Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM [ Tiết 4]

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS có thể:

- Nhận biết được cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm  [ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất]

- Nêu được cách ứng phố với  tình huống khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất và thực hành các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực, ứng phó được những tình huống ngu hiểm [ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất]

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái, tự lập

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...[ nếu có điều kiện], sgv, tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Ứng phó với tình huống nguy hiểm”

- HS: sgk, sbt, đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ về những tình huống bất ngờ, nguy hiểm gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất để làm tiền đề cho việc xây dựng bài học mới
  3. Nội dung: HS hoạt động cá nhân và hoàn thiện câu hỏi
  4. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học
  5. Tổ chức thực hiện:

GV cùng HS thảo luận, chia sẻ về những tình huống bất ngờ, nguy hiểm gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Dẫn dắt:

Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, dộ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Chính vì thế việc ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất cũng là một kĩ năng quan trọng mà chúng ta cần biết tới. Bài học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI [ Khám phá]

Hoạt động 1: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm [ứng phó gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất]

  1. Mục tiêu: HS nêu được cách ứng phố với tình huống khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất và thực hành các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS quan sát các bức tranh, đọc thông tin để trả lời câu hỏi:

Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất?

Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về cách nhận biết và ứng phó với một số tình huống nguy hiểm, sau đó tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua mục chốt nội dung trong SGK nhằm giúp HS củng cố lại tri thức đã khám phá.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:  HS trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất ý kiến trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả thực hiện nhậm vụ của HS và chốt kiến thức, kĩ năng cần nhớ

2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

e. Ứng phó khi gặp lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Khi xảy ra lũ quét, lx ống, sạt lở đất, em cần:

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Chủ động chuẩn bị phòng, chống [ đèn pin, thực phẩm, áp mưa,….]

+ Không đi qua sông, suối khi có lũ

+ Gọi 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn

Để phòng, chống lũ ống, lũ quyest, sạt lở đất, chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc phá rừng và cac shoatj động khai thác khoáng sản, khai thác đá bừa bãi

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:

– Tình huống đã diễn ra khi nào?

– Em đã làm gì khi gặp tình huống đó

Lời giải:

Một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau: có người lạ đi theo khi em đi học về.

– Tình huống đã diễn ra khi: em đi học về 1 mình 

– Em đã làm khi gặp tình huống đó: em đã tìm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

Em hãy đọc các thông tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a] Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì?

b] Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày.

Lời giải:

a] Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm; Những tình huống này có thể gây ra hậu quả:

1. Bị người lạ lừa. => mất trộm, bắt cóc.

2. Mưa dông, lốc xoay. => nguy hiểm đến tính mạng.

3. Hỏa hoạn. => nguy hiểm đến tính mạng.

4. Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. => => nguy hiểm đến tính mạng.

b] Những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày: Té ngã trong sân trường, chạy xe phóng nhanh vượt ẩu…

2. Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

a] Nếu là hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao?

– Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

– Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp.

– Bỏ chạy.

b] Em làm gì để tránh gặp phải tình huống trên?

Lời giải:

a] Nếu là hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách để thoát khỏi nguy hiểm: Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp… Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết và đến giúp mình.

b] Em sẽ không đi 1 mình nơi vắng người để tránh gặp phải tình huống.

Em hãy quan sát chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy dưới đây để thỏa luận, ứng phó trong các trường hợp:

 

Lời giải:

– Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn: thông báo cho mọi người xung quanh, gọi 114.

– Khi bị mắc kẹt trong đám cháy: thoát ngay theo đường hành lang, cầu thang bộ và ban công ở tầng thấp; nếu đám cháy lan tới nơi mình đứng  cần dùng khăn thấm nước che mặt, che người; đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy; đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra ra.

– Khi bị lửa bén vào quần áo: nằm ngay xuống đất và lăn qua lăn lại 

Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

 

a, Thông tin trên cho em biết cần làm gì:

– Khi bản thân bị đuối nước?

– Khi gặp người bị đuối nước?

b, Em có thể tránh được nguy cơ bị đuối nước bằng cách nào?

Lời giải:

a] Thông tin trên cho em biết cần làm:

– Khi bản thân bị đuối nước: Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước; dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn; khi chuyển động lên xuống, há miệng to hit vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước , ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

– Khi gặp người bị đuối nước: nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

b] Cần làm tránh đuối nước bằng cách: không đi bơi 1 mình, không chơi gần ao hồ, sông , suối…

  • Ứng phó khi gặp dông, lốc, sét 

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết cần làm gì khi mưa dông, lốc, sét.

 

Lời giải:

Cần làm khi có mưa dông, lốc, sét: ở trong nhà, tắt thiết bị điện, tìm nơi trú ẩn an toàn, không trú dưới gốc cây, cột điện.

Em còn biết cách ứng phó  khác khi gặp mưa dông, lốc, set: không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…

  • Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết làm gì khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

 

Lời giải:

Làm khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất: thường xuyên xem dự báo thời tiết, chủ động chuẩn bị phòng chống [đèn pin, thực phẩm, áo mưa…]; không đi qua sông suối khi có lũ, gọi 112…

Cách ứng phó khác khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất: không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

1. Chơi trò chơi ”tiếp sức” kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống?

2. Hãy nhận xét sự nguy hiểm  có thể xảy ra và cách xử lí mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a]Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm.

b]Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên và khuyên các bạn không nên tắm sông.

c]Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét.

Lời giải:

a] Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm. => Có thể xảy ra hỏa hoajn, Hằng làm rất đúng.

b] Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên và khuyên các bạn không nên tắm sông. => Có thể bị đuối nước, Nam từ chối và khuyên các bạn là đúng.

c] Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét. => Hòa làm vậy là rất nguy hiểm.

3. Xử lí tình huống:

Lời giải:

1. Em sẽ ra nơi đông người và nhờ mọi người gọi nhờ điện thoại về cho người thân tới đón.

2. Nếu là Mai em khuyên mọi người không nên trú ở gốc cây vì rất nguy hiểm.

3. Em sẽ khuyên các bạn nên ở trong lớp không nên ra lượm như vậy rất nguy hiểm.

1. Em hãy cùng các bạn thiết kế 1 sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với 1 tình huống nguy hiểm.

2. Em hãy tìm hiểu những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống theo bảng mẫu sau đây:

Lời giải:

Những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống:

Video liên quan

Chủ Đề