Đường phố những ngày đầu mở cửa sau dịch phèn

Hải Phòng là miền đất cổ với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội lâu đời.

Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với các chứng tích của người tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc Văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 4000 đến 6000 năm; với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng thuộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của con ngưòi ở di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên), Núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ 2000 năm đến hơn 3000 năm; với truyền thuyết về tên tuổi của nữ tướng Lê Chân - người lập Trang An Biên vào đầu Công nguyên - cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay.

Là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, Hải Phòng có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Hải Phòng là vùng đất in đậm dấu ấn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.Thời nhà Mạc, vì đây là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh.

Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được vua Tự Đức giao phó, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải Phòng sứ. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng.

Thành phố Hải Phòng ngày nay được Quốc Hội Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Quyết định thành lập vào ngày 27/10/1962, trên cơ sở hợp nhất thành phố Hải Phòng cũ và tỉnh Kiến An.

Hải Phòng là địa phương giàu truyền thống cách mạng.

Cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, với tư cách là “Cảng lớn của Bắc kỳ”, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp, Hải Phòng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức dân tộc và giai cấp của thực dân tư bản Pháp. Là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước tiếp nhận và thể nghiệm Chủ nghĩa Mác-Lê nin do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tryền bá vào trong nước, Hải Phòng có vai trò quan trọng trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 1925-1930.

Đầu tháng 4/1929 tổ chức cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng được thành lập. Tháng 4/1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng được thành lập, là một trong ít những đảng bộ ra đời đầu tiên ở trong nước.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Hải Phòng diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết. Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước trong các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, Hải Phòng-Kiến An là nơi phong trào Việt Minh phát triển mạnh. Ngày 12-7-1945, nhân dân Kim Sơn (Kiến Thuỵ) vùng lên lập Uỷ ban giải phóng, kháng Nhật thắng lợi. Tiếng trống Kim Sơn đã mở đầu cho quá trình khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám 1945 ở vùng Duyên hải Bắc bộ. Theo lệnh tổng khởi nghĩa, chỉ trong vòng 10 ngày từ 15 đến 25/8/1945, chính quyền tay sai các cấp của địch ở Hải Phòng, Kiến An đã bị lực lượng cách mạng đập tan, chính quyền cách mạng được thiết lập. Nhân dân Hải Phòng cùng với nhân dân cả nước nhất tề đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do, xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á.

Sự kiện giải phóng Hải Phòng (13/5/1955):

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Song do dã tâm xâm lược, thực dân Pháp lại gây hấn, tiến hành cuộc chiến tranh mới, quyết tâm tiêu diệt Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á.

Ngày 20-11-1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Hải Phòng. Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng-Kiến An đã tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện ngay trong vùng địch tạm chiếm sâu, lập nhiều chiến công xuất sắc, làm nên truyền thống “đường 5 anh dũng”, “đường 10 Quật khởi”, Sở Dầu, Cát Bi rực lửa; góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm năm châu, chấn động địa cầu", buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Tuy nhiên, khác với các địa phương, ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng lại bước tiếp vào cuộc chiến đấu mới-đó là thời kỳ “300 ngày giải phóng quê hương”.

Trong thời gian này, cuộc đấu tranh với địch trên các mặt trận kinh tế, chính trị diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Hải Phòng đã đập tan ý đồ phá hoại thành phố Cảng, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của thực dân Pháp và bọn tay sai, bảo vệ vững chắc thành phố.

Ngày 13/5/1955, bộ đội ta rầm rập tiến vào tiếp quản thành phố. Cả rừng cờ đỏ sao vàng chiến thắng kiêu hãnh tung bay trên bầu trời Hải Phòng, báo hiệu một trang sử mới bắt đầu. Ngày 15/5/1955, những tên lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (thuộc quận Đồ Sơn ngày nay) rút khỏi Hải Phòng. Hải Phòng được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

Từ ngày 13 tháng 5 năm 1955 lịch sử ấy đến nay, Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã liên tục chiến đấu, xây dựng, phát triển, có những đóng góp xứng đáng cùng toàn Đảng, quân và dân cả nước giành những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa thời đại và lịch sử sâu sắc trong thế kỷ thứ XX và trong những năm đầu của thế kỷ thứ XXI.


Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,… Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây:

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,… Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây:


CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT TRONG MÙA MƯA LŨ


Bước 1: Làm trong nước Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch. – Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. – Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.


 

Đường phố những ngày đầu mở cửa sau dịch phèn


Bước 2: Khử trùng nước Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi. a) Khử trùng nước bằng hóa chất: – Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong. – Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Cách khử trùng: – Viên Cloramine B 0,25g: Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được. – Viên Aquatab 67mg: Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được. – Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong l lít nước. Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được. Lưu ý: – Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được. – Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo. – Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

– Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.


 

Đường phố những ngày đầu mở cửa sau dịch phèn


b) Đun sôi nước – Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi. – Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống. – Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng. c) Sử dụng các thiết bị lọc nước Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Lưu ý: Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.


XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC SAU BÃO LỤT


a) Đối với Giếng khơi:  Tiến hành theo 3 bước: Bước 1: Thau rửa giếng:          Làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng.          Trước khi làm trong và khử trùng nước, phải thau vét giếng, lấy hết bùn, rửa thành giếng. Bước 2: Biện pháp làm trong nước:          Dùng phèn chua liều lượng 50gam/1m3 nước, nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa 100gam/1m3.          Tán nhỏ, hoà tan hết phèn chua trong chậu.          Cho nước phèn chua vào gàu múc nước thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần và đợi 30 phút sau mới thực hiện bước khử trùng nước. Bước 3: Khử trùng nước giếng:          Ước lượng nước trong giếng khoảng bao nhiêu m3 (1 bi tương đương 1m3) cứ 1m3 hoà tan 10 - 20gam Chloramine B tương đương 1 đến 2 thìa canh (tuỳ thuộc vào độ đục của nước).          Múc một gàu nước.          Hoà lượng hoá chất nói trên vào nước, phải khuấy đều cho tan hết hoá chất.          Thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần.          Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B quấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Chlo mới đảm bảo.          Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng          Sau 30 phút mới sử dụng nước (để phải đảm bảo lượng Clo dư (0,3 - 0,5mg/lít)). (Nếu lỡ cho quá nhiều choloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi clo mới sử dụng). Lưu ý:          Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn.          Sau khi khử trùng nếu ngửi có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.          Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được. b) Đối với giếng khoan:          Tháo dây cao su và ni lông bịt miệng giếng khoan.          Cọ rửa vòi, cần và nền giếng khoan.          Khơi thông cống rãnh quanh giếng.

         Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó mới sử dụng


 

Đường phố những ngày đầu mở cửa sau dịch phèn

Ban biên tập Trang thông tin điện tử của Cục Y tế dự phòng