹ thuật công nghiệp Á châu, Đại học Hà Nội, Đại học Vinh và Học viện Chính sách và Phát triển.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 - Ảnh: TTXVN

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa thông tin chính thức về thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển ĐH năm 2022.

Theo đó, kỳ thi năm nay được diễn ra trong ngày 15-7-2022, sau một tuần khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh từ nhiều vùng, nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội [Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận], Hải Phòng [Trường ĐH Hàng hải Việt Nam], Nghệ An [Trường ĐH Vinh], Tuyên Quang [Trường ĐH Tân Trào] và Đà Nẵng [Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng].

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã chính thức mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 25-5 và kéo dài đến 17h ngày 15-6-2022 tại địa chỉ tsa.hust.edu.vn/dk.

Về cấu trúc, bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần. Trong đó, phần bắt buộc gồm môn Toán và Đọc hiểu [120 phút]; phần tự chọn 1 gồm các môn Khoa học tự nhiên [Lý, Hóa, Sinh trong 90 phút]; phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh [60 phút] hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. 

Thí sinh bắt buộc làm các phần thi Toán - Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần thi Khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh hoặc cả hai.

Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.

Bài thi đánh giá tư duy sẽ được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi trung học phổ thông. Riêng môn Toán và tiếng Anh có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày của các thí sinh.

Kỳ thi hướng tới lựa chọn thí sinh có năng lực học tập tốt nên các câu hỏi trong bài thi có tính phân loại cao với phổ điểm rộng. Với phương thức này, những ngành nổi trội sẽ dễ dàng lựa chọn được sinh viên xuất sắc, đáp ứng tính khắt khe trong tuyển chọn. Việc tham gia kỳ thi đánh giá tư duy cũng là một cơ hội cho các thí sinh năm nay xét tuyển vào trường ĐH yêu thích, bên cạnh phương thức truyền thống xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thành công hai buổi thi thử, vào tháng 1, tháng 3-2022, với độ khó và phân loại học sinh tương đương đề thi thật để thí sinh có thể làm quen với dạng đề và có phương án ôn thi phù hợp.

Chỉ tiêu xét tuyển của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dựa trên kỳ thi đánh giá tư duy tăng mạnh, chiếm đến 50 - 60% trong tổng số 7.990 chỉ tiêu. Ngoài ra, 20 trường ĐH khác trong cả nước sẽ sử dụng kết quả của bài thi này để xét tuyển.

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền - phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, quá trình xây dựng đề thi hết sức công phu và phức tạp. Bên cạnh đội ngũ ra đề thi giàu kinh nghiệm và giỏi nghiệp vụ, cùng quy trình tổ chức nghiêm ngặt, trường sử dụng đơn vị độc lập với chuyên môn đo lường giáo dục để đánh giá, hiệu chỉnh chất lượng đề thi bám sát chương trình trung học phổ thông. 

Tuân thủ cơ chế tuyển sinh, kỳ thi tư duy cung cấp dữ liệu để xét tuyển ĐH như một phương thức riêng biệt. Kết quả từ kỳ thi này sẽ được nhập, lưu lên hệ thống của Bộ Giáo dục và đào tạo, được xét đồng thời với các nguyện vọng khác.

Hiện nay, 3 kỳ thi riêng tại Việt Nam có kết quả được áp dụng rộng rãi trong xét tuyển ĐH là kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Giả mác Trường Bách khoa để bán sách 'Tốc chiến luyện đề đánh giá tư duy'

TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề