Dự kiến thi thpt quốc gia 2023

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022 và hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Trong năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp; xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022 và hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Bộ GD&ĐT cũng chú trọng quán triệt ý thức trách nhiệm, yêu cầu trau dồi phẩm chất, năng lực và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thi các cấp. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi.

Nhìn lại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, kỳ thi thành công một cách toàn diện, đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất sâu sắc của dịch bệnh. Đây cũng là một kỳ thi được tổ chức mang tính nhân văn cao, mang tính giáo dục, tính khoa học và phù hợp với lộ trình đổi mới GD&ĐT.

Bộ trưởng đánh giá, kỳ thi đã từng bước hướng đến đổi mới, với mục tiêu định hướng cho người học phát triển năng lực, phẩm chất và sự sáng tạo. Đổi mới dễ nhận thấy nhất là ở phương diện công nghệ, kỹ thuật và chuyển đổi số, học sinh được đăng ký dự thi trực tuyến.  

Với công tác ra đề ở một số môn có bước đổi mới, từ đội ngũ nhân lực làm đề thi, đến các yêu cầu của đề thi. Đặc biệt, ở hai môn Ngữ văn, Lịch sử có một số điều chỉnh theo hướng phát huy sự sáng tạo ở thí sinh hơn. Một định hướng nữa được đặt ra và cần có lộ trình, tránh gây "sốc" cho dạy và học, đó là đề thi chú ý đến những phương diện mà người học cần tăng cường sử dụng thiết bị và yếu tố trải nghiệm. Điều này sẽ dần dần khiến nhà trường phải tăng cường thiết bị dạy học, thầy và trò giảm dần yếu tố dạy chay và học chay.  

Về kỳ thi sắp tới, năm 2023 và năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, quan điểm của Bộ GD&ĐT là thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng. Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Về những thay đổi của kỳ thi từ 2025, Bộ trưởng cho biết một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay, và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, nên kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025. 

Lê Vân/Báo Tin tức

Giáo dục 09/09/2022 08:11

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông [THPT] năm 2023 dự kiến được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022 và hoàn thiện để công bố, từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022-2023, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp; xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dự kiến được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022 và hoàn thiện để công bố, từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chú trọng việc quán triệt ý thức trách nhiệm, yêu cầu trau dồi phẩm chất, năng lực và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thi các cấp; tăng cường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra ngày 7 và 8/7 với hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Kỳ thi nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh. Cả nước đã tổ chức hơn 2.200 điểm thi. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tổ chức kỳ thi tại địa phương.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quảng Ngãi: 8 doanh nghiệp không kê khai giá đất làm vật liệu đắp và san lấp công trình

[LĐTĐ] Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi mới đây đề nghị Ủy ban nhân dân [UBND] tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tham mưu UBND tỉnh ...

AEON Ekiden 2022 - Sự kiện tri ân 10 năm AEON Việt Nam

[LĐTĐ] Chuỗi sự kiện cộng đồng của AEON Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập - AEON Ekiden vừa diễn ra chặng cuối tại AEON Tân Phú ngày ...

Quận Ba Đình: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022

[LĐTĐ] Ngày 3/10, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ, Ban chỉ đạo Xã hội học tập quận Ba Đình [Hà Nội] tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ...

Từ 15h chiều nay [3/10], giá xăng giảm về mốc dưới 21.000 đồng/lít

[LĐTĐ] Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 3/10, giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu được đồng loạt điều ...

TP.HCM phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

[LĐTĐ] Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh [TP.HCM] cho biết vừa phát hiện một ca bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn TP.HCM, mọi thông tin liên quan ca ...

Vì sao bất động sản khu vực Mỹ Đình luôn sôi động?

[LĐTĐ] Vốn là tâm điểm của thị trường Thủ đô, “cơn sốt” bất động sản Mỹ Đình được nhận định là chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt.

Khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 nhằm hoàn thành về cơ bản việc triển khai nhiệm vụ quán triệt, thực hiện các nội dung, vấn đề lớn, cốt yếu ...

Tin khác

Quận Ba Đình: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022

[LĐTĐ] Ngày 3/10, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ, Ban chỉ đạo Xã hội học tập quận Ba Đình [Hà Nội] tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19”.

81,7% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến

[LĐTĐ] Tính đến 17h ngày 30/9, có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống [đạt tỷ lệ 81,7% so với số thí sinh trúng tuyển].

Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT sau năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và từ năm 2025 trở đi vẫn được Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao chất lượng.

Tuyển sinh năm 2022: Minh bạch, công bằng, thực chất

[LĐTĐ] Năm 2022 là năm hoạt động tuyển sinh có nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật để hướng đến minh bạch hóa và đảm bảo công bằng cao nhất cho thí sinh. Với những điều chỉnh mới, cũng có không ít những khó khăn đặt ra. Trước thời điểm đóng Hệ thống xác nhận nhập học, bà Nguyễn Thu Thủy [Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo] đã có những chia sẻ nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2022.

1.574 tác giả tham gia biên soạn sách giáo khoa cho 6 khối lớp

[LĐTĐ] Thời gian tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] sẽ tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn sách giáo khoa [SGK]; bảo đảm SGK tinh giản tối đa kênh chữ, kênh hình, khai thác hiệu quả hình ảnh và ngữ liệu để đảm bảo hiệu quả bài học và giảm giá thành SGK; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt SGK, dành thời gian để địa phương nghiên cứu, lựa chọn SGK đáp ứng với điều kiện, đặc thù của từng vùng, miền…

Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào

[LĐTĐ] Ngày 29/9, tại Thủ đô Viêng Chăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Đại học Quốc gia Lào tổ chức Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào. Đây là hoạt động quan trọng của ngành Giáo dục hai nước chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào - Việt Nam.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa

[LĐTĐ] Trong 2 ngày [28-29/9], tại Trung tâm Hội nghị quốc gia [Hà Nội], Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Trưng bày sách giáo khoa Việt Nam và các nước.

Hà Nội triển khai thí điểm giáo dục STEM ở 10 trường tiểu học

[LĐTĐ] 10 trường tiểu học ở 5 quận, huyện đã được Sở Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Hà Nội lựa chọn để triển khai thí điểm giáo dục STEM.

Từ ngày 1/10, Hà Nội kiểm tra hoạt động của các trường phổ thông ngoài công lập

[LĐTĐ] Từ ngày 1/10, Sở Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của các trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, các trường phổ thông thực hiện liên kết giáo dục, các trường phổ thông ngoài công lập và các trường thực hiện chương trình bổ trợ năm học 2022-2023.

Xây dựng thói quen văn hóa giao thông

[LĐTĐ] Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, bên cạnh nhiệm vụ dạy và học, việc đảm bảo an toàn giao thông, hình thành thói quen tham gia giao thông có văn hóa cho học sinh và phụ huynh luôn là vấn đề được các cấp, các ngành và trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Tin đọc nhiều

Chủ Đề