Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh không nghiêm trọng, có thể hết sau vài ngày nếu mẹ bé biết cách xử lý sớm và đúng cách, ngược lại, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Bài viết sau đây sẽ mách mẹ cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, các mẹ tham khảo và áp dụng ngay cho bé nhé!

Xem thêm:

>>> Cách chữa táo bón cho trẻ thật đơn giản, không cần dùng đến thuốc

>>> Trẻ bị táo bón lâu ngày: Mẹ thờ ơ, con dễ gặp nguy!

1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

  • Cơ thể trẻ bị mất nước: Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Trẻ bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cơ thể bị mất nước, gây táo bón.
  • Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn: Với những bé chỉ bú mẹ rất hiếm khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Bởi sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo, cho nên ngay cả khi bé không đi ngoài trong vài ngày, bé vẫn đi ngoài phân mềm. Nếu bé đang dùng sữa công thức và có hiện tượng táo bón, có thể một thành phần nào đó trong sữa khiến bé bị táo bón.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn

  • Do đang uống thuốc: Một số loại thuốc bổ sung chất sắt với liều cao hoặc thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bị táo bón, đặc biệt là các loại thuốc điều trị viêm đường hô hấp.
  • Trẻ sinh non: Do hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sinh non thường dễ gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… hơn so với các bé sinh đủ tháng.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: do mẹ có thói quen ăn đồ cay nóng [ớt, tiêu, gừng,…]; trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lẫy,… khiến cơ thể bị mất nước nhiều.

2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo với bố mẹ khi bị táo bón. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục sớm.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé chậm đi đại tiện, 3 ngày mới đi một lần đối với trẻ bú bình, và 5 ngày trở lên đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, khoảng cách ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ bị táo bón.

Để xác định chính xác trẻ có bị táo bón hay không, mẹ hãy theo dõi thêm tính chất phân và khuôn phân của trẻ. Nếu tần suất bé đi vệ sinh ít, 3 ngày trở lên mới đi vệ sinh một lần nhưng phân vẫn mềm xốp, không bị keo dính hay chắc phân, trẻ đi dễ dàng, không căng thẳng, quấy khóc thì mẹ không phải lo bé bị táo bón mẹ nhé.

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, trẻ thường có triệu chứng ưỡn người lên để rặn mỗi khi đi ngoài, mặt đỏ, vã mồ hôi, thậm chí quấy khóc.

Bé lười ăn, ăn ít, chậm tăng cân: Táo bón lâu ngày sẽ khiến các chất độc trong cơ thể bé không thể đào thải ra ngoài được, có nguy cơ bị hấp thu ngược, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn.

Bé bị đau bụng: Trẻ thường dễ bị đau bụng, chướng bụng do thức ăn sau khi tiêu hóa không được đào thải ra khỏi cơ thể.

3. Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Tăng lượng chất lỏng cho bé

Bé sơ sinh bị táo bón thường do thiếu chất lỏng trong đường tiêu hóa, do đó mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, khoảng 2 giờ/ lần.

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cả mẹ và bé.

Đổi sữa công thức cho bé

Nếu bé đang dùng 1 loại sữa công thức nào đó và có triệu chứng khó tiêu, táo bón, bú kém, tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn với cơ địa của trẻ. Mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan để góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, giúp bé đại tiện dễ hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mẹ

Đối với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của mình: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích.

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc trị táo bón cho trẻ sơ sinh, giúp làm mềm và xốp phân, đồng thời làm tăng kích thước phân, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Chất xơ bổ sung cho trẻ sơ sinh phần lớn được hấp thụ từ sữa mẹ. Do đó, trong thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…

Tắm cho trẻ bằng nước ấm

Khi trẻ sơ sinh có triệu chứng táo bón, mẹ nên cho bé tắm bằng nước ấm. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, giúp thư giãn cơ bụng, giảm các cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Mẹ lưu ý chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên.

Mẹ hãy thử áp dụng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm

Bài tập “đạp xe đạp”

Với trẻ sơ sinh, đường ruột của bé chưa phát triển hoàn toàn, nhu động ruột kém. Do đó mẹ lưu ý nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, tăng cường như động ruột, sẽ giúp trẻ giảm táo bón mẹ nhé.

