Danh mục hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu năm 2024

Từ Điều 5 đến Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về những đối tượng và trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, các đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

- Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu vực phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.

- Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.

- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

- Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

- Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.

- Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu; Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; Tàu biển xuất khẩu.

- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.

- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường

- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.

- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

Như vậy, theo quy định trên doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng may mặc không thuộc đối tượng được miễn thuế. Do đó, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp của bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế như bình thường.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Hiện nay, các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều phải chịu một số loại thuế nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có các loại mặt hàng không phải chịu các loại thuế được quy định. Vậy mặt hàng không chịu thuế là gì? Mời các bạn cùng iHOADON tìm hiểu về nội dung này trong bài viết sau đây.

1. Mặt hàng không chịu thuế là gì?

Mặt hàng không chịu thuế là gì?

Mặt hàng không chịu thuế là các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường nhưng không thuộc đối tượng chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là những loại hàng hoá có tính chất đặc biệt không chịu các loại thuế theo quy định hiện hành và được quy định trong danh mục các loại hàng hoá không chịu thuế.

2. Các mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Các mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp:

  • Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà biếu; quà tặng, hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu.
  • Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu thì không cần nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với số hàng thực tái xuất khẩu tương ứng.
  • Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
  • Đồ dùng tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.
  • Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
  • Hàng nhập khẩu bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế.

3. Mặt hàng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Mặt hàng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm hàng hóa trong các trường hợp:

  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Các hàng hóa chuyển khẩu theo quy định.
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân đạo phi chính phủ…
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan ra nước ngoài. Hoặc các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan. Cuối cùng là các hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Hàng hóa xuất khẩu là các sản phẩm dầu khí theo thuế tài nguyên của Nhà nước và chính phủ.

4. Các mặt hàng không chịu thuế GTGT

Các mặt hàng không chịu thuế GTGT

Các mặt hàng trong danh sách không chịu thuế GTGT là các đối tượng phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân. Nhà nước không đánh thuế GTGT với những mặt hàng này nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, từ đó, giá thành sẽ được ưu đãi. Theo đó, các đối tượng không chịu thuế GTGT, bao gồm các mặt hàng như sau:

  • Sản phẩm trồng trọt [bao gồm cả sản phẩm rừng trồng], chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  • Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
  • Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt có thành phần chính là Natri-clorua [NaCl].
  • Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  • Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.
  • Vận chuyển công cộng bao gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện, tàu điện theo các tuyến nội tỉnh, đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh.
  • Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp: Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  • Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài.
  • Chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
  • Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Sản phẩm nhân tạo thay thế cho bộ phận cơ thể người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
  • Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có dưới 100 triệu đồng/năm.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về những trường hợp được miễn thuế. Đây đều là những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi hoạt động kinh doanh. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thể xác định mặt hàng mà đơn vị đang kinh doanh có phải là mặt hàng không chịu thuế hay không.

Chủ Đề