Dung dịch Polymer la gì

Polime là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến, thân thuộc trong đời sống. Chúng ta vẫn hay thường dùng tiền polime, nhựa polime, và nhiều sản phẩm khác. Vậy Polime là gì? Nhiều người sử dụng polime, polymer, liệu 2 từ này có giống nhau không? Tất cả sẽ được Toàn Á giải đáp trong bài viết dưới đây.

Polime là gì?

Theo khái niệm chung, Polime là hợp chất cao phân tử (khối lượng phân tử lớn), với sự lặp lại nhiều lần của các phân tử nhỏ. Các mắt xích sẽ được nối với nhau bởi cặp electron chung.

Tương đương với thuật ngữ Polime, bạn cũng có thể sử dụng từ Polymer hoặc Polyme để chỉ cùng chỉ về một chất. Các từ này có giá trị như nhau, nhưng theo thói quen sử dụng của mỗi người khác nhau.

Đây là một thuật ngữ chung, do đó sẽ bao gồm cả polime thiên nhiên (giấy, gỗ, protein...) và nhân tạo (nhựa dẻo, cao su, nilon,...). Trong đời sống có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một công thức hóa học riêng, polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) hoặc không. Do đó, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm này rất đa dạng.

Tuy nhiên, chúng có một số tính chất chung:

  • Nhiệt độ nóng chảy không xác định chính xác, dải nhiệt nóng chảy rộng.
  • Khi nóng chảy thường ở trạng thái nhớt, để một thời gian nguội lại sẽ thành dạng dẻo. Một số loại khi nóng chảy có thể dẫn đến phân hủy.
  • Hầu hết không tan trong nước, và các dung môi thông thường.

Xét về góc độ bài viết, chúng tôi sẽ nói về các loại Polymer chuyên dùng trong ngành xử lý nước nước thải. Dưới đây là phần nội dung chi tiết để các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn.

Đặc điểm hóa chất Polymer xử lý nước thải

Polymer là hóa chất giúp nâng cao hiệu suất vượt trội xử lý nước thải công nghiệp. Với mỗi loại nước thải có tính chất khác nhau sẽ sử dụng loại polymer khác nhau: polymer cation, polymer anion, polymer lưỡng tính - sản phẩm có khối lượng phân tử thấp, trung bình, cao và rất cao, ở cả dạng lỏng/nhũ tương và dạng khô/bột

Dung dịch Polymer la gì

Cơ chế hoạt động

Polymer là hóa chất được sử dụng trong xử lý nước thải, nước cấp. Chúng được dùng để hỗ trợ cho quá trình keo tụ, tạo bông mà không ảnh hưởng đến độ pH. Hóa chất Polymer được sử dụng bằng cách trộn nhanh và khuấy nhẹ vào nước thải. Hóa chất có khả năng hòa tan tốt trong nước, nhưng không hòa tan trong các dung môi hữu cơ thông thường khác.

Với khả năng phân tán, cắt mạch, kết bông tốt, Polymer hoạt động theo cơ chế trung hòa các điện tích trong hạt lơ lửng ở nước thải với các điện tích trái dấu nằm trong polymer. Từ đó, tạo ra những bông cặn lớn, lắng và tách chất rắn ra khỏi nước thải một cách dễ dàng hơn.

Phân loại polymer dùng trong xử lý nước thải

Việc lựa chọn hóa chất keo tụ phù hợp cho nước thải cần phải xem xét thành phần hóa học của nước thải. Chúng được phân loại thành các dạng khác nhau để sử dụng với các mục đích:

Polymer anion xử lý nước thải

Công thức hóa học: CONH2[CH2-CH-]n.

Trọng lượng phân tử: 5 -24000000.

Tính chất: tan thích hợp với mật độ cao chất huyền phù vô cơ mang điện tích dương với giá trị PH trung tính của dung dịch bazơ, các hạt huyền phù dày 1mm -10mm. Thường dùng trong keo tụ nước cấp và nước thải, giúp cải thiện chất lượng nước.

Polymer cation xử lý nước thải

  • Công thức hóa học: (C3H5ON)n.
  • Trọng lượng phân tử: 8 - 10 triệu.
  • Hàm lượng ion: 20 - 30%.
  • Thời gian hòa tan: chưa đến 60 phút.
  • Chất không tan: 0.1%.

Tính chất: thích hợp cho dung dịch huyền phù mang điện tích âm và chứa chất hữu cơ. Thường dùng keo tụ trong nước thải, dùng để xử lý bùn.