Mẹ hãy thử áp dụng bài tập “đạp xe đạp” sẽ giúp bé dễ đi ngoài hơn. Trong phòng ấm, kín gió, mẹ đặt bé nằm trên giường sau đó nâng hai chân của bé lên rồi di chuyển theo vòng tròn như đang đạp xe đạp. Bài tập này vừa giúp bé cảm thấy dễ chịu vừa giúp bé tiêu hóa tốt hơn, dễ đi ngoài hơn.

Massage vùng bụng kết hợp với bài tập "đạp xe đạp" sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn

Massage bụng cho bé

Massage bụng cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Mẹ hãy đặt ba ngón tay phía bên trái dưới rốn của bé, sau đó massage nhẹ nhàng phần bụng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút. Bài massage này vừa giúp bé cảm thấy thoải mái vừa giúp thúc để chuyển động ruột.

Cốm vi sinh NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng

Ngoài các cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh được kể trên, mẹ có thể cho trẻ bổ sung cốm NutriBaby Plus nhằm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trong thành phần của NutriBaby Plus có Diếp cá – một loại thảo dược có tính mát, giúp trẻ giảm táo bón. Đồng thời, trong NutriBaby Plus còn có thành phần FOS [Fructose Oligosaccharides], đây là một loại chất xơ hòa tan có thể trở thành Prebiotic, làm “thức ăn” cho các Probiotic, giúp phát triển các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân của bé xốp mềm hơn. Ngoài ra, FOS cũng là một chất xơ sẽ giúp tăng lượng phân đào thải, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều.

Đặc biệt, khi cho trẻ bổ sung NutriBaby Plus, mẹ có thể yên tâm hơn về sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng của trẻ.

Với sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược thiên nhiên như Hoàng Kỳ, Diếp Cá kết hợp với các thành phần axit amin, khoáng chất,... như Kẽm, Lysine, Taurine, nhóm Vitamin B,… NutriBaby Plus có công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên.
  • Kết hợp với các acid amin và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phát triển cơ thể khỏe mạnh.

Bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:

Táo bón tuy không gây nguy hiểm ngay nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như trẻ ăn khó tiêu, thường xuyên nôn trớ, trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Do đó bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo các triệu chứng như:

  • Trẻ sốt cao, nôn trớ.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Bé bị sụt cân kéo dài.
  • Phân của trẻ rất cứng, khô.
  • Trẻ bị rách hậu môn.
  • Dù mẹ đã khắc phục, thay đổi chế độ ăn uống nhưng tình trạng táo bón của bé vẫn không cải thiện.

Xem thêm:

>>> Trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên ăn gì?

>>> Trẻ sơ sinh biếng bú, mẹ hãy nhớ và làm ngay những mẹo sau

>>> Cẩm nang giúp bé tăng cân sau ốm mẹ nên "thuộc nằm lòng"

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện cộng với chế độ dinh dưỡng, thói quen đi ngoài chưa hợp lý sẽ khiến trẻ bị táo bón thường xuyên và kéo dài, gây hậu quả trẻ bị khó chịu, lười ăn, hay quấy, chậm tăng cân… Để có cách khắc phục cho vấn đề này, trước tiên cha mẹ cần nhận biết được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón dễ nhận biết nhất là thông qua hình dáng của phân. Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón thường cứng, khô và vón cục giống như phân dê hoặc ở dạng sệt quánh, keo dính trong một số trường hợp.

Cha mẹ có thể nhận biết phân của trẻ sơ sinh bị táo bón dựa vào thang phân loại táo bón của bệnh viện Bristol tại Anh. Thông thường sẽ có 3 kiểu phân táo bón của trẻ sơ sinh:

– Kiểu 1: Hình dạng của phân như các khối rắn riêng biệt, rất khó để tống ra ngoài.

– Kiểu 2: Phân tạo khối khô rắn, sần sùi.

– Kiểu 3: Phân tạo khối khô rắn, có các vết nứt trên bề mặt.

Phân của trẻ bị táo bón thuộc type 1,2,3

Trẻ sơ sinh ở mỗi độ tuổi sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau;

– Trẻ dưới 6 tháng: khoảng 3 – 4 lần/ngày

– Trẻ 6 – 12 tháng: 1 – 2 lần/ngày

Sau khi theo dõi tần suất đi ngoài của trẻ, nếu thấy giảm số lần đi ngoài, khoảng 2 – 3 lần/tuần hoặc lâu hơn và trẻ có các biểu hiện kèm theo như rặn đỏ mặt thì khả năng cao trẻ sơ sinh bị táo bón.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có tần suất đi ngoài giảm còn do giai đoạn giãn ruột sinh lý nên cha mẹ cần theo dõi thêm những biểu hiện khác mới khắng định được trẻ có bị táo bón hay không. Giai đoạn giãn ruột sinh lý xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở lên và kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng từ khi trẻ bắt đầu gặp phải.

