Danh mục sổ kế toán theo thông tư 200

Ngoài Hoá đơn, Chứng từ thì sổ sách kế toán là căn cứ để quyết toán khi có quyết định của cơ quan quản lý thuế cũng như các cơ quan ban ngành khác. Vậy sổ sách kế toán bao gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm qua bài viết

Sổ sách kế toán gồm có những gì? [Hình minh họa]

Sổ sách kế toán gồm có những gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;
  • Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;
  • Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

Sổ sách kế toán là gì?

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

  • Mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Ngoài ra còn có những loại sổ được sử dụng nhằm theo dõi chi tiết biến động của một loại đối tượng kế toán nào đó như: theo dõi thu chi, công nợ, biến động tăng giảm hàng tồn kho,…

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.

Các loại Sổ sách kế toán cần có

Dựa vào mô cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các doanh nghiệp mà sẽ có các loại sổ sách kế toán khác nhau. Cụ thể là:

Sổ nhật ký chung:

  • Ghi toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty dựa vào Bộ chứng từ kế toán [Gồm chứng từ kế toán và chứng từ gốc].
  • Sổ nhật ký chung phản ánh đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm tài chính bằng bút toán Nợ / Có
  • Tuy nhiên khi in sổ sách chúng ta có thể không in sổ này mà sổ này chúng ta lưu bằng file mềm trên máy tính.

Sổ cái:

  • Sổ cái theo dõi biến động tăng giảm của 1 đối tượng kế toán
  • Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ và theo một niên độ kế toán với các tài khoản có mặt trên bảng cân đối số phát sinh. Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh có bao nhiêu tài khoản tổng hợp thì chúng ta in bấy nhiêu sổ cái. Kể cả sổ cái đó không có phát sinh trong kỳ mà chỉ có dư Nợ đầu kỳ và dư Có đầu kỳ

Sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng:

Là loại sổ được mở ra để chi tiết hóa đối tượng, nội dung của sổ chi tiết phải phù hợp với thông tin trên sổ cái:

  • Theo dõi chi tiết một đối tượng [Cá nhân hay pháp nhân] hoặc theo dõi chi tiết theo số lượng của từng mặt hàng.
  • Tính chất sổ chi tiết cũng giống sổ cái là theo dõi Biến động tăng, biến động giảm của đối tượng và mặt hàng đó.
  • Theo dõi số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
  • Sổ chi tiết này cũng mở theo tháng hoặc theo năm

Sổ chi tiết khác sổ cái của một tài khoản là ở điểm sổ chi tiết là phải theo dõi chi tiết một cá nhân hay một pháp nhân nào đó hoặc một mặt hàng nào đó và chắc chắn 100% là sổ chi tiết phải có mã đối tượng hoặc mã mặt hàng để theo dõi.

Sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng

Sổ quỹ tiền mặt

Sổ tiền gửi ngân hàng

Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn

Bảng khấu hao tài sản cố định

Phiếu thu – chi

Phiếu nhập – xuất kho

Sổ nhật ký đặc biệt [tùy theo từng công ty]:

Là số ghi chép RIÊNG các nghiệp vụ, thường áp dụng cho các công ty có SỐ LƯỢNG PHÁT SINH NHIỀU, gồm có: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký bán hàng, và nhật ký mua hàng. Ghi riêng ra những sổ này để tiện cho việc quản lý, tìm kiếm thông tin.

  • Sổ nhật ký thu tiền;
  • Sổ nhật ký chi tiền;
  • Sổ nhật ký bán hàng chưa thu tiền;
  • Sổ nhật ký mua hàng chưa trả tiền.

Các báo cáo chi tiết gồm:

  • Báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm, công cụ dụng cụ
  • Báo cáo công nợ phải thu của khách hàng
  • Báo cáo công nợ phải trả cho nhà cung cấp
  • Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
  • Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
  • Bảng chi tiết giá thành[ nếu công ty sản xuất và xây dựng]
  • Sổ quỹ tiền mặt và sổ quỹ tiền gửi ngân hàng – sổ quỹ này phải phản ánh được tồn quỹ hàng ngày

Hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Dưới đây là danh mục sổ sách kế toán theo Phụ lục 4 được ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

Số TT Tên sổ Ký hiệu Hình thức kế toán Nhật ký chung Nhật ký – Sổ Cái Chứng từ ghi sổ Nhật ký – Chứng từ 1 2 3 4 5 6 7 01 Nhật ký – Sổ Cái S01-DN – x – – 02 Chứng từ ghi sổ S02a-DN – – x – 03 Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ S02b-DN – – x – 04 Sổ Cái [dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ] S02c1-DN

S02c2-DN

– – x

x

– 05 Sổ Nhật ký chung S03a-DN x – – – 06 Sổ Nhật ký thu tiền S03a1-DN x – – – 07 Sổ Nhật ký chi tiền S03a2-DN x – – – 08 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3-DN x – – – 09 Sổ Nhật ký bán hàng S03a4-DN x – – – 10 Sổ Cái [dùng cho hình thức Nhật ký chung] S03b-DN x – – – 11 Nhật ký- Chứng từ, các loại Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê

Gồm: – Nhật ký – Chứng từ từ số 1 đến số 10

– Bảng kê từ số 1 đến số 11

S04-DN

S04a-DN

S04b-DN

x

x

x

12 Số Cái [dùng cho hình thức Nhật ký-Chứng từ] S05-DN – – – x 13 Bảng cân đối số phát sinh S06-DN x – x – 14 Sổ quỹ tiền mặt S07-DN x x x – 15 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt S07a-DN x x x – 16 Sổ tiền gửi ngân hàng S08-DN x x x x 17 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S10-DN x x x x 18 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S11-DN x x x x 19 Thẻ kho [Sổ kho] S12-DN x x x x 20 Sổ tài sản cố định S21-DN x x x x 21 Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng S22-DN x x x x 22 Thẻ Tài sản cố định S23-DN x x x x 23 Sổ chi tiết thanh toán với người mua [người bán] S31-DN x x x x 24 Sổ chi tiết thanh toán với người mua [người bán] bằng ngoại tệ S32-DN x x x x 25 Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ S33-DN x x x x 26 Sổ chi tiết tiền vay S34-DN x x x x 27 Sổ chi tiết bán hàng S35-DN x x x x 28 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh S36-DN x x x x 29 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ S37-DN x x x x 30 Sổ chi tiết các tài khoản S38-DN x x x x 31 Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanh S41a-DN x x x x 32 Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết S41b-DN x x x x 33 Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên doanh S42a-DN x x x x 34 Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết S42b-DN x x x x 35 Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu S43-DN x x x x 36 Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ S44-DN x x x x 37 Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán S45-DN x x x x 38 Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh S51-DN x x x x 39 Sổ chi phí đầu tư xây dựng S52-DN x x x x 40 Sổ theo dõi thuế GTGT S61-DN x x x x 41 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại S62-DN x x x x 42 Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm S63-DN x x x x Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Như vây, công việc của kế toán không chỉ là báo cáo thuế, mà sổ sách kế toán là công việc đòi hỏi bộ phận kế toán phải hạch toán hàng ngày một cách đầy đủ, chính xác,.. nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp.

Theo Thông tư 200 có bao nhiêu hình thức ghi sổ kế toán?

Theo Thông tư 200 thì có 5 hình thức ghi sổ kế toán: – Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; – Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ; – Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Theo quy định hiện hành danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có bao nhiêu loại tài khoản kể tên?

Các loại tài khoản kế toán.

Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn [TSNH]..

Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn [TSDH]..

Tài khoản loại 3: Nợ phải trả [NPT]..

Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu..

Tài khoản loại 5: Doanh thu..

Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh..

Tài khoản loại 7: Thu nhập khác..

Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng theo Thông tư bao nhiêu?

Bảng hệ thống tài khoản kế toán ra đời mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện khai báo quyết toán và quản lý tài chính doanh nghiệp.

Có bao nhiêu loại tài khoản kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 111/2021/TT-BTC, tài khoản kế toán được phân thành 4 loại như sau: [1] Tài khoản loại 1 - Phải thu: Là các tài khoản phản ánh số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, khoanh nợ của cơ quan thuế các cấp đối với người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.

Chủ Đề