Dụng cụ diện chẩn là gì năm 2024

Tổng số dụng cụ Diện Chẩn Diện Chẩn đến nay là hơn 150 món, nhưng có nhiều món mang tính phối hợp và có những món có 3 kích cỡ khác nhau [Nhỏ, trung, lớn]. Mỗi dụng cụ có những những tác dụng và kỹ thuật riêng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thực tế. Các bộ dụng cụ Diện Chẩn này được chia làm 15 loại, loại cơ bản nhất là từ bộ số 1 đến số 5, loại theo công năng sử dụng là bộ số 6 đến bộ số 15.

15 bộ dụng cụ Diện Chẩn thường dùng

*Giá bán kèm theo mỗi loại dụng cụ, đơn vị tính ngàn đồng.

Bộ số 1: Dụng cụ Diện Chẩn căn bản Đây là 04 dụng cụ không thể thiếu trong việc phòng và trị bệnh theo phương pháp Diện Chẩn. Bộ cơ bản cho người mới học, làm Diện Chẩn: 1/ Lăn đồng nhỏ + Đầu dò Inox 2/ Lăn cầu gai đôi lớn 3/ Cây cào lớn 4/ Cây búa lớn

Bộ số 2: Dụng cụ Diện Chẩn cho Cá nhân Chia ra loại 2a gồm có 7 món 1/Cây dò – day huyệt 2/Lăn đinh nhỏ, cầu gai nhỏ 3/ Cây cào lớn 4/ Cây chày day huyệt 5/ Cây búa nhỏ 6/ Cây búa lớn 7/ Lăn Cầu gai đôi lớn Loại 2b thêm 2 món : 1/ Lăn cầu đinh đôi lớn 2/ Quả cầu gai bằng sừng [2 quả: ]

Bộ số 3 : Hay sử dụng trong phạm vi gia đình. Bao gồm có 13 món 1/ Cây dò và day huyệt 2/ Cây dò huyệt 2 đầu lớn nhỏ 3/ Cây lăn 2 đầu [lăn đinh và lăn gai] 4/ Lăn cầu gai đôi lớn 5/ Lăn đinh đôi lớn 6/ Lăn cầu gai đôi nhỏ 7/ Lăn đinh đôi nhỏ 8/ Cào lớn 9/ Chày Day huyệt 10/ Búa nhỏ 11/ Búa lớn lò xo 12/ Quả cầu gai bằng sừng [2 quả:] 13/ Quả cầu đinh Inox

Bộ số 4: Bộ dụng cụ Diện Chẩn đa năng Sử dụng trong việc chữa trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Loại 4 gồm 16 dụng cụ Diện Chẩn [là bộ số 3+ thêm 3 món] 1/ Cây Sao chổi lớn 2/ Con Bọ trung/lớn 3/ Cây lăn đồng láng lớn

Bộ số 5: Bộ dụng cụ Phòng khám Diện Chẩn Dùng cho các phòng khám chữa bệnh theo phương pháp Diện Chẩn. Loại 5 gồm có 18 dụng cụ [Là bộ 4 thêm 02 dụng cụ]. Đây là bộ đầy đủ để có thể dùng trong việc chữa bệnh. 1/ Cây lăn 3 trục cán dài 2/ Bàn lăn chân

Bộ số 6: Bộ dụng cụ cấp cứu - Du Lịch 1/ Cây dò day 2/ Cây lăn dò 3/ Cây sao chổi 4/ Cây cào nhỏ 5/ Quả cầu gai [2 quả:] 6/ Ngải cứu - túi

Bộ số 7: Bộ dụng cụ Diện Chẩn chữa huyết áp cao [920.000] 1/ Cầy dò day 2/ Cây cào lớn 3/ Cây cào [dò] nhỏ 4/ Lăn đinh đôi lớn 5/ Điếu ngải cứu - túi 6/ Quả cầu gai [2 quả:]

Bộ số 8: Bộ dụng cụ giảm béo - tan mỡ bụng 1/ Cây dò day 2/ Cây dò ba chia lớn 3/ Cây dò lưng [sao chổi] 4/ Lăn ba trục cán dài 5/ Con bọ lớn 6/ Con bọ nhỏ 5/ Bàn lăn 3 trục cán ngang 6/ Ngải cứu

