Để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường môi người cần phải

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 6Tiết 28. BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG [ 1 tiết]Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ LệSinh viên thực tập: Nguyễn Thị Giang Khoa: GDCTTuần thứ 5 Lớp: 11B4Tiết 1 Thứ 4 ngày 23 tháng 03 năm 2011I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:1. Về kiến thức:- Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơbản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyênvà bảo vệ môi trường.2. Về kĩ năng:- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môitrường phù hợp với khả năng của bản thân.- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việcthực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.3. Về thái độ:- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường củaNhà nước.- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môitrường.II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:Phương pháp thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại.III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:1. Giáo viên:- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD ở THPT.- SGK, SGV GDCD 11; Tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT; Góp phầndạy tốt học tốt môn GDCD ở trường THPT; Sách bồi dưỡng phương pháp giảngdạy môn GDCD...- Hình ảnh, thước,…2. Học sinh:- SGK GDCD 11.IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:1. Ổn định tổ chức lớp: [1’]2. Kiểm tra bài cũ: [4’]Câu hỏi: Hãy nêu phương hướng của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta? Làhọc sinh em cần phải làm gì để thực hiện tốt chính sách dân số và giải quyết việc làm?Trả lời: 4 phương hướng cơ bản sau đây: [ 7 điểm]- Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ.- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn.Những phương hướng đó thể hiện sự chăm lo cho con người, vì con người, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đó chính là nét ưu việt của Nhà nướcta.Là học sinh em cần phải làm: [ 3 điểm]- Chấp hành chính sách dân số và pháp lệnh dân số- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đồngthời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việclàm.- Có ý thức, ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến, định hướng nghềnghiệp đúng đắn để tích cực chủ động tìm việc làm tăng thu nhập cho bản thân vàgia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.3.Tổ chức bài học mới:3.1. Khám phá:GV cho HS xem một số hình ảnh về tài nguyên, môi trường ?[ Phụ lục 1].GV: Em có nhận xét gì sau khi xem các hình ảnh trên?DK HSTL: những hình ảnh trên nói về tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường bị ônhiễm.GV KL: Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng để pháttriển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiênnhiên và ô nhiễm môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốcgia. “Hãy cứu lấy trái đất” - đó là lời kêu gọi khẩn cấp, buộc mọi người phải biếtnâng cao trách nhiệm, nhằm bảo vệ tính mạng của chính mình. Việt Nam hiện nay,đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước, để phát triển kinh tế - xã hội bền vữngthì cần phải có chính sách khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiênvà bảo vệ môi trường.Vậy tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay nhưthế nào ?. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng và biện pháp gì đểthực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?. Mỗi công dân Việt Namcần phải làm gì để thực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bài họchôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những vấn đề trên. Bài 12: Chính sách tài nguyênvà bảo vệ môi trường [ 1 tiết].HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌCSINHHoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tài nguyên, môitrường ở nước ta hiện nay: [ 10’]* Mục tiêu cần đạt:- Nêu được thực trạng tài nguyên, môitrường.- Giáo dục kỹ năng sống: thể hiện sự tựtin, giao tiếp, nhận thức, xác định giá trị,tư duy phê phán.* Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại* Cách tiến hành:GV: Theo em tài nguyên thiên nhiên có mấy loại?DK HSTL: Tài nguyên vô tận và tài nguyên khôngvô tận.GV KL: Tài nguyên có hai loại:+ Tài nguyên có khả năng phục hồi: là trong mộtđiều kiện môi trường nào đó bị tàn phá, thì có thểphục hồi lại sau một thời gian cần thiết và điềukiện môi trường thích hợp. VD: nước, không khí,đất...+ Tài nguyên không có khả năng phục hồi: là tàinguyên được hình thành do sự tạo thành của tráiđất, sự vận động địa chất, khi bị phá huỷ thì khôngcó khả năng phục hồi. VD: than đá, dầu mỏ...GV dẫn dắt: Bác Hồ đã từng nói nước ta là mộtnước rừng vàng biển bạc. Và đã có nhiều câu thơcất lên đầy tự hào:Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnGV: Vậy theo em, tài nguyên thiên nhiên ở nướcta hiện nay có những đặc điểm gì?DK HSTL: tài nguyên thiên nước ta rất đa dạng vàphong phú.GV NX, KL, ghi bảng: Với sự có mặt của tất cảcác loại tài nguyên, điều đó chứng tỏ tài nguyênnước ta vô cùng phong phú và đa dạng:- Khoáng sản: than đá, dầu mỏ, sắt,...- Đất: màu mỡ, có nhiều loại: phù sa, pheralit....NỘI DUNG CẦN ĐẠTBài 12: Chính sách tài nguyênvà bảo vệ môi trường.1. Tình hình tài nguyên, môitrường ở nước ta hiện nay:a. Đặc điểmTài nguyên thiên nhiên nước ta rấtđa dạng:- Khoáng sản phong phú- Đất đai màu mỡ- Rừng có nhiều động, thực vật- Rừng: có nhiều động thực vật quý hiếm.+ Động vật: voi, tê giác, hươu,...+ Thực vật: đinh, lim, sến, táu,...- Biển rộng lớn, có nhiều bãi biển đẹp[ vd: Ở Huếcó Lăng Cô – vịnh biển đẹp của thế giới], có giá trịvề thuỷ hải sản [hàng năm khai thác hơn 1 triệutấn], biển sâu 1140km, có giá trị về dầu khí. [khaithác hơn 20 triệu tấn một năm]. Nước ta có bờbiển dài 3260 km rất thuận lợi cho phát triển đấtnước.- Nguồn nước phong phú, lượng mưa lớn[2000mm/năm, cao gấp 2,6 lần lượng mưa trungbình của thế giới]- GV KL: Tài nguyên thiên nhiên nước ta rấtphong phú và đa dạng. Nếu được khai thác và sửdụng một cách tiết kiệm và hợp lý thì sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đấtnước. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên và môitrường ở nước ta đang gặp phải thực trạng rất đánglo ngại. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu mục b. Thựctrạng tài nguyên, môi trường ở nước ta:GV cho HS xem một vài hình ảnh về cạn kiệt tàinguyên, ô nhiễm môi trường.[ Phụ lục 2]GV: Em có nhận xét gì về thực trạng tài nguyênvà môi trường ở nước ta hiện nay?DK HSTL: Tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, môitrường bị ô nhiễm trầm trọng.GV KL: Tài nguyên đang đứng trước nguy cơ cạnkiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề:* Tài nguyên:- Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt- Diện tích rừng đang bị thu hẹp [tỉ lệ che phủ rừnggiảm từ 43,8% năm 1943 xuống còn 23,6% năm2006; hàng năm có khoảng 1 triệu ha rừng bị tànphá...];- Nhiều loài động, thực vật quý hiếm bị xóa sổ, bịtuyệt chủng như sếu đầu đỏ, tê giác một sừng ởTây Ninh;- Đất canh tác bị thu hẹp dần [trên 9,3 triệu ha đấtbị thoái hoá nghiêm trọng].- Tài nguyên biển vùng gần bờ bị suy giảm đángkể,quý hiếm.- Biển rộng lớn, có nhiều bãi biểnđẹp, có giá trị về thuỷ hải sản- Không khí, ánh sáng, nguồnnước dồi dào...b. Thực trạng :* Tài nguyên:- Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.- Diện tích rừng đang bị thu hẹp- Nhiều loài động, thực vật quýhiếm bị xóa sổ hoặc đang đứngtrước nguy cơ tuyệt chủng.- Đất canh tác bị thu hẹp dần, chấtlượng đất suy giảm- Tài nguyên biển vùng gần bờ bịsuy giảm đáng kể.* Môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, âmthanh bị ô nhiễm trầm trọng. Lượng rác thải, khíthải chưa được xử lý đổ ra môi trường rất lớn: mỗingày thải 49.134 tấn rác thải.* Môi trường:- Ô nhiễm môi trường nước: Nướcthải sinh hoạt, khu công nghiệp...- Ô nhiễm môi trường không khí:khí thải công nghiệp,bụi...- Ô nhiễm môi trường đất: sửdụng thuốc bảo vệ thực vật, xóimòn, bạc màu,hoang mạc hóa,...GV: Môi trường bị ô nhiễm có tác động như thế - Ô nhiễm môi trường biển: khainào đến sức khoẻ và cuộc sống con người?thác dầu,...DK HSTL: Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con - Các sự cố môi trường tăng lên:người, cản trở sự phát triển của xã hội.bão, lũ lụt, hạn hán.GV NX, KL: Theo thống kê của môi trường thếgiới: Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từô nhiễm môi trường:Cứ nước biển dâng lên 5m thì mất 16% diện tích,35% dân số, 35% GDP bị nhấn chìm, trong đó khuvực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sôngHồng chịu thiệt hại nhiều nhất.Việt nam nằm trong số 5 quốc gia ở châu Á bị ảnhhưởng lớn nhất cùng với Trung Quốc, ấn Độ,Bănglađét, InđônêxiaMôi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đếnsức khoẻ của con người, nhiều căn bệnh phát triển[200.000 người bị ung thư- 5/2007, các bệnh về hôhấp như: lao, phổi. Bệnh điếc tai, bệnh ngoàida,...phát sinh ngày càng nhiều]GV: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cạnkiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường?DK HSTL: ý thức của con người chưa cao.GV KL: có hai nguyên nhân: khách quan và chủquan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là nguyênc. Nguyên nhân:nhân chính.- Khách quan- Khách quan: do sự thay đổi của khí hậu, sự vận- Chủ quanđộng nóng lên của trái đất, do chiến tranh tànphá....- Chủ quan:+ Ý thức của con người chưa cao [khai thác bừabãi, chặt phá rừng, săn bắt thú quý hiếm]. NgườiViệt Nam không yêu quý thiên nhiên, ít ngườinghĩ rằng “rừng là lá phổi” mà chỉ coi rừng là nơilàm giàu cho bản thân. Môi trường đang là vấn đềnóng hổi thì con người vẫn cứ thờ ơ, xem nhưkhông có chuyện gì.+ Do dân số tăng nhanh+ Việc duy trì một số phong tục tập quán lạc hậu:du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy...+ Pháp luật chưa nghiêm+ Cơ sở hạ tầng yếu kém.+ Công tác tuyên truyền chưa đảm bảo.+ Tốc độ công nghiệp hoá đô thị hoá.- GV giải thích: bản chất của CNH, ĐTH khônggây ra cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Ở các khu đôthị, dân số chiếm 28% nhưng thải 50% chất thảirắn. Nguyên nhân là do ý thức chủ quan của conngười: khi xây dựng các khu đô thị không đảm bảocác tiêu chuẩn về môi trường, không có hệ thốngxử lý rác thải, khí thải, nước thải trước khi ra môitrường. Hơn nữa, trong quá trình sống và sinh hoạtcon người không nâng cao ý thức bảo vệ môitrường.Vậy trước thực trạng đáng lo ngại về tài nguyên,môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhữngphương hướng cơ bản nào để bảo vệ tài nguyên vàmôi trường? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.Phương hướng cơ bản của chính sách tàinguyên và bảo vệ môi trường.[10’]Hoạt động 2: Tìm hiểu phương hướng củachính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.* Mục tiêu cần đạt:- Nêu được phương hướng và biện phápcơ bản của chính sách tài nguyên và bảovệ môi trường- Giáo dục kỹ năng sống: thể hiện sự tựtin, giao tiếp, nhận thức.* Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại,diễn giải.* Cách tiến hành:GV: Tài nguyên môi trường nước ta phong phú đadạng. Để sử dụng nó một cách hợp lý thì Đảng và2. Phương hướng cơ bản củachính sách tài nguyên vàbảo vệ môi trường.nhà nước ta đã đề ra 4 mục tiêu cơ bản.GV: Về 4 mục tiêu các em theo dõi trong SGK.Những mục tiêu đó thể hiện chiến lược mang tínhlâu dài, nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường,bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho con người, bảođảm cho sự tồn tại lâu dài của xã hội con người.GV: Để đạt được mục tiêu đó thì Đảng và Nhànước ta đã đề ra những phương hướng và biệnpháp gì?DK HSTL:- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước- Giáo dục tuyên truyền xây dựng ý thức tráchnhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường.- Nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợptác quốc tế và khu vực.- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cảithiện môi trường, bảo vệ thiên nhiên.- Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyênthiên nhiên.- Áp dụng công nghệ hiện đạiGV NX, KL kết hợp ghi bảng:- Tăng cường công tác lãnh đạo quản lý của nhànước về bảo vệ môi trường từ TW đến địaphươngGV: Để tăng cường công tác lãnh đạo quản lý củanhà nước về bảo vệ môi trường từ TW đến địaphương, Đảng và Nhà nước ta đã áp dụng nhữngbiện pháp như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật,chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệmôi trường. Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đềuphải nộp thuế hoặc trả tiền thuê.GV: Ở nước ta cơ quan quyền lực nào cao nhất vềtài nguyên môi truờng ?DK HSTL: Bộ TN&MTGV:Bộ TN&MT, Ở các Tỉnh có Sở TN MTỞ Huế còn có Phân viện điều tra và quy hoạchrừng Trung Trung Bộ ở 6/1 Đoàn Hữu TrưngGV: Vì sao mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đềuphải nộp thuế hoặc trả tiền thuê?DK HS TL: Tránh việc khai thác bừa bãi.GV: Nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên,ngăn chặn khai thác bừa bãi, tránh xu hướng chạy- Tăng cường công tác quản lí củaNhà nước- Giáo dục tuyên truyền xây dựngý thức trách nhiệm bảo vệ tàinguyên, môi trường.- Nghiên cứu khoa học và côngnghệ, mở rộng hợp tác quốc tế vàkhu vực.- Chủ động phòng ngừa, ngănchặn ô nhiễm, cải thiện môitrường, bảo tồn thiên nhiên.- Khai thác, sử dụng hợp lý tiếtkiệm tài nguyên thiên nhiên.- Áp dụng công nghệ hiện đạitheo thành tích trước mắt mà ảnh hưởng đến sựphát triển bền vững. Ở nước ta có pháp lệnh thuếtài nguyên ra đời năm 1998 [ vd: thuế đất nôngnghiệp...]- Thường xuyên giáo dục tuyên truyền, xâydựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môitrường cho mọi người dân .GV: Thực hiện phương hướng này bằng cách ápdụng các biện pháp như: Tuyên truyền, giáo dụcbằng các phương tiện thông tin đại chúng [tivi, đàiphát thanh, báo chí, băng rôn, áp fic]VD: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường.Trên VTV3 có chương trình:"Hành trình Xanh"GV: Mỗi năm ngày môi trường TG [ 5/6] đều có 1chủ đề2006: Hoang mạc và sa mạc hoá2008: Từ bỏ thói quen thải CO22009: Hãy liên kết để chống lại biến đổi khí hậuhay như Hưởng ứng Giờ Trái Đất.2010: Nhiều loài – Một hành tinh – Tương laichúng ta- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học côngnghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực .GV: Công tác nghiên cứu khoa học có vai trò rấtlớn đối với việc bảo vệ MT. Ví dụ: phát hiện ranguồn nguyên liệu, vật liệu mới: polime, compusit.Em hãy lấy một số VD khác:DK HSTL: Tìm ra nguồn năng lượng mới: mặttrời, thuỷ triều, gió,...GV: Tìm ra nguồn năng lượng mới: mặt trời, thuỷtriều, gió...Xử lý phân gia súc làm chất đốt: hầmbiogaGV: Vì sao chúng ta phải hợp tác quốc tế trongvấn đề bảo vệ môi trường?HS TL: nhằm liên kết, hợp tác với nhiều quốc giađể giải quyết vấn đề môi trường.GV: Vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề mangtính toàn cầu chứ không riêng của một nước nào.Do đó, các quốc gia cần phải có sự liên kết, hợptác... cùng nhau bàn bạc đưa ra những chươngtrình, giải pháp để quyết những vấn đề về môitrường. Ví dụ:+ Hội nghị bộ trưởng môi trường Việt Nam – Hànquốc [13/3/2009].+ Công ước VIÊN 1985 về bảo vệ tầng ô zôn .- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm vàcải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Nhànước áp dụng những biện pháp hiệu quả để tăng tỉlệ che phủ rừng, bảo vệ động, thực vật.GV: Em hãy lấy ví dụ về những biện pháp mà Nhànước áp dụng để tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệđộng, thực vật?DK HSTL: Trồng câyGV NX, BS: Phát động phong trào trồng cây, gâyrừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao đất giaorừng... Xây dựng và phát triển các khu bảo tồnthiên nhiên, vườn quốc gia.GV: Nước ta có những khu bảo tồn thiên nhiên,vườn quốc gia nào ?DK HS TL: Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.GV: Vườn QG Phong nha- Kẻ Bàng [QB], NamCát Tiên, Côn Đảo [BR-VT], vườn QG TràmChim [Đồng Tháp] ...- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tàinguyên thiên nhiênGV: Theo em thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyênthiên nhiên?DK HS TL: Sử dụng kết hợp với bảo vệ.GV: Sử dụng đúng mục đích, sử dụng, khai thác điđôi với bảo vệ tái tạo.- Áp dụng công nghệ khai thác hiện đại đểkhai thác tài nguyên và xử lý chất thải, rác, bụi,tiếng ồn ...GV: Em hãy kể tên một số thiết bị, máy móc dùngđể bảo vệ môi trường?DK HSTL: Máy hút bụiGV: Máy lọc nước [Nonan], máy hút bụi, máy xửlý chất thải, lò đốt chất thải y tế ...GVKL: Như vậy nếu thực hiện tốt những phươnghướng cơ bản trên, nước ta sẽ kết hợp chặt chẽ hợplý và hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảovệ môi trường .GV: Vậy mỗi công dân chúng ta cần phải có tráchnhiệm gì đối với chính sách tài nguyên và bảo vệmôi trường. Cô trò mình cùng qua phần 3. Tráchnhiệm của công dân đối với chính sách tàinguyên và bảo vệ môi trường.Hoạt động 3: Tìm hiểu trách nhiệm của côngdân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môitrường.[15’].* Mục tiêu cần đạt:- Hiểu được trách nhiệm của công dântrong việc thực hiện chính sách tàinguyên và bảo vệ môi trường- Giáo dục kỹ năng sống: thể hiện sự tựtin, giao tiếp, nhận thức* Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại,diễn giải,* Cách tiến hành:GV: Theo các em khi trái đất nóng dần lên sẽ dẫnđến hiện tượng gì ?DK HSTL:Lũ lụt, hạn hán, sóng thần.GV : Sẽ dấn đến hiện tượng thiên tai liên tiếp xảyra : lũ lụt, hạn hán, sóng thần[ liên hệ sóng thần vàđộng đất ở Nhật Bản ngày 11-3-2011], bão,...GV: Bảo vệ tài nguyên môi trường là nhu cầu bứcthiết của toàn nhân loại nói chung và của ViệtNam nói riêng, có ý nghĩa với cả hiện tại và tươnglai, là sự nghiệp của toàn Đảng toàn quân toàn dânta .GV : Vậy trách nhiệm của chúng ta đối với chínhsách tài nguyên và bảo vệ môi trường như thế nào?DK HSTL:- Chấp hành tốt chính sách và pháp luật về bảo vệtài nguyên môi trường.3. Trách nhiệm của côngdân đối với chính sách tàinguyên và bảo vệ môitrường.- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tàinguyên môi trường ở địa phương.- Vận động mọi người cùng tham gia thực hiện.- Đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luậtvề tài nguyên và bảo vệ môi trường.GV NX, KL kết hợp phân tích và ghi bảng:- Chấp hành tốt chính sách và pháp luật về bảovệ tài nguyên môi trường.Ở nước ta có luật bảo vệ môi trường [1993]. Thủtướng Chính phủ vừa ký Nghị định 99/2009/NĐCP quy định mức xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâmsản- Nghị định nêu rõ, người có hành vi lấn, chiếmrừng trái pháp luật bị phạt tiền từ 2 - 50 triệuđồng; vi phạm các quy định của Nhà nước vềphòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng bịphạt từ 3 - 50 triệu đồng tùy theo hậuquả.đã.gây.ra. .Mọi người phải tôn trọng và tuân thủ theo phápluật về bảo vệ TN môi trường.- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tàinguyên môi trường ở địa phương.GV: Là một học sinh, em cần làm gì để bảo vệ tàinguyên, môi trường ở trường, lớp và khu dân cư?DK HSTL: Trồng cây, dọn vệ sinh trường, lớp,...GVBS:+ Dọn vệ sinh lớp học, trường học.+Không xả rác bừa bãi.+ Dọn vệ sinh nơi công cộng.+ Tham gia các hoạt động “trồng cây gây rừng”.Hoạt động góp phần xây dựng “trường học thânthiện”, xanh, sạch, đẹp.+ Giảm sử dụng túi ni lông+ Tiết kiệm nước- Vận động mọi người cùng tham gia thực hiện.GV: Nếu được viết một bảng thông báo cho cácbạn học sinh trên khắp toàn quốc về ý thức tráchnhiệm bảo vệ môi trường, em sẽ viết như thế nào ?GV : cho học sinh viết 2 phútHS : Lần lượt trình bày bức thư của mìnhGVBS:- Chấp hành tốt chính sách vàpháp luật về bảo vệ tài nguyênmôi trường.- Tích cực tham gia các hoạt độngbảo vệ tài nguyên môi trường ởđịa phương.- Vận động mọi người cùng thamgia thực hiện.- Đấu tranh chống các hành vi viphạm pháp luật về tài nguyên vàbảo vệ môi trường.Trong báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu2007 tổ chức tại Hà Nội có bức thông điệp mạnhmẽ : “ Môi trường trái đất đang dần tới ngưỡnggiới hạn, sự tồn vong của nhân loại phụ thuộc vàoviệc chúng ta bắt tay vào hành động từ hôm nay,chứ không phải ngày mai.”- Đấu tranh chống các hành vi vi phạm phápluật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.GV cho HS giải quyết tình huống sau:“Có một đàn voi rừng cứ lúc không có người làtàn phá nương rẫy, vườn tược, hoa màu của ngườidân trong bản. Khi gặp người chúng đã giẫm chếtvà làm bị thương nhiều người. Vì vậy thanh niêntrong làng họp nhau lại và quyết định sẽ làm bẫyđể giết từng con voi một”.GV: Nếu trường hợp đó xảy ra ở nơi em đang sốngem sẽ xử lý như thế nào?GVKL: Ở nước ta do chiến tranh tàn phá, do conngười săn bắt động vật quý hiếm, khai hoang, chặtphá rừng một cách bừa bãi nên đã làm cho nơi cưtrú của voi bị thu hẹp, chia cắt và có nguy cơ tuyệtchủng.Con người là vốn quý nhất nên phải cứu lấy conngười, nhưng voi rừng đang đứng trước nguy cơ bịdiệt vong, mỗi công dân có trách nhiệm và tìmcách bảo vệ chúng. Muốn vậy, chúng ta phải họccách chung sống với voi, bằng cách phối hợp vớicác cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để hình thànhkhu bảo tồn voi. Trước mắt, chúng ta không đượckhai thác rừng một cách bừa bãi…GV: Tài nguyên, môi trường có vai trò rất quantrọng đối với đời sống của mỗi người và sự pháttriển của mỗi quốc gia. Tài nguyên ngày càng cạnkiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.Cứu lấy tài nguyên, môi trường là hành độngchung của toàn thể loài người, là trách nhiệm củachúng ta đối với hiện tại và tương lai.GV: Là HS trước tiên các em phải biết giữ gìn,bảo vệ môi trường ngay lớp học, trong trường họccủa mình. Các em hãy nhìn lên bàn học, các em cóthấy nó bẩn vì bị vẽ lên không, nào là hình người,tài liệu, thơ ca, tên tuổi ... Hay các em thò tay vàotrong ngăn bàn xem có thức ăn thừa, có vỏ kẹo,bánh không? Các em nhìn xuống dưới nền nhàxem đã sạch sẽ chưa?->Do đó, bảo vệ TN, MT không phải là việc hôkhẩu hiệu, lý thuyết suông ... mà phải là nhữngviệc làm thiết thực, hữu hiệu từ những việc làmnhỏ bé nhất, gần gũi nhất. Và đó cũng là mongmuốn của cô đối với các em sau khi học xong bàihọc này .4.Củng cố. [3’]GV : Những hành vi nào sau đây của công dân thực hiện đúng chính sách bảo vệtài nguyên và môi trường:A. Tham gia tết trồng cây.B. Xây cống rãnh thoát nước.C. Lấp ao hồ để xây nhà ở.D. Thả động vật hoang dã vào rừng.E. Dùng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép.F. Vệ sinh khu dân cư.G. Đốt rừng làm nương rẫy.Đáp án: A, B,D,F* Vận dụng:Qua bài học hôm nay em rút ra được bài học gì?- Tiết kiệm- Dọn vệ sinh trường, lớp, khu dân cư- Vận động các bạn tham gia trồng cây- Chấp hành tốt chính sách của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp. [1’]- Học bài cũ- Làm bài tập 2, 3, 4, 5 trang 101.- Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam hiện nay để chuẩn bị cho bài sau.6. Nhận xét, đánh giá tiết học. [1’]Ý kiến của Giáo viên hướng dẫnTrần Thị Mỹ LệHuế, ngày 21 tháng 03 năm 2011Sinh viên thực tậpNguyễn Thị GiangPHỤ LỤC 1PHỤ LỤC 2

Video liên quan

Chủ Đề