Dự án của thành phố thanh hóa 2025 năm 2024

[Xây dựng] – Ngày 19/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm đã ký Quyết định số 3343/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung đô thị trung tâm miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ảnh minh họa.

Theo đó, điều chỉnh 1,6ha đất nông nghiệp [trồng lúa] thành đất hỗn hợp - sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Ngọc Lặc đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2264/QĐUBND ngày 27/6/2023.

Đồng thời, cập nhật ngoài ranh giới quy hoạch đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa 3,4ha đất sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm theo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Ngọc Lặc đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2264/QĐ-UBND ngày 27/6/2023.

Sau khi được điều chỉnh, lô đất sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm có tổng diện tích khoảng 5,0ha; ký hiệu là [HH-SXKD], tầng cao từ 1-3 tầng, mật độ xây dựng tối đa 65%; hệ số sử dụng đất tối đa 1,8 lần.

Lý do điều chỉnh, cập nhật quỹ đất sản xuất kinh doanh theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2264/QĐ-UBND ngày 27/6/2023, đảm bảo sự thống nhất giữa các loại hình quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất thuận lợi, phù hợp để kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút lực lượng lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Lặc.

Giữ nguyên theo Quyết định số 5042/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh cục bộ tại các Quyết định số 5316/QĐ-UBND ngày 23/12/2021, Quyết định số 1663/QĐ-UBND ngày 16/5/2022 của UBND tỉnh.

Cập nhật và thể hiện những nội dung điều chỉnh được UBND tỉnh phê duyệt trong Quy hoạch chung đô thị trung tâm miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện cập nhật nội dung điều chỉnh trong quy hoạch chung xây dựng xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc.

Tổ chức công bố, công khai quy hoạch được duyệt chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt theo quy định tại Khoản 12, Điều 29 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018.

Tổ chức bàn giao hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch cho Sở Xây dựng, UBND xã Quang Trung, làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Sở Xây dựng và các Sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật.

UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Theo đó, phạm vi lập Chương trình bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và toàn bộ địa giới hành chính huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu của Chương trình nhằm phát triển đô thị Thanh Hóa [bao gồm TP. Thanh Hóa và huyện Đông Sơn], hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I. Theo đó, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư khoảng 158.831,5 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 40.892,5 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2026 - 2030 là 51.636,5 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2031 - 2040 là 66.302,5 tỷ đồng.

Trước năm 2025 sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, mở rộng khu vực nội thành, thành lập thêm 7 phường mới trên cơ sở nguyên trạng các xã, thị trấn.

Cụ thể: Khu vực nội thành gồm 30 phường hiện nay của thành phố Thanh Hóa và thành lập thêm 7 phường mới, gồm Hoằng Quang, Hoằng Đại, Rừng Thông, Đông Tiến, Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Văn trên cơ sở nguyên trạng địa giới hành chính các xã, thị trấn.

Khu vực ngoại thành gồm 11 xã, Thiệu Vân, Đông Vinh, Đông Thanh, Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Minh, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Phú, Đông Quang, Đông Nam. Đến năm 2030 và giai đoạn 2040 tiếp tục triển khai xây dựng mở rộng khu vực nội thành, triển khai rà soát, đánh giá các khu vực có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thành lập phường thuộc thành phố.

Để đáp ứng tiêu chí đô thị loại 1, Thanh Hóa sẽ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng lớn gồm: đường vành đai phía Tây, huyện Đông Sơn dài 21 km; đường giao thông từ xã Đông Ninh huyện Đông Sơn đi xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa dài khoảng 4,1 km; đường từ xã Đông Nam đến đường vành đai phía Tây tại xã Đông Quang dài khoảng 4,1 km...

Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2 dài khoảng 15,5 km; đại lộ Bắc Sông Mã từ QL1A đến đường bộ ven biển dài 14 km; xây dựng mới khoảng 105,67 km đường chính trên địa bàn toàn đô thị.

Theo kế hoạch, chương trình sẽ xây dựng TP. Thanh Hóa thành 12 khu vực đô thị với các chức năng riêng biệt bao gồm các chức năng là lõi trung tâm thành phố hiện hữu gắn với trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa hiện nay của tỉnh; khu vực đô thị mới phía Đông lõi trung tâm hiện hữu, gắn với trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, thể thao và dịch vụ thương mại của thành phố,…

Ngoài ra, Thanh Hóa sẽ xây dựng công viên văn hóa Xứ Thanh diện tích 31,5 ha; xây dựng công viên phía Đông Nam thành phố diện tích 70 ha.

Chủ Đề