Phân của trẻ bị táo bón thường khô, cứng và vón cục khiến cho việc đẩy phân ra ngoài rất khó khăn. Trẻ nhỏ với cơ bụng yếu sẽ phải dùng sức rặn nhiều, gồng mình và siết chặt mông, mặt đỏ ứng mỗi khi đi ngoài. Việc làm này không chỉ khiến trẻ căng thẳng mỗi làn đi đại tiện mà còn gây tổn thương hậu môn của bé.

Trẻ bị táo bón kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ cao bị trĩ, táo bón mãn tính, rò hậu môn, sa trực tràng…

Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng khi thức ăn nạp vào cơ thể sau khi qua quá trình tiêu hóa nhưng không được đào thải ra ngoài. Mẹ đặt tay lên bụng trẻ sẽ thấy bụng căng trướng, xì hơi nặng mùi.

Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào một dấu hiệu trẻ bị chướng bụng, đầy hơi sẽ không thể khẳng định trẻ sơ sinh bị táo bón mà cần theo dõi thêm các dấu hiệu khác như tần suất đi ngoài, tính chất phân…

Chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh là triệu chứng báo hiệu táo bón

Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh phải kể tới việc đi ngoài lâu hơn bình thường, trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Trẻ phải rặn nhiều, gắng sức rặn, mặt mày đỏ bừng, khóc nhiều vì đau rát, khó chịu… nên thời gian đi đại tiện có thể kéo dài tới 30 phút hoặc lâu hơn.

Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ làm phân bị dồn ứ lâu trong trực tràng, tạo thành các khối cứng, khó thải ra được bên ngoài khiến trẻ có cảm giác buồn đi vệ sinh nhưng khó đi hoặc đi chưa hết phân, sót phân.

Khi bị táo bón, phân sẽ cứng, khô, rắn khiến trẻ phải gồng lên để rặn tống phân ra ngoài, việc này khiến phân cọ xát vào niêm mạc hậu môn gây đau, hậu môn bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn có trường hợp phân có kích thước lớn gây nứt kẽ hậu mốn.

Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc vô cớ… khi lượng thức ăn nạp vào cơ thể không được đào thải ra ngoài, đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ cần lưu ý.

Tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài nếu không có cách xử lý sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn…

Mẹ cần tìm lý do trẻ quấy khóc, rất có thể trẻ đang bị táo bón

Táo bón ra máu là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra khi cục phân to cọ xát vào niêm mạc hậu môn khi trẻ gắng sức rặn gây trầy xước, nứt kẽ hậu môn và hậu quả là trong phân trẻ có lẫn máu.

Trẻ bị táo bón khi đi ngoài phân có mùi khó chịu vì phân bị ứ lại lâu trong trực tràng, không được đẩy ra ngoài sẽ lên men và sinh khí gây mùi khó chịu.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài lây ngày đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc nặng nề hơn là nứt trực tràng. Vì vậy, cần thiết cha mẹ phải nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và có biện pháp giải quyết kịp thời tình trạng này.

Gợi ý một số cách xử lý chứng táo bón ở trẻ cho mẹ:

– Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế ăn các đồ cay nóng,…

– Cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ để trẻ không bị thiếu nước.

– Nếu trẻ bị táo bón do uống sữa công thức thì mẹ cần đổi sữa khác phù hợp hơn với trẻ.

– Mẹ có thể massage bụng cho trẻ để làm mềm thức ăn không được hấp thu tích tụ lâu ngày trong bụng bé và chuyển xuống hậu môn để thải ra ngoài dễ dàng hơn. Thời gian massge kéo dài trong vòng 3 phút, bằng cách dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng gần rốn rồi xoa nhẹ, đồng thời kết hợp với lực ấn vừa phải.

– Cho trẻ ngâm mình trong nước ẩm từ 1 – 2 lần/ngày, khoảng 5 phút sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra. Vì nước ấm có tác dụng làm giãn cơ vòng hậu môn, đồng thời kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

– Cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế trong trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng như: nôn ói, sốt, đi phân ra máu, bụng to lên…để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm khác.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Video liên quan

Chủ Đề