Bộ số 9: Bộ dụng cụ Diện Chẩn chữa liệt nửa người 1/ Cây dò day 2/ Cây lăn 2 đầu 3/ Lăn cầu gai đôi nhỏ 4/ lăn cầu đinh đôi nhỏ 5/ Lăn cầu gai đôi lớn 6/ Lăn cầu đinh đôi lớn 7/ Quả cầu gai 3 loại: Sừngx2/đinh/láng 8/ Cào lớn 9/ Cào [dò] bé 10/ Búa lớn 11/ Búa bé 12/ Ngải túi 10 điếu

Bộ số 10: Dụng cụ Diện Chẩn thẩm mỹ & làm đẹp 1/ Cây dò day 2/ Cây sao chổi trung 3/ Cây lăn 2 đầu [đồng - gai] 4/ Lăn 2 đầu [đinh - gai] 5/ Lăn đồng gai trung 6/ Lăn đồng láng trung 7/ Lăn cầu gai đôi nhỏ 8/ Lăn cầu đôi láng sừng 9/ Lăn đinh đôi nhỏ 10/ Cào lớn 11/ Cào [dò] nhỏ 12/ Bàn chải tiên nhỏ 13/ Bàn chải tiên lớn 14/ Bàn chải tiên - lăn đồng láng 16/ Bàn trải tiên - lăn đồng gai 17/ Lăn đồng gai cán dẹp 18/ Lăn đồng láng cán dẹp 19/ Quả cầu láng bằng sừng 20/ Cây lăn mụn 21/ Cây đũa thần

Bộ số 11: Bộ dụng cụ chữa tim mạch 1/ Cây dò day 2/Quả cầu gai x 2/Inox/Láng 3/ Túi ngải - 10 điếu

Bộ số 12: Bộ dụng cụ Diện Chẩn chữa béo phì 1/ Cây dò day 2/ Dò 3 chia lớn 3/ Sao chổi 4/ Lăn đinh đôi lớn 5/ Cây lăn 3 trục cán ngắn 6/ Cây lăn 3 trục cán dài 7/ Con bọ lớn 8/ Con bọ nhỏ 9/ Túi ngải - 10 điếu

Bộ số 13: Bộ dụng cụ trị yếu sinh lý 1/ Cây dò day 2/ Cây sao chổi 3/ Cây sao chổi mini 4/ Cây cào [dò] nhỏ 5/ Cây dò huyệt trên lưng 6/ Túi ngải - 10 điếu

Bộ số 14: Bộ dụng cụ Diện Chẩn chữa cận thị 1/ Cây dò hai đầu 2/ Búa nhỏ 3/ Lăn đinh cầu gai 4/ Cào lớn 5/ Lăng sừng láng [mới] 6/ Túi ngải - 10 điếu

Bộ số 15: Dụng cụ Diện Chẩn chữa đau nhức 1/ Cây dò 2 đầu 2/ Chày day huyệt 3/ Lăn cầu gai đôi lớn 4/ Lăn hai đầu sừng đinh 5/ Búa nhỏ 6/ Búa to 7/ Cào lớn 8/ Ngải cứu

Bộ 16: Dụng cụ Diện Chẩn chữa viêm xoang 1. Dò hai đầu 2. Búa nhỏ 3. Cào lớn 4. Chày day huyệt 5. Ngải cứu túi 10 điếu

Bộ 17: Bộ sách Diện Chẩn cơ bản Bao gồm các cuốn sách cơ bản về lý thuyết và thực hành sử dụng các dụng cụ của Diện Chẩn, từ đó giúp cho người học vận dụng linh hoạt trong việc khám và điều trị bệnh. 1/ Diện Chẩn Điều khiển Liệu pháp 2/ Diện Chẩn ABC 3/ Chữa bệnh bằng đồ hình phản chiếu và đồng ứng 4/ Diện Chẩn Điều khiển Liệu pháp & xoa bóp Việt Nam 5/ Âm dương khí công 6/ Ẩm thực dưỡng sinh

Bộ 18: Bộ sách 6 cuốn A4: Diện Chẩn thực hành

Tác dụng dụng cụ Diện Chẩn

Ngoài hệ thống các phác đồ và Huyệt Đạo, để tăng cường hiệu quả phòng và trị bệnh, GS TSKH Bùi Quốc Châu, người sáng lập phương pháp Diện Chẩn còn sáng tạo ra những dụng cụ Diện Chẩn chuyên biệt. Những dụng cụ Diện Chẩn này có tác dụng gia tăng hiệu quả tác động lên các huyệt đạo và các khu vực trên vùng mặt và toàn thân, chủ yếu là vùng lưng, bụng, cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân. Các dụng cụ Diện Chẩn được chế tác một cách công phu, có giá trị và tính thẩm mỹ cao, với nhiều kích thước khác nhau, có thể trang bị tại gia đình hay với các dụng cụ Diện Chẩn mini, có thể mang theo bên mình để sử dụng bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào.

Các dụng cụ Diện Chẩn rất đa dạng về hình thức, phong phú về số lượng. Vì thế để giúp cho độc giả dễ nhớ và dễ tìm được cho mình những dụng cụ Diện Chẩn cần thiết, phù hợp với mục đích yêu cầu. Chúng tôi chia các dụng cụ Diện Chẩn ra làm ba Nhóm dụng cụ:

1. Nhóm dụng cụ Diện Chẩn xếp theo hình dạng : Những dụng cụ Diện Chẩn có hình dạng và chức năng tương tự nhau sẽ xếp theo một loại.

2. Nhóm dụng cụ Diện Chẩn xếp theo cấp độ : Để sử dụng thì người dùng có thể chọn cho mình từ những dụng cụ Diện Chẩn cơ bản nhất, không thể thiếu trong loại số 1, đến việc mở rộng ra theo nhu cầu, có thể tăng thêm những dụng cụ Diện Chẩn khác trong loại số 2, số 3, 4 cho đến số 5 là bộ dụng cụ Diện Chẩn đầy đủ. [5 bộ cơ bản ở phần trên]

3. Nhóm dụng cụ Diện Chẩn xếp theo công năng : Mỗi một loại bệnh, có thể dùng một số dụng cụ Diện Chẩn chuyên biệt, nhất là trong việc làm đẹp hay chữa các bệnh mãn tính. Tùy theo bệnh cần chữa hay mục đích mà chúng ta có thể chọn các loại dụng cụ Diện Chẩn chuyên biệt cho từng bệnh hay nhu cầu. [10 bộ ở phần trên, từ bộ số 6 đến bộ số 15]

Nhóm dụng cụ Diện Chẩn xếp theo hình dạng:

a/ Loại cây lăn nhỏ: Cây lăn dò đồng – Lăn dò sừng – Lăn dò cầu – lăn dò đinh : Các loại này gồm một đầu là que dò bằng Inox, một đầu là các quả lăn hình cầu bằng nhựa cao cấp hay các quả lăn hình trụ có các đinh bằng inox , chủ yếu tác động trên vùng mặt và bàn tay, bàn chân do diện tiếp xúc nhỏ.

Cây dò lăng đồng Diện Chẩn

Cây dò lăn dinh Diện Chẩn

Cây dò lăn sừng Diện Chẩn

Cây Cào nhỏ – que dò Diện Chẩn

b/ Loại cây lăn lớn:

Nhóm dụng cụ Diện Chẩn này có các cây lăn cầu làm bằng nhựa cao cấp và các cây lăn đinh làm bằng Inox, dùng để lăn trên lưng, bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay.

Cây Lăn Cầu gai đơn Diện Chẩn

Cây lăn cầu gai đôi Diện Chẩn

Cây Lăn Đinh Đơn Diện Chẩn

Cây Lăn Đinh Đôi Lớn Diện Chẩn

Cây lăn cầu gai có tính Dương

Cây lăn đinh có tính Âm

c/ Loại que dò - ấn huyệt :

Cây Dò –Day , Cây Dò hai đầu [lớn - nhỏ] , Cây dò - ấn huyệt trên ngón tay – chân, Cây Day huyệt trên lưng , Cây Dò 3 chia lớn , Cây Sao Chổi [Nhỏ , trung, lớn]. Nhóm dụng cụ Diện Chẩn này gồm các cây có một hay hai đầu dò , dùng để tìm huyệt và ấn, day trên các sinh huyệt [huyệt gây đau]. Tác động trên mặt, tai, cổ gáy, lưng, bàn tay, cánh tay, ngón tay, bàn chân …

Cây dò Huyệt Diện Chẩn

Cây Dò – Day Huyệt Diện Chẩn

Cây Dò Ba chia Diện Chẩn

Cây Dò 2 đầu lớn nhỏ Diện Chẩn

Cây Sao Chổi Diện Chẩn

d/ Loại cây lăn – cào – dò chuyên biệt

Đây là Nhóm dụng cụ Diện Chẩn được thiết kế để dùng lăn - cào hay dò huyệt tại một số bộ phận đặc thù trên cơ thể như loa tai, cổ gáy, cạnh bàn tay … Mỗi dụng cụ Diện Chẩn chỉ dùng để lăn hay cào 1, 2 vùng trên.

Cây Lăn Đồng Lõm Diện Chẩn

Cây Lăn Sừng lõm Diện Chẩn

e/ Loại cây búa gõ

Cây búa nhỏ Diện Chẩn

Cây búa lớn Diện Chẩn

Búa nhỏ : Dùng để gõ vào các điểm đau [Sinh huyệt] hay các khu vực nhỏ trên cơ thể, có một đầu nhọn bằng nhựa và một đầu có 3 qua bằng inox.

Búa lớn : Dùng để gõ trên vai, lưng, đầu gối …

f/Loại bàn chải, cây cào.

Bàn chải nhỏ Diện Chẩn

Bàn chải lớn Diện Chẩn

Bàn chải tiên - lăn đồng láng nhỏ

Bàn chải – lăn đồng láng lớn Diện Chẩn

Con bọ nhỏ Diện Chẩn

Con bọ lớn Diện Chẩn

Chủ yếu là cào trên da dầu để lưu thông khí huyết

g/ Loại thiết bị

Ống tắt ngải cứu Diện Chẩn

Máy dọng cừ Diện Chẩn

Điếu ngải cứu Diện Chẩn [35/10 điếu]

Cây cạo gió day huyệt Diện Chẩn

Bút dò huyệt hai đầu bạc

Đôi đũa thần Diện Chẩn

h/ Loại bàn lăn – xe lăn

Cây lăn mụn

Cây lăn ba trục cán ngắn

Cây lăn ba trục cán dài

Bàn lăn ba trục cán ngang

Bàn lăn tay Diện Chẩn

Bàn lăn chân Diện Chẩn

Xe lăn 4 cầu Diện Chẩn

Quả cầu gai Diện Chẩn

Quả cầu đinh

Quả cầu láng

Cây lăn quẹt gai

Chày day huyệt

Cách dùng các dụng cụ Diện Chẩn

Trong việc sử dụng các dụng cụ Diện Chẩn day, ấn, gạch... ta cần tìm ra những vùng hay điểm nhạy cảm [Điểm phản xạ hay Sinh huyệt: có cảm giác đau khi đụng đến] tại các nơi phản chiếu [dưới dạng đồ hình] của các bộ phận hay cơ quan đang bị đau nơi vùng mặt, đầu, loa tai, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, lưng... hay chính nơi đau để tác động.

Điểm đau hay Sinh huyệt, chính là nơi cần tác động để chữa bệnh, vì khi tác động ta sẽ làm khí huyết lưu thông [Thông tắc bất thống]. Muốn tìm Sinh huyệt, ta cầm que dò thẳng góc da mặt, vạch từng đoạn ngắn [1-2cm] tìm điểm nào đau thốn nhất trong các điểm đau: Đó là Sinh Huyệt.

Trong trường hợp không biết hay chưa quen tìm ra Sinh huyệt, ta có thể tác động ngay chỗ đau [đau đâu làm đó] hoặc vào những nơi tương ứng với các bộ phận đang đau, dựa trên các đồ hình phản chiếu [Trên mặt, lưng, ngực, bàn tay] hay đồ hình đồng ứng [Có hình dáng tương tự] cũng đem lại hiệu quả. Ví dụ: Bàn chân đau nhức thì dùng cây lăn nhỏ lăn ở cằm hay dùng que dò ấn một số điểm ở vùng cuối của bàn tay mà không cần dò tìm Sinh Huyệt.

Nếu bệnh nhân hợp với cách điều trị nào, thì ngay sau khi tác động theo cách đó khoảng 30 - 60 giây, sẽ có hiệu quả giảm ngay 40 - 50% tình trạng đau. Nếu không hợp, thì dù có tác động lâu hơn cũng không có kết quả. Khi đó, ta cần phải chuyển sang dụng cụ Diện Chẩn khác và làm cho đến khi gặp dụng cụ Diện Chẩn thích hợp thì bệnh chứng sẽ giảm ngay sau 3 lần tác động cách khoảng [độ 5 phút]. Cũng có khi tác động nơi này không có kết quả, thì phải chuyển sang nơi khác, mới có thể đạt hiệu quả [Đó là nguyên lý chữ TÙY trong Diện Chẩn]

Chủ Đề