GDP Việt Nam 2022 bao nhiêu tỷ USD?

Tính riêng quý IV/2022, GDP ước tăng 5,92% so với cùng kỳ năm 2021, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Một điểm sáng nữa của "bức tranh" kinh tế là khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Cụ thể, một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Theo đó, ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng cao nhất khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch COVID-19 đã được kiểm soát.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động [tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021].

Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện [tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021].

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước [GDP] năm 2022 tăng 8,02% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại. Các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.

Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65% vào tăng trưởng chung của cả nước.

Theo đó, quy mô GDP Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 9.513 nghìn tỷ đồng [409 tỷ USD]. Trong đó, ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước là công nghiệp chế biến, chế tạo; đạt 2.355 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

Cùng với đó, theo báo cáo mới nhất World Economic League Table 2022 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh [CEBR], năm 2022, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 400 tỷ USD, tương tự như con số mà TCTK đưa ra. Với quy mô GDP đạt 400 tỷ USD. Việt Nam xếp thứ 4 trong khối ASEAN năm 2022.

Theo CEBR, quy mô GDP của Indonesia dẫn đầu trong khu vực ASEAN, đạt khoảng 1.278 tỷ USD vào năm 2022. Xếp sau Indonesia là Thái Lan với quy mô GDP đạt khoảng 491 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN năm 2022.

Cùng với đó, Singapore, Philippines, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào có quy mô GDP đạt lần lượt là 421 tỷ USD, 397 tỷ USD, 382 tỷ USD, 61 tỷ USD, 29 tỷ USD, 18 tỷ USD và 15 tỷ USD vào năm 2022.

Quy mô GDP các nước trong khối ASEAN giai đoạn 2022-2037 theo CEBR. Nguồn: CEBR.

Năm 2023, CEBR dự báo quy mô GDP Indonesia đạt khoảng 1.326 tỷ USD, xếp thứ nhất trong khối ASEAN. Xếp sau Indonesia là Thái Lan với dự báo quy mô GDP đạt khoảng 498 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN năm 2022.

Singapore được dự báo xếp thứ 3 trong khối ASEAN với quy mô GDP đạt khoảng 437 tỷ USD. Việt Nam được dự báo xếp thứ 4 trong khối ASEAN với quy mô GDP đạt khoảng 422 tỷ USD. Phlippines được dự báo quy mô GDP đạt khoảng 404 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Malaysia được dự báo quy mô GDP đạt khoảng 390 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khối ASEAN.

Cùng với đó, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào có dự báo quy mô GDP đạt lần lượt là 66 tỷ USD, 32 tỷ USD, 18 tỷ USD và 14 tỷ USD vào năm 2023.

Đến năm 2037, quy mô GDP của Việt Nam vượt mốc 1.000 tỷ USD theo dự báo của CEBR. Cụ thể, GDP Việt Nam đạt khoảng 1.283 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN. Như vậy, để GDP vượt 1.000 tỷ USD, gấp 3 lần hiện tại, Việt Nam cần 15 năm nữa.

Cùng với đó, quy mô GDP Indonesia được dự báo vẫn dần đầu khối ASEAN, đạt khoảng 3.585 tỷ USD năm 2037. Thái Lan xếp ở vị trí thứ 2 trong khối ASEAN với quy mô GDP được dự báo đạt khoảng 1.294 tỷ USD vào năm 2037.

Philippines xếp thứ 4 khối ASEAN với quy mô GDP được dự báo đạt khoảng 1.233 tỷ USD vào năm 2037. Malaysia có quy mô GDP được dự báo đạt khoảng 967 tỷ USD, xếp thứ 5 khối ASEAN vào năm 2037. Singapore có quy mô GDP được dự báo đạt khoảng 869 tỷ USD, xếp thứ 6 khối ASEAN vào năm 2037.

Các quốc gia còn lại như Myanmar, Campuchia, Lào và Brunei có dự báo quy mô GDP đạt lần lượt là 144 tỷ USD, 104 tỷ USD, 55 tỷ USD và 34 tỷ USD vào năm 2037.

Theo dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh, giai đoạn 2022 - 2037, quy mô GDP Việt Nam được báo tăng gấp 3,2 lần. Các quốc gia khác có mức tăng chậm hơn: Philippines tăng gấp 3,1 lần; Indonesia tăng gấp 2,8 lần; Thái Lan tăng gấp 2,63 lần; Malaysia tăng gấp 2,53 lần; Myanmar tăng gấp 2,36 lần; Singapore tăng gấp 2,06 lần và Brunei tăng gấp 1,9 lần trong giai đoạn 2022 – 2037.

GDP Thái Lan 2022 là báo nhiêu?

Năm 2022, quy mô GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 413,81 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong khi đó, quy mô GDP của Thái Lan được dự báo đạt khoảng 534,76 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN. Theo dự báo của IMF, quy mô GDP Thái Lan gấp 1,3 lần Việt Nam năm 2022.

GDP năm 2022 của Việt Nam là báo nhiêu?

Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ USD. Còn theo IMF, con số này nhỉnh hơn một chút là 413,81 tỷ USD. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5.

GDP Việt Nam 2023 đứng thứ mấy thế giới?

Qua đó, Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2023 xếp thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.

GDP Việt Nam 2023 là báo nhiêu?

Theo dự báo mới nhất của IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 469,62 tỷ USD. Xếp sau Indonesia [1.390 tỷ USD] và Thái Lan [580,69 tỷ USD] và vượt qua Malaysia [467,46 tỷ USD], Singapore [447,16 tỷ USD], Philippines [425,66 tỷ USD].

Chủ Đề