Dung dịch Polymer la gì

Polymer lưỡng tính

Có điện tích trung hòa với nước thải tan trong dung dịch lưỡng cực. Thích hợp để tách hỗn dịch hữu cơ và vô cơ hỗn hợp; dung dịch là trung tính hoặc axit.

Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau và người sử dụng yêu cầu hiệu suất sản phẩm có thể chọn sử dụng trọng lượng phân tử khác nhau. Polymer thường được mua ở dạng khô hoặc lỏng đậm đặc và được pha trong nước thành dung dịch khoảng 2% trước khi sử dụng.

Xử lý nước mặt với nhiều chất khoáng chất, hóa chất hòa tan như Fe2+, Mn2+,...

Xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải nhiều hạt lơ lửng, thô, nồng độ cao, các hạt mang điện tích dương, giá trị PH là nước thải trung tính hoặc kiềm. Chẳng hạn như nhà máy gang thép, nhà máy mạ điện và nước thải, chất thải luyện kim, nước thải rửa than...

Sử dụng chủ yếu trong quá trình tách rắn - lỏng công nghiệp, bao gồm cả quá trình lắng, để cô đặc và các quá trình tách nước bùn. Ứng dụng cho tất cả các ngành chính là: Xử lý nước thải đô thị, giấy, chế biến thực phẩm, hóa dầu, chế biến luyện kim, thuốc nhuộm và tất cả các loại xử lý nước thải công nghiệp.

Xử lý nước thải nhuộm, thuộc da, xử lý nước thải dầu, để loại bỏ độ đục, khử màu.

Ngoài ra, polymer còn được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy như chất tạo độ bền khô, chất giữ ẩm, chất trợ lọc. Từ đó, cải thiện đáng kể như chất lượng giấy, tăng cường độ bền vật lý và giảm mất chất xơ. Đồng thời có thể được sử dụng trong xử lý nước trắng, vai trò keo tụ.

Tại sao lựa chọn Toàn Á để mua sản phẩm Polymer xử lý nước thải

Toàn Á là một trong những nhà phân phối hóa chất xử lý nước thải lớn nhất tại Việt Nam.

Sản phẩm được kiểm soát chất lượng tốt. Cung cấp đa dạng các sản phẩm cho các lĩnh vực ứng dụng khác nhau.

Hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước, giúp bạn có những lời khuyên xác thực nhất cho hệ thống xử lý nước thải, nước cấp.Hóa chất keo tụ Polymer là giải pháp hữu hiệu để keo tụ các tạp chất lơ lửng trong nước thải và nước cấp. Tuy nhiên, quan trọng là bạn cần lựa chọn đúng loại Polymer thích hợp với nhu cầu xử lý, cũng như nhà phân phối chất lượng. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các thông tin và báo giá chính xác nhất.

Dung dịch polyme là gì?

Dung dịch polyme có ý nghĩa rất lớn trong kỹ thuật, ứng dụng thực tế và trong nghiên cứu. Rất nhiều trường hợp polyme được sử dụng dưới dạng dung dịch như sơn, vecni, keo dán ...; nhiều loại sợi và màng mỏng được gia công dưới dạng dung dịch polyme.

Polymer làm từ chất liệu gì?

Polymer là loại hợp chất có khối lượng phân tử lớn, được cấu tạo từ nhiều đơn vị lặp lại. Chất dẻo, protein và tinh bột những ví dụ điển hình của Polymer. Loại vật liệu rất phổ biến hiện nay - nhựa Polymer chủ yếu có nguồn gốc hóa dầu và thường được thêm một số phụ gia, giúp tăng độ bền, tạo màu,...

Sự polyme hóa là gì?

Quá trình chúng liên kết lại với nhau gọi quá trình polime hóa. Trong đó hai phân tử riêng lẻ của hai loại giống hoặc khác nhau kết hợp lại với nhau. Liên kết này được gọi liên kết cộng hóa trị. Khi liên kết này diễn ra, chúng hình thành các phân tử lớn hơn gọi là polime.

Polime có những tính chất gì?

Tính chất vật lý của polime nổi bật nhất là: Nó tồn tại ở dạng chất rắn, không bay hơi, không nhiệt độ nóng chảy xác định (thường nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng). Khi nóng chảy, đa số polime tạo ra chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại và được gọi là chất nhiệt dẻo.