Đề thi pháp chế ngân hàng

Pháp chế ngân hàng được xem là một vị trí quan trọng hàng đầu trong tổ chức ngân hàng. Vậy pháp chế ngân hàng là gì? Pháp chế ngân hàng thực hiện những công việc gì? Mức lương pháp chế ngân hàng bao nhiêu? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Pháp chế ngân hàng là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý. Đồng thời họ cũng giúp ngân hàng chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

Nhìn chung Chuyên viên pháp chế nói chung và vị trí pháp chế ngân hàng nói riêng đều giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho tổ chức, doanh nghiệp luôn gặp thuận lợi về các thủ tục và giấy tờ pháp lý. Nhờ có chuyên viên pháp chế mà tất cả các thủ tục kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đều được xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch.

Pháp chế ngân hàng là làm gì?

– Trực tiếp tư vấn, có ý kiến pháp lý độc lập cho các Đơn vị về ảnh hưởng của những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng.

– Tham gia và chịu trách nhiệm về hoạt động tư vấn Ban điều hành và các đơn vị kinh doanh về tác động của các quy định liên quan đến vận hành và hoạt động  Ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

– Rà soát các chính sách pháp luật và việc thực hiện các chính sách pháp luật để đảm bảo tuân thủ các quy định về hoạt động ngân hàng và pháp luật.

– Tham gia tư vấn/soạn thảo các văn bản pháp lý theo yêu cầu của Ban lãnh đạo và các đơn vị kinh doanh.

– Tham gia tư vấn, soạn thảo, kiểm soát về mặt pháp luật các Hợp đồng, giao dịch với đối tác trong và ngoài nước.

– Tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích của ngân hàng và nhân viên.

– Tiến hành đào tạo cán bộ nhân viên về các vấn đề pháp luật.

– Tư vấn về các văn bản pháp luật bên ngoài, thông báo tới các đơn vị xây dựng chính sách để cập nhật khi có thay đổi quy định pháp luật, đảm bảo các quy định của ngân hàng được áp dụng đúng theo các hướng dẫn và quy định của pháp luật.

– Quản lý các khiếu nại và tố cáo, phối hợp với các cơ quan nhà nước giải quyết các sự vụ pháp lý liên quan đến ngân hàng.

– Làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan, khi xét thấy cần thiết/theo yêu cầu của  Ban lãnh đạo.

– Đại diện cho ngân hàng trước Tòa án/Cơ quan giải quyết tranh chấp

– Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo cấp cao đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm, mục tiêu của trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế Ngân hàng

Bởi vì công việc này tương đối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nên tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế được yêu cầu khá cao. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng Ngân hàng khác nhau tuy nhiên để ứng tuyển vào vị trí này hầu hết ứng viên phải tốt nghiệp các trường đào luật thuộc hàng Top của nước ta và tốt nghiệp từ loại khá trở lên. Yêu cầu kinh nghiệm từ 02 năm. Tiếng Anh, Tin học thành thạo đảm bảo đủ các kỹ năng cần thiết. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, am hiểu về doanh nghiệp và các thủ tục.

Ví dụ như tại ngân hàng agribank hiện nay khi tuyển dụng vị trí pháp chế thì ngân hàng yêu cầu ứng viên ứng tuyển phải đảm bảo:

Điều kiện, tiêu chuẩn:

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.

– Tuổi đời không quá 45 tuổi [tính đến ngày 31/5/2018]; Nam cao từ 1,65m trở lên, nữ cao từ 1,55 m trở lên.

– Có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe đáp ứng được yêu cầu công việc, không bị dị tật.

– Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, giáo dục, bị các tổ chức khác đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị Tòa án [theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật] cấm làm các công việc mà Agribank AMC có nhu cầu tuyển dụng.

Yêu cầu về Ngoại ngữ và Tin học:

– Ngoại ngữ: Ứng viên tuyển dụng làm việc tại khu vực thành phố phải có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.5, TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45, TOEIC 450. Các chứng chỉ tiếng Anh trên phải do các đơn vị sau cấp: Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ [Educational Testing Service – IIG Việt Nam]; Hội đồng Anh [British Council]; International Development Program [IDP]; Hội Đồng Khảo Thí Tiếng Anh Trường Đại Học Cambridge [Cambridge ESOL] và tính đến thời điểm nộp hồ sơ tuyển dụng đảm bảo còn thời hạn hiệu lực.

– Tin học: Có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản [gồm đủ 6 module cơ bản] theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 quy định về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư liên tịch số 17 /2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016. Các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp trước ngày 10/8/2016 có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản.

Chuyên ngành luật thuộc Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia. Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm công tác pháp chế.

Yêu cầu về bằng cấp

– Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại trung bình khá trở lên, chuyên ngành luật thuộc Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật – Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia. Ưu tiên có kinh nghiệm 03 năm làm việc tại Phòng Pháp chế của các tổ chức tín dụng.

– Chấp nhận ứng viên có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bảng điểm có xác nhận của trường.

– Trường hợp ứng viên thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học có thể hoàn thiện sau.

Lương pháp chế Ngân hàng

Ngân hàng là nơi thu hút nhiều ứng viên bởi nếu làm việc tại đây bạn sẽ có một môi trường công tác chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ và lương thưởng hấp dẫn. Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà cơ cấu của ban Pháp chế sẽ khác nhau, bộ máy của ban Pháp chế gồm có:

– Bộ phận tổng hợp và tư vấn

– Bộ phận xử lý nợ

– Bộ phận pháp lý chứng từ

– Bộ phận quản lý đầu tư…

Với mỗi bộ phận, vị trí công việc khác nhau sẽ có mức lương cũng như chế độ khác nhau. Tuy nhiên ở vị trí pháp chế ngân hàng thì mức lương dao động từ 8-30 triệu, tùy theo hiệu quả công việc.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Pháp chế ngân hàng là gì? Cùng một số nội dung khác có liên quan. Khách hàng quan tâm, theo dõi bài viết có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ sớm nhất.

Thứ năm, 11/08/2022 14:55

[có 3 đánh giá]

Em được biết vị trí pháp chế ngân hàng sẽ là người đại diện cho ngân hàng đó về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Như vậy cho em hỏi những công việc cụ thể khi đảm nhiệm vị trí này? Và tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên pháp chế Ngân hàng là gì? [Ngọc Phú, Đồng Nai]

>> Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng

>> Vai trò của bộ phận Pháp Chế - Tuân thủ trong hoạt động Ngân hàng

>> Chuẩn bị tốt các câu hỏi phỏng vấn dưới đây cho vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng

Chào bạn, Nhân Lực Ngành Luật xin giải đáp thắc mắc của bạn về công việc cụ thể và tiêu chuẩn để trở thành Pháp chế Ngân hàng như sau:

Pháp chế ngân hàng làm những việc gì? [Hình từ internet]

1. Nhiệm vụ của Nhân viên pháp chế trong ngân hàng

Nhân viên pháp chế ngân hàng có vai trò bảo đảm mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngân hàng.

2. Tổ chức của ban Pháp chế trong ngân hàng

Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà cơ cấu của ban Pháp chế sẽ khác nhau, bộ máy của ban Pháp chế gồm có:

  • Bộ phận tổng hợp và tư vấn
  • Bộ phận xử lý nợ
  • Bộ phận pháp lý chứng từ
  • Bộ phận quản lý đầu tư…
  • Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ phận do trưởng ban Pháp chế quy định.

...

3. Công việc chính của Pháp chế ngân hàng

  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia hỗ trợ hướng dẫn nội bộ các vấn đề pháp lý để xử lý các công việc phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.
  • Soạn thảo, chỉnh sửa và rà soát pháp lý của các loại Hợp đồng [kinh tế, dân sự] sẽ ký kết giữa Công ty và khách hàng, báo cáo và trình Trưởng phòng xét duyệt trước khi trình lên Giám đốc hoặc chuyển cho khách hàng.
  • Tham gia đàm phán, soạn thảo hoặc rà soát, có ý kiến pháp lý đối với các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo
  • Đề xuất hướng xử lý, tham gia giải quyết các vấn đề, vụ việc pháp lý, tố tụng phát sinh liên quan đến hoạt động và kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình.
  • Tham gia hỗ trợ thực hiện xây dựng, quản lý văn bản nội bộ của Ngân hàng
  • Định hướng, hướng dẫn kiểm soát, chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý và các công việc được phân công phụ trách. Đảm bảo việc quản lý phụ trách, phân công công việc được hợp lý và hiệu quả.
  • Tham mưu cho Trưởng phòng/Ban giám đốc giải quyết, xử lý các sự cố, vướng mắc, các tranh chấp pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh.
  • Đại diện cho Ngân hàng trước Tòa án/ Cơ quan giải quyết tranh chấp.

4. Tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế Ngân hàng

Bởi vì công việc này tương đối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nên tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế được yêu cầu khá cao. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng Ngân hàng khác nhau tuy nhiên để ứng tuyển vào vị trí này hầu hết ứng viên phải tốt nghiệp các trường đào luật thuộc hàng Top của nước ta và tốt nghiệp từ loại khá trở lên. Yêu cầu kinh nghiệm từ 02 năm. Tiếng Anh, Tin học thành thạo đảm bảo đủ các kỹ năng cần thiết. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, am hiểu về doanh nghiệp và các thủ tục.

Pháp chế Ngân hàng là một trong những công việc mơ ước của nhiều Cử nhân Luật. Vị trí này đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm cao nhưng đãi ngộ của nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Mỗi nhân viên Pháp chế đều có vai trò và sứ mệnh to lớn cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng nơi họ đang làm việc.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề