Để trở thành người có thương hiệu điều kiện cần và đủ là gì

Trong thời đại toàn cầu hóa, hợp tác phát triển kinh tế như hiện nay có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực với sự phát triển khá nhanh và mạnh mẽ. Sự phát triển nền kinh tế nước ta như hiện nay là sự nỗ lực của các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, các điều kiện, cơ hội trong và ngoài nước; đặc biệt là vai trò khá quan trọng và trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà của thương nhân. Hiện nay, với sự hội nhập kinh tế thì hoạt động thương mại, giao thương cũng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng hơn đòi hỏi thương nhân cũng cần phải nhạy bén hơn trong hoạt động của mình cũng như nắm vững quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình được tốt và hiệu quả hơn. Vậy, để trở thành thương nhân thì cần phải đáp ứng những điều kiện do luật định. Bài viết đề cập đến Các điều kiện để trở thành thương nhân.

Khoản 1, Điều 6, Luật thương mại năm 2005 định nghĩa về thương nhân như sau:

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 cũng đưa ra khái niệm về doanh nghiệp có nội hàm gần giống với khái niệm thương nhân như sau: “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Có thể thấy rằng, thương nhân, doanh nghiệp hay chủ thể kinh doanh đều là những thuật ngữ dùng để chỉ các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại nhằm mục đích sinh lợi, tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, với những tổ chức kinh tế được thanh lập một cách hợp pháp hay những cá nhân có hoạt động thương mại đảm bảo yếu tố: thường xuyên, độc lập, có đăng ký kinh doanh thì sẽ được xác định là thương nhân. 

Luật thương mại năm 2005 quy định về các quyền và nghĩa vụ của thương nhân tại điều 6 và điều 7 như sau:

Quyền của thương nhân: Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Nghĩa vụ của thương nhân: Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.

Thương nhân bao gồm hai nhóm là tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.  Các chủ thể được công nhận là thương nhân thì phải đáp ứng Các điều kiện để trở thành thương nhân là: có đăng ký kinh doanh và hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.

  • Thương nhân phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh: Tư cách thương nhân được xác lập bước đầu thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Quy định về đăng ký kinh doanh là điều kiện để trở thành thương nhân và nó là bước khai sinh ra chủ thể thương nhân, đồng nghĩa với việc những chủ thể không tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không được gọi là thương nhân. Từ đây có thể suy ra câu trả lời cho câu hỏi Đăng ký kinh doanh là điều kiện trở thành thương nhân đúng hay sai? Đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức có thể để trở thành thương nhân. 

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của một thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tư cách thương nhân được xác lập và khi đó thương nhân mới có quyền thực hiện các hoạt động thương mại để kiếm lợi nhuận. Việc đăng ký kinh doanh phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Tổ chức kinh tế thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Cá nhân thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện. Như vậy có thể thấy rằng đăng ký kinh doanh là một trong Các điều kiện để trở thành thương nhân, việc nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản khai sinh ra chủ thể pháp luật mới là thương nhân.

  • Điều kiện về chủ thể: Theo quy định của pháp luật thì thương nhân có thể là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân có hoạt động thương mại. Theo đó, các chủ thể này cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể sau:
  • Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế: chỉ những tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì mới được xác định là thương nhân.
  • Đối với thương nhân là cá nhân: thì cá nhân trở thành thương nhân phải đảm bảo những chủ thể này có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiện kinh doanh thương mại  theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện về việc thương nhân phải hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại với thương nhân là mối quan hệ gắn bó không thể tách rời bởi không thể gọi là thương nhân khi mà chủ thể này không thực hiện các hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại của thương nhân phải là những hoạt động thương mại được thực hiện một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại, tạo ra thu nhập chính và là những hoạt động được thực hiện một cách độc lập. Hoạt động thương mại của thương nhân là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi và phải là hoạt động liên tiếp, mang tính nghề nghiệp và là công việc tạo ra nguồn thu nhập chính, thường xuyên cho thương nhân đó. Đồng thời, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại của mình một cách tự thân, nhân danh chính mình, vì lợi ích của bản thân mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi thương mại của mình. 

Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn Các điều kiện để trở thành thương nhân cũng như cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho chủ thể có yêu cầu. Theo đó, khi sử dụng dịch vụ của công ty, quý khách hàng sẽ được đảm bảo các lợi ích sau:

  • Các chuyên viên, Luật sư giàu kinh nghiệm của Luật ACC sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn để bạn có thể biết bạn cần đáp ứng Các điều kiện để trở thành thương nhân.
  • Nếu bạn có yêu cầu và muốn được ủy quyền cho công ty thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh thì hãy cung cấp những thông tin cần thiết cho công ty Luật ACC và chỉ cần chờ đợi, Công ty Luật ACC sẽ thay mặt bạn thực hiện thủ tục với cơ quan có thẩm quyền.
  • Soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng. Trả kết quả cho khách hàng tận nhà hoặc tại trụ sở của công ty tùy thuộc vào nhu cầu của khách.
  • Cam kết thực hiện dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả, giá cả tiết kiệm nhất.

Nếu bạn đang muốn thực hiện việc kinh doanh của mình nhưng vẫn còn vướng mắc về việc không biết mình có cần phải đáp ứng Các điều kiện để trở thành thương nhân hay không và trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Khiếu nại: 1800.0006

Văn phòng: [028] 777.00.888

Mail:

1. Thương nhân phải có cần đăng kí kinh doanh không?

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân gồm... và có đăng kí kinh doanh”. Như vậy, đăng kí kinh doanh vừa có thể được nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi như là một yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân.

2. Pháp luật quy định về chủ thể để trở thành thương nhân ra sao?

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

+ Đối với cá nhân [công dân Việt Nam và công dân nước ngoài]: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật mới có thể trở thành thương nhân.

+ Đối với tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

3. Thương nhân có cần hoạt động thương mại thường xuyên không?

Các hoạt động thương mại phải được cá nhân, tổ chức tiến hành thường xuyên. Tức là hoạt động thương mại diễn ra liên tục, không bị gián đoạn hay chỉ hoạt động tạm thời, nguồn thu nhập chính là từ lợi nhuận của hoạt động thương mại.

4. Quốc tịch của thương nhân là gì?

Thương nhân được chia thành thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Thương nhân Việt Nam là thương nhân được đăng ký thành lập theo quốc tịch Việt Nam; theo đó, các chủ thể thoả mãn các điều kiện cần và đủ để đăng ký kinh doanh thì hoàn toàn có thể trở thành thương nhân. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận

Điều kiện cần và đủ là gì? Mệnh đề điều kiện cần, điều kiện đủ?

Cách phát hiện điều kiện cần và đủ là một nội dung rất quan trọng, sẽ giúp học sinh nắm được Cách phát biểu mệnh đề điều kiện cần và đủ hay, chi tiết. Vậy làm sao để có thể phát hiện Mệnh đề điều kiện cần, điều kiện đủ.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Điều kiện cần và đủ là gì?

Điều kiện là sự kiện có thể xảy ra và không chắc chắn phải xảy ra.

Về khía cạnh hợp đồng xác định một sự kiện và khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng phát sinh hiệu lực – được coi là hợp đồng có điều kiện phát sinh.

Ví dụ: K thỏa thuận với Z rằng K sẽ mua con ngựa với giá 100.000.000 đồng của Z nếu con ngựa đó thắng trong cuộc đua ngày hôm sau. Ở đây, hợp đồng mua bán ngựa đã giao kết nhưng chưa phát sinh hiệu lực. Sự kiện được xem là “điều kiện” để hợp đồng phát sinh hiệu lực là “con ngựa sẽ thắng trong cuộc đua ngày mai”. Theo đó “thắng trong cuộc đua ngựa ngày mai” được xem là điều kiện phát sinh của hợp đồng mua bán ngựa. Các bên phải thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận.

Pháp luật La Mã được xem là điều kiện phát sinh gắn liền với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực phát sinh từ hợp đồng có điều kiện phụ thuộc vào tình huống [sự kiện, điều kiện] đã thỏa thuận.

Trong khoa học pháp lý cũng có quan điểm tương tự “những sự kiện mà các bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận làm điều kiện để xác lập giao dịch hoặc hủy bỏ giao dịch được hiểu là những hiện tượng, sự vật, sự viẹc phát sinh trong đời sống xã hội thì khi sự kiện đó xảy ra là điều kiện để xác lập hoặc chấm dứt giao dịch dân sự”.

Ví dụ: Một người có con gái Là K, 18 tuổi, chuẩn bị vào học Đại học. Ông ký hợp đồng với cửa hàng bán xe máy mua chiếc xe hiệu Yamaha với điều kiện khi con ông thi lấy được giấy phép lái xe thì ông sẽ mua cho con mình chiếc xe đó. Như vậy hợp đồng mua chiếc xe chỉ có hiệu lực khi con gái là K được cấp giấy phép lái xe.

Điều kiện cần là một trong những yếu tố để đạt được mục đích nào đó. Điều kiện đủ thì hội tụ nhiều yếu tố, chỉ cần có nó thì có được tất cả.

Hãy nghĩ tới hai khái niệm “động vật có vú” và “mèo”. Khái niệm “động vật có vú” mang ý nghĩa tổng quát hơn khái niệm “mèo” khi “động vật có vú” có thể bao gồm mèo, chó, dê, cừu, hổ, báo… còn “mèo” thì chỉ là mèo.

Vì vậy, động vật có vú là điều kiện cần để trở thành mèo. Bởi nếu chỉ có duy nhất động vật có vú chúng ta sẽ dễ nhầm lẫn con vật chúng ta đang cần phân tích sang những loại khác như: Dê, cừu, hổ, báo… Bên cạnh đó, một con vật muốn được nhìn nhận là mèo thì nó phải sở hữu nhiều đặc tính của loài mèo như: Thuộc họ mèo, chân có móng vuốt, kêu meo meo…

Tuy nhiên, mèo lại là điều kiện đủ để trở thành động vật có vú. Bởi khi một con vật được cho là mèo thì nó nghiễm nhiên là động vật có vú mà không cần xét thêm bất cứ điều kiện nào khác.

Như vậy, với bất kỳ mèo nào ta cũng đề có động vật có vú nhưng không phải với bất kỳ “động vật có vú nào” ta cũng có mèo.

Điều kiện cần và đủ tiếng anh là ” Necessary and sufficient conditions”

2. Mệnh đề điều kiện cần, điều kiện đủ:

Xét mệnh đề: “Hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng bằng nhau”

Phát biểu điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ:

– Điều kiện cần: Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau.

– Điều kiện đủ: Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để hai tam giác đó có diện tích bằng nhau.

– Điều kiện cần và đủ là gì? Là không có.

Vì A đến B: đúng nhưng B đến A sai, vì “hai tam giác có diện tích bằng nhau nhưng chưa chắc đã bằng nhau”.

Nói “con chó có bốn chân” là đúng [trong toán học gọi câu nói đó là Mệnh đề thuận]. Như vậy, con chó dứt khoát phải có bốn chân, con nào có hai chân, 3 chân, 5, 10, 15 chân [tóm lại số chân không phải là số 4] thì chắc chắn không phải là con chó.

Do đó, điều kiện cần để một con vật được là con chó thì phải có bốn chân.

Tuy nhiên, bây giờ có một con có bốn chân rồi thì đó có phải là con chó không [mệnh đề nghịch được phát biểu là: Con có bốn chân là con chó]. Câu trả lời là chưa chắc vì mới chỉ có bốn chân thôi chưa đủ. Muốn là con chó phải thỏa mãn thêm điều kiện: Có đuôi, biết cắn người, ăn được… mới là cho. Đó chính là các điều kiện đủ.

Hơn nữa, khi nào người ta nói “điều kiện cần và đủ” tức là cả mệnh đề thuận và mệnh đề nghịch đều đúng. Ví dụ: Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho ba là tổng các chữ số phải chia hết cho ba. Như thế. Nếu số x chia hết cho ba thì tổng các chữ số của nó sẽ chia hết cho ba, đồng thời ngược lại, nếu tổng các chữ số của số Y chia hết cho ba thì chắc chắn số Y sẽ chia hết cho ba.

Trong Toán học, chúng ta rất hay gặp các mệnh đề có dạng “Nếu P thì Q” hoặc viết dưới dạng kí hiệu là P \Rightarrow Q, chẳng hạn:

+ Nếu trời mưa thì nghỉ học.

+ Một số tự nhiên tận cùng bằng 5 thì chia hết cho 5.

Trong các mệnh đề có dạng P \Rightarrow Q này thì P được gọi là giả thiết, Q được gọi là kết luận. Hoặc, có thể nói:

+ P là điều kiện đủ để có Q;

+ Q là điều kiện cần để co P.

Chúng ta xét mệnh đề “Nếu trời mưa thì nghỉ học“.

Rõ ràng, chỉ cần gặp trời mưa là đủ để suy ra nghỉ học, tức là trời mưa đủ để có nghỉ học, nên nó được gọi là điều kiện đủ. Ngược lại, nghỉ học thì chưa đủ để suy ra trời mưa, vì có thể hôm đó cô giáo ốm. Nhưng tại sao lại gọi là điều kiện cần, vì không có nghỉ học [tức là vẫn đi học] thì chắc chắn không thể có trời mưa. Lí do, nếu trời mưa thì đã nghỉ học rồi, đâu có đến lớp nữa. Như vậy, “trời mưa là điều kiện đủ của nghỉ học” còn “nghỉ học là điều kiện cần của trời mưa“. Để hiểu rõ hơn, chúng ta tiếp tục xét vài ví dụ nữa.

+ Một số tự nhiên tận cùng bằng 5 thì chia hết cho 5.

+ Một số mà chữ số cuối cùng là 5 thì chắc chắn chia hết cho 5, nên có thể nói đây Một số tự nhiên tận cùng bằng 5 là điều kiện đủ để số đó chia hết cho 5. Ngược lại, một số chia hết cho 5 là cần thiết nhưng chưa đủ để suy ra số đó tận cùng bằng 5, vì số đó có thể tận cùng là 0. Một số chia hết cho 6 thì chia hết cho 3. Tương tự, một số chia hết cho 6 thì chắc chắn chia hết cho 3 nên một số chia hết cho 6 là điều kiện đủ để số đó chia hết cho 3. Ngược lại, một số chia hết cho 3 thì cần thiết nhưng chưa đủ để suy ra số đó chia hết cho 6, nó còn phải chẵn nữa mới đủ. Trong cuộc sống, nói đến điều kiện cần điều kiện đủ chúng ta có thể hiểu:

+ A là điều kiện cần của B nếu bất cứ khi nào có B thì có A nhưng không phải lúc nào có A cũng có B.

+ A là điều kiện đủ của B nếu bất cứ khi nào ta có A thì có B nhưng không phải với bất kỳ B ta đều được A.

Nếu mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng thì ta có mệnh đề P ⇔ Q là một mệnh đề đúng. Khi đó, ta nói P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc cũng nói Q là điều kiện cần và đủ để có P. Thuật ngữ “cần và đủ” còn được thay thế bằng các thuật ngữ “khi và chỉ khi”, “nếu và chỉ nếu” hoặc “tương đương”. Trong cuộc sống, chúng ta thường nói A là điều kiện cần và đủ của B nếu bất kỳ A nào ta cũng có B và bất kì B nào cũng có A.

Hay có thể xác định theo ví dụ như sau:

Xét mệnh đề: “Phương trình bậc hai ax2+ bx + c = 0 có nghiệm thì

Δ=b 2 – 4ac ≥ 0″. Hãy phát biểu điều kiện cần, điều kiện đủ và điều kiện cần và đủ.

Hướng dẫn:

1] Điều kiện cần: Δ=b2– 4ac ≥ 0 là điều kiện cần để phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có nghiệm.

2] Điều kiện đủ: Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có nghiệm là điều kiện đủ để Δ=b2– 4ac ≥ 0.

3] Điều kiện cần và đủ:

Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có nghiệm là điều kiện cần và đủ để

Δ = b 2 – 4ac ≥ 0.

Như vậy chắc hẳn qua bài viết này chúng ta đã có thể xác định được mệnh đề cần và đủ trên thực tế. Với nội dung bài Phát biểu mệnh đề điều kiện cần và đủ trên đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô nội dung cần nắm vững phương pháp giải và điều kiện để mệnh đề đúng hay sai….Dựa trên những kiến thức nền tảng trong toán hoc.

Video liên quan

Chủ